Khái niệm quản trị bánhàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm: Phần 1 (Trang 28 - 29)

Theo Patrick Forsyth (2002): “Quản trị bán hàng là chức năng hoặc là người (người quản lý bán hàng – theo tác giả) chịu trách nhiệm tạo ra và duy trì hoạt động bán hàng phù hợp thông qua việc quản lý và giám sát lực lượng bán hàng để từ đó đạt được yêu cầu về kết quả bán hàng".

Nguyễn Thừa Lộc và Trần Văn Bão (2016) cho rằng: "Quản trị bán hàng là hoạt động của người quản trị doanh nghiệp thông qua lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển hoạt động của lực lượng bán hàng nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng đề ra".

Nguyễn Thượng Thái (2007) nêu định nghĩa về quản trị bán hàng như sau: “Quản trị bán hàng là một trong các chức năng quản trị trong doanh nghiệp, quản trị là việc đạt được mục tiêu đặt ra thông qua những người khác, hay nói cách khác, nhà quản trị tổ chức, điều khiển những người dưới quyền làm việc để đạt được mục tiêu đặt ra của tổ chức"; và “Quản trị bán hàng là một quá trình liên tục theo chu trình khép kín, bắt đầu bằng chức năng hoạch định, tiếp theo là các chức năng còn lại như tổ chức, xây dựng đội ngũ, lãnh đạo và kiểm soát. Chức năng kiểm soát cho nhà quản trị biết các thông tin phản hồi của quá trình thực hiện các chức năng trước đó. Do vậy, nhà quản trị bán hàng cần phải quay trở lại chức năng hoạch định để có các điều chỉnh thích hợp".

Thomas N Ingram và cộng sự (2012) đã giới thiệu sơ đồ mô tả quá trình quản trị bán hàng trong doanh nghiệp, trong đó bắt đầu từ việc xác định các hoạt động chức năng của bộ phận bán hàng, các giai đoạn nối tiếp theo của quá trình quản trị gồm: hoạch định, triển khai thực hiện và kiểm tra sẽ được diễn ra.

Như vậy, nổi bật lên trong các phát biểu trên đây có thể thấy rõ các nội dung tương đối đồng nhất về hoạt động quản trị, về chức năng bán hàng trong doanh nghiệp. Cùng với khái niệm bán hàng được làm rõ tại mục 1.1.1 trên đây, trong bài giảng này, quản trị bán hàng có thể hiểu là: quá trình quản trị có đối tượng bị quản trị là hệ thống bán hàng của doanh

nghiệp và tập trung vào các nội dung cơ bản gồm: hoạch định bán hàng, tổ chức bán hàng và kiểm soát bán hàng.

27 Trong thực tế, rất khó tách bạch giữa quản trị hoạt động và quản trị con người trong bán hàng. Xuyên suốt quá trình này, quản trị bán hàng tập trung vào giải quyết các bài toán về quản trị hoạt động bán hàng và quản trị lực lượng bán hàng.

Các hoạt động bán hàng là tất cả những việc cần làm để thực hiện mục tiêu bán hàng. Quản trị hoạt động bán hàng nhằm đảm bảo các hoạt động này được xác định đúng, được triển khai tốt và đạt được hiệu quả mong muốn.

Quản trị lực lượng bán hàng là các biện pháp tác động đến những cá nhân tham gia vào quá trình bán hàng của doanh nghiệp để họ nỗ lực, nhiệt tình hoàn thành các nhiệm vụ bán hàng được giao.

Về bản chất, hoạt động quản trị bán hàng nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả của chức năng bán hàng đối với doanh nghiệp. Quản trị bán hàng phải tạo yếu tố đầu vào cơ bản cho việc hình thành những kế hoạch của doanh nghiệp, thực hiện việc hướng dẫn những hoạt động của lực lượng bán hàng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó phải phát triển được lực lượng bán hàng có năng lực cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm: Phần 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)