6. Kết cấu luận văn
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị kinh doanh luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị đó. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý thì sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, khoa học, năng động và mang lại hiệu quả hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý chồng chéo, thiếu logic sẽ gây ra nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Cơ cấu bộ máy quản lý của HDBank - CN Bắc Ninh được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa tiết kiệm được thời gian trong công tác điều hành hoạt động đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HDBank - CN Bắc Ninh được biểu diễn cụ thể trong sơ đồ dưới đây:
Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Các phòn g giao dịch Phòng Phòng quan quan hệ hệ KHDN KHCN Phòng quản lý rủi ro tín dụng Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng tiện tệ kho quỹ Phòng Phòng quản dịch trị tín vụ dụng khách hàng Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của HDBANK Chi nhánh Bắc Ninh
Giám đốc: Với vai trò chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, Giám đốc trực tiếp phụ trách khối quản trị rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán; trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu. Đồng thời giám đốc chính là chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng nâng lương, hội đồng thi đua khen thưởng của chi nhánh…
Phó Giám đốc 1: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: Phòng quan hệ KHCN, KHDN, các phòng giao dịch và tổ chức hành chính.
Phó Giám đốc 2: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm phòng quản trị tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ và phòng tài chính kế toán.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất…
Phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp: Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHDN, thực hiện công tác tín dụng bán buôn, công tác tài trợ dự án, nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.
Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân: Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHCN, thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác tín dụng bán lẻ.
Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Đề xuất những chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; phân loại nợ và trích lập rủi ro; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, KSNB; thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, theo quy trình của HDBANK và của chi
nhánh. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của HĐTD.
Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt; thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng quản trị tín dụng; thực hiện công tác thanh toán quốc tế.
Phòng Tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ và thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin; quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.
Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán. Theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng. Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán; xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính; tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.