6. Kết cấu luận văn
2.4.1. Những kết quả đạt được
Từ kết quả phân tích thực trạng hoạt động quản trì rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh, cho thấy những kết quả như sau:
- Thứ nhất, quy trình quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo, an toàn và nhận được sự đánh giá tốt của đa số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh
- Thứ hai, Chi nhánh đã tích cực thực hiện các công tác đảm bảo an toàn tín dụng, thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được
chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ...
- Thứ ba, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo thực hiện theo quy định của nhà nước về Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, luôn bám sát để duy trì các chỉ số rủi ro ở ngưỡng cho phép của Ngân hàng nhà nước. Điển hình như Theo Nghị quyết số 42 của Ngân hàng nhà nước, định hướng đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ mất vốn xuống dưới 2%.
- Thứ tư, quy trình chấm điểm và xếp hạng KHCN được triển khai tốt: Chi nhánh đã thực hiện chấm điểm tất cả các khoản cấp tín dụng của KHCN đang vay tiền của chi nhánh. Kết quả xếp hạng của khách hàng cá nhân đã được áp dụng để hỗ trợ quyết định cấp tín dụng cũng như có những chỉ đạo bổ sung khi cần thiết nhằm kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.
- Thứ năm, số lượng và chất lượng KHCN được phát triển với định hướng chú trọng KHCN truyền thống: Tín dụng được tập trung cho các nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có hiệu quả cao, khách hàng bán lẻ là các hộ có nhu cầu kinh doanh và là khách hàng truyền thống của chi nhánh. Song song với việc phát triển KHCN với mục đích tiêu dùng dựa trên sự chú trọng các KHCN truyền thống, chi nhánh đã tăng cường khai thác nguồn KHCN vay sản xuất, từ nguồn cán bộ của Chi nhánh và đặc biệt là thông qua các KHDN truyền thống mà chi nhánh đã cộng tác lâu năm, có nhiều thông tin về tình hình hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ để qua đó phát triển KHCN vay tiêu dùng chính là cán bộ nhân viên của các KHDN truyền thống.
- Thứ sáu, các biện pháp ngăn chặn và giám sát rủi ro được Chi nhánh thực hiện đa dạng.
- Thứ bảy, công tác DPRR được trích lập đầy đủ theo quy định: Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ một cách độc lập đối với KHCN có quan hệ tại đơn vị, trích lập DPRR đối với khách hàng thuộc quản lý của chi nhánh, đề xuất sử dụng dự phòng để XLRR đối với các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điệu kiện sử dụng dự phòng để XLRR theo quy định của HDBank.