Các nguyên tắc và những điều chú ý khi tập luyện sức bền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 37)

4. Giả thiết khoa học

1.5.2. Các nguyên tắc và những điều chú ý khi tập luyện sức bền

Tập tố chất sức bền tương đối gian khổ và buồn chán. Bởi vì VĐV phải tiến hành tập luyêjn một cách đơn điệu lặp lại nhiều lần trong điều kiện thiếu dưỡng khí, trong một thời gian kéo dài. Do đó, trongt quá trình huấn luyện cần lưu ý chí, phẩm chất cao cho VĐV. Đồng thời cũng nên sử dụng nhiều phương pháp thay đỏi điều kiện tập luyện, thay đổi điều kiện nhằm thúc đẩy sự hưng phấn, loại bỏ cảm giác khó khăn, chán nản.

Khi tiến hành huấn luyện sức bền yếm khí nên lấy việc huấn luyện sức bền có oxy làm cơ sở. Nếu có một trình độ huấn luyện sức bền nhất định, không những thể tận dụng năng lượng của cơ thể mà còn làm cho năng lực hấp thụ, chuyển hóa và vận dụng oxy được nâng cao, có lợi cho việc tiêu trừ thật nhanh các chất axit và không axit, nhằm tác dụng kéo dài sự xuất hiện của mệt mỏi và quá trình hồi phục tăng nhanh.

Trong huấn luyện sức bền, tiêu hao năng lượng của VĐV đều rất lớn nên cần phải coi trọng sự hồi phục, nhằm thúc đẩy qua trình bài trừ mệt mỏi về thể lực và thần kinh của VĐV.

Quy luật của thời gian của quá trình hồi phục được thể hiện ở sự hồi phục về khả năng cơ năng với khối lượng vận động lớn nhất chậm. Sự hồi phục khả năng công năng yếm khí tương đối nhanh hơn sợi cơ chậm. Do đó, trong huấn luyện, cần phải sắp xếp thay đổi nội dung tập luyện, điều tiết lượng vận động phải toàn diện, tỉ mỉ (lượng vận động phải có giới hạn). Ngoài ra, sau khi tập luyện cần tiến hành hồi phục trạng thái tâm lý, hồi phục sinh lý, sinh hóa. Tiến hành hồi phục tích cực.

Khi tiến huấn luyện sức bền với khối lượng trên trung bình thì xuất hiện hiện tượng hao phí dưỡng khí và bồi dắp dưỡng khí. Lúc này, nếu VĐV thở bằng miệng thì sẽ xuất hiện sự giảm hô hấp, sự lên xuống của cơ hoành cách. Còn nếu thở bằng mũi thì tránh được hiện tượng này, cần hoàn thành động tác thở sâu, nhằm bảo đảm giới hạn cao nhất về nhu cầu oxy cho cơ thể. Do đó, trong huấn luyện tố chất sức bền, cần phải tăng cường cho VĐV năng lực dùng mũi thở sâu. [15]

Nhận xét: từ những kết quả phân tích và tổng hợp nêu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Hầu hết các quan điểm về phương pháp huấn luyện sức bền đều thống nhất cho rằng cơ sở khoa học của huấn luyện sức bền là nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể.

- Sức bền có vai trò lớn trong việc xác định thành tích thi đấu, khả năng chịu đựng lượng vận đọng, khả năng hồi phục của VĐV.

- Để phát triển được sức bền trong tập luyện TDTT thi VĐV phải khắc phục mệt mỏi.

- Trong thực tế một trận thi đấu bóng đá kéo dài từ 90 đến 120 phút, đòi hỏi VĐV phải di chuyển, tranh cướp, chạy nước rút... rất nhiều lần. Trong khi đó khoảng thời nghỉ giữa các lần hoạt động lại ít. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong thi đấu khi thực hiện kĩ – chiến thuật, thì sinh viên phải có khả năng duy trì tốc độ SBCM.

1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan.

Cho đến nay, để đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá đã có một số đề tài nghiên cứu như:

Nguyễn Lê Huy (2003) nghiên cứu xu hướng diễn biến yếu tố thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT I và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

Võ Văn Quyết (2008) nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Nguyễn Tuấn Anh (2009) nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Nguyễn Kim Mạnh (2019) nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.

Tóm lại, qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu khác nhau, bước đầu chúng tôi đã xã định được cách thực tiến hành công việc nghiên cứu lựa chọn bài bài tập phát triển SBCM cho đội tuyển bóng đá nam trường Đại học quốc gia Lào và dựa trên các kết quả nghiên cứu các nguồn tư liệu đó, chúng tôi đã xác định và lựa chọn các phương pháp, biện pháp cự thể để có thể nghiên cứu lựa chọn ứng dụng các bài tập phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu. Vấn đề này được trình bày cụ thể ở những phần sau của luận văn.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công nghiên cứu mang tính lý luận, GDTC. Phương pháp này giúp cho hệ thống hóa các kiến thức có liên quan tới lĩnh vực cho các VĐV thể thao nói chung và đối với các VĐV bóng đá nói riêng. Các tài liệu tham khảo chủ yếu được thu thập từ thư viện trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Thư viện Viên khoa học TDTT và các tài liệu khác.

Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác TDTT...

Trong qúa trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá các tồn tại, các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, những đề liên quan đến công tác huấn luyện sức bền chuyên môn và nhu cầu thực tiễn đối với quá trình nâng cao thành tích thể thao của nam VĐV lứa tuổi 17 - 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Trong qúa trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin từ giảng viên, huấn luyện viên, các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gian tiếp.

Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn giảng viên, chuyên gia, huấn luyện viên về thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Phỏng vấn gian tiếp: Sử dụng giấy hỏi để tham khảo ý kiến các giảng viên, huấn luyện viên, các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện để lựa chọn Test và bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Đề tài tiến hành phỏng vấn 32 người.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Trong quá trình nghiên cứu đề tài thông qua phương pháp quan sát sư phạm chúng tôi đã quan sát một cách trực tiếp các giờ dạy, huấn luyện của huấn luyện viên và nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào, để có thể rút ra những vấn đề quan tâm, ngoài ra còn quan sát so sánh những thay đổi, diễn biến của vận động viên, việc sử dụng phương tiện, phương pháp, biện pháp tập luyện. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các bài tập ứng dụng phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Nhằm đánh giá chất lượng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Đồng thời đánh giá năng lực của VĐV, thông qua công tác kiểm tra đánh giá thúc đẩy ý thức, tính tự giác tích cực, kích thích sự hứng thú tập luyện cho VĐV. Bên cạnh đó nhằm đánh giá, thu thập số liệu chuyên môn để xử lý kết quả nghiên cứu phục vụ cho đề tài, chúng tôi sử dụng 05 test sau:

Test 1. Chạy 05 lần x 30 m(s).

Mục đích: Nhằm đánh giá SBCM. Yêu cầu: Chạy với cường độ tối đa.

Nội dung: Khi thực hiện VĐV phải xuất phát cao từ vạch giới hạn băng qua đích, sau đó chạy nhẹ nhàng về (với thời gian qui định 25 giây) để thực hiện số lần còn lại.

Cách đánh giá: Tính tổng thời gian của 5 lần chạy.

30 m Xuất

phát Đích

Hình 2.1. Chạy 5 lần 30 m.

Test 2. Chạy 25m gấp khúc (s)

Mục đích: Kiểm tra SBCM, xoay xở nhanh, dừng đột ngột. Yêu cầu: Chạy tốc độ tối đa.

5 10 15 20 25 Hình 2.2. Chạy 25 m gấp khúc.

Nội dung: Khi thực hiện VĐV phải xuất phát cao, mỗi lần chạy lên phải cho chân chạm vạch kẻ ngang, chạy về cũng vậy. Nếu không chạm vạch kể như phạm quy và không được tính thành tích.

Cách đánh giá: Tính tổng thời gian của mỗi lần chạy.

Test 3.Chạy sút bóng vào cầu môn 10 quả liên tiếp (s).

Mục đích: Nhằm đánh giá sức bền và khả năng sút bóng.

Yêu cầu: Thực hiện tốc độ tối đa và sút bóng liên tục vào cầu môn.

Cách thực hiện: Đặt 10 quả bóng trên vạch 16m50, mỗi quả cách nhau 1m.

VĐV xuất phát ở vạch giới hạn cách vạch 16m50 là 7m, chạy sút bóng lần lượt hết 10 quả. Sau khi thực hiện xong mỗi quả thì quay chạy nhanh về vạch xuất phát để thực hiện các lần tiếp theo.

Cách đánh giá: Tính tổng thời gian chạy sút bóng liên tục hết 10 quả.

u v w x y z { | } ~

Test 4.Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn x 3 lần (s).

Nhằm đánh giá khả năng định hướng chuyên môn, đánh giá khả năng quan sát, năng lực phán đoán, phản ứng nhanh và thay đổi kịp thời hoạt động trong những tình huống thay đổi.

Cách tiến hành: Xuất phát theo hiệu lệnh dẫn bóng luồn qua các cọc cách đều nhau 5m, đi theo hình chữ chi, mỗi sinh viên thực hiện 3 lần, lấy thành tích lần cao nhất.

Test 5. Test Cooper(m):

Được thực hiện trên đường chạy Điền kinh, dùng còi làm hiệu lệnh dừng khi hết thời gian chạy 12 phút. Mỗi đội kiểm tra đựơc chia làm 2 nhóm, mỗi thành viên của nhóm này giúp đỡ xác định thành tích chạy của mỗi thành viên nhóm kia.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của bài tập phát triển sức bền chyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm và sử dụng phương pháp so sánh song song trên hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Chúng tôi sẽ chia ngẫu nhiên 24 nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 -Nhóm thực nghiệm: 11 VĐV.

- Nhóm đối chiếu: 11 VĐV.

Thời gian tiến hành thực nghiệm trong 6 tháng.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp Toán học thống kê được sử dụng nhằm phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài, thông qua các công thức toán học thống kê. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu trong “Phân tích dữ liệu khoa học” bằng chương trình Exel và SPSS 9.0.

Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong quá trình thống kê kết quả quan sát, kết quả phỏng vấn, chứng minh độ tin cậy và tính thông báo của các Test, đánh giá hiệu quả các bài tập trước và sau thực nghiệm sư phạm….

1. Giá trị trung bình (n < 30) n x X n i i    1 Trong đó: : Tổng cộng xi: các giá trị đơn vị. n: số quan sát. X: Số trung bình. 2. Phương sai: 2 x =   1 1 2     n x xi n i 3. Độ lệch chuẩn: 4. So sánh 2 số trung bình: 2 2 A B A B A B X X t n n     

Trong đó: xA : Số trung bình cộng của nhóm 1.

B

x : Số trung bình cộng của nhóm 2. 5. Nhịp độ tăng trưởng:

Trong đó: - W: Nhịp độ phát triển (%).

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu. - V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu. - 100 và 0.5: Các hằng số.

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 7.5, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 7.5, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

2.2. Tổ chức nghiên cứu:

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Chủ thể nghiên cứu của đề tài: Các bài tập nâng cao SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Khách thể phỏng vấn bao gồm: 32 chuyên gia, giảng viên, huấn luện viên môn bóng đá của Lào, trường ĐHSP TDTT Hà Nội, trường Đại học TDTT Bắc Ninh và một số địa phương khác.

- Khách thể thực nghiệm: Khách thể trực tiếp vào kiểm tra sư phạm và thực nghiệm sư phạm gồm 22 nam VĐV lứa tuổi 17-18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng chăn – Lào.

2.2.3. Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2021.

2.2.4 Địa điểm nghiên cứu:

- Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. - Trung tâm TDTT Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn của nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào. nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn - Lào.

3.1.1. Thực trạng kế hoạch công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào . nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào .

Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào, đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện Bóng đá, phân tích kế hoạch huấn luyện của đội tuyển bóng đá nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 Thủ đô Viêng Chăn – Lào, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, huấn luyện viên giảng dạy tại Trung tâm huấn luyện TDTT Viêng Chăn, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội về thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn đặc biệt là SBCM cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân bổ thời gian huấn luyện cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào

TT Nội dung huấn luyện Thời gian huấn luyện

Số giáo án Tỷ lệ (%)

1 Kỹ thuật 24 23.1%

2 Chiến thuật 30 28.8%

3 Thể lực chung và chuyên môn 26 25.0% 4 Thi đấu tập luyện 24 23.1%

Tổng 104 100%

Qua bảng 3.1 cho thấy, nội dung huấn luyện là tương đối đầy đủ phủ đều các nội dung huấn luyện cả kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và thi đấu, thời gian huấn luyện dành cho các nội dung được sắp xếp phân bổ tương đối đồng đều, thể hiện ở chỗ với tổng thời gian số giờ huấn luyện trong 1 năm là 104 giáo án (thời lượng mỗi giáo án là 135 phút) với các nội dung như: 23.1% dành cho huấn luyện kỹ thuật, 28.8% huấn luyện chiến thuật, 25.0% huấn luyện thể lực chung và chuyên môn và 23.1% thi đấu tập luyện.

Ngoài ra, trong mỗi giáo án, các huấn luyện viên còn dùng một khoảng thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)