Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Ch

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu đề tài

1.4.3.Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Ch

Chi nhánh Quảng Bình

Từnhững kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng trên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình có thểrút ra một sốbài học kinh nghiệm sau đây:

- Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.

- Thường xuyên nghiên cứu thịtrường, đápứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường. Việc mởrộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sửdụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.

- Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt đểkhuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo đểthu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.

- Tăng cương liên kết với các tổchức, các bên có liên quan như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, du lịch, điện tử... nhằm khuếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mởrộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụthanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở đểthu hút khách hàng mới và tăng uy tín, vịthếcủa Ngân hàng.

-Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệthống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc này làm giúp mởrộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụcủa Ngân hàng dễdàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp cho Ngân hàng kịp thời nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp đểlàm hài lòng khách hàng.

- Hoàn thiện và phát triển dịch vụchăm sóc khách hàng nhằm tạo sựthoải mái cho khách hàng khi sửdụng các sản phẩm, dịch vụcủa Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng.

Tóm lại, NHTM ra đời cùng với sựphát triển của nền sản xuất hàng hóa xã hội, lúc sơ khai chỉlà nghiệp vụgiữhộtiền. Thông qua việc cho vay, huy động vốn, nghiệp vụthanh toán hộ, ngân hàng thực sựxuất hiện. Ngày nay, cùng với sự

phát triển khoa học công nghệ, nghiệp vụkinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng, tiện ích, hiện đại hơn, đápứng nhu cầu phát triển sản xuất và cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, hoạt động truyền thống và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng vẫn là nghiệp vụhuy động và sửdụng vốn. Mỗi hình thức huy động vốn đều có những ưu điểm và hạn chếcủa nó, nên tùy điều kiện cụthể, người điều hành ngân hàng phải biết tính toán, tìm kiếm hình thức huy động hợp lý nhằm đápứng mục tiêu của mình là huy động tốt nhất, nguồn vốn an toàn nhất và với giá rẻnhất.

Như vậy, Chương 1 đãđềcập và nghiên cứu những vấn đềlý luận chung về nguồn vốn và công tác huy động vốn của NHTM. Những vấn đề đãđược lựa chọn phân tíchởtrên nhằm làm cơ sởlý luận cho những vấn đềthực tiễn trong hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình nêu trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

HIỆU QUẢCÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 43)