Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển SBCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 63 - 81)

4. Giả thiết khoa học

3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển SBCM

cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào .

3.2.2.1. Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao SBCM cho đối tượng nghiên cứu.

* Xây dựng tiến trình thực nghiệm

Từ những kết quả nghiên cứu ở phần trước của đề tài, chúng tôi xây dựng tiến trình thực nghiệm để ứng dụng các bài tập nhằm phát triển SBCM cho nam

VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào (tiến trình thực nghiệm được trình bày cụ thể ở phần phụ lục của đề tài).

* Tổ chức thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm: 4 tháng từ tháng 9/2020 đến tháng 01/2021 Địa điểm: Trung tâm TDTT thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Đối tượng: 22 nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên:

Nhóm A là nhóm đối chứng: gồm 11 nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào.

Nhóm B là nhóm thực nghiệm: gồm 11 nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào.

Nội dung thực nghiệm là các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào nhóm thực nghiệm tập luyện theo các bài tập mà đề tài đã lựa chọn.

Nội dung chi tiết đã được chúng tôi trình bày tại phần phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến trình thực nghiệm được trình bày tại phần Phụ lục 3.

3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào .

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ban đầu để so sánh giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra SBCM trước thực nghiệm của đối tượng nghiên cứu TT Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm t p x  x  1 Chạy gấp khúc 25m x 3 lần (s) 37.04 1.42 37.06 1.40 1.525 >0.05 2 Chạy 30m XPC x 5 lần (s) 23.42 0.40 23.40 0.42 1.316 >0.05 3 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu

môn x 3 lần (s) 9.37 0.24 9.35 0.26 1.421 >0.05 4 Chạy sút cầu môn 10 quả liên

tục (s) 45.28 1.78 45.30 1.76 1.514 >0.05 5 Test Cooper (m) 2781 24 2782 26 1.618 >0.05

Kết quả kiểm tra ban đầu của các test đánh giá đều thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất p>0.05. Điều này cho thấy thành tích của 2 nhóm không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, trước thực nghiệm SBTĐ của 2 nhóm 2 đối tượng là tương đương nhau.

Sau 4 tháng tập luyện chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên cả 2 nhóm bằng các test đánh giá đã lựa chọn, nhằm xác định được trình độ SBCM của 2 nhóm sau thời gian thực nghiệm và để xem xét đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn trong quá trình thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra SBCM sau thực nghiệm của đối tượng nghiên cứu

T T Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm t p x  x  1 Chạy gấp khúc 25m x 3 lần (s) 36.86 1.28 35.36 1.42 2.868 <0.05 2 Chạy 30m XPC x 5 lần (s) 23.25 0.38 22.58 0.32 2.815 <0.05 3 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu

môn x 3 lần (s) 27.84 0.48 27.18 0.40 3.523 <0.05 4 Chạy sút cầu môn 10 quả liên

tục (s) 44.86 1.70 42.50 1.56 3.105 <0.05 5 Test Cooper (m) 2785 18 2866 16 3.426 <0.05 Từ kết quả thu được tại bảng 3.13 cho thấy, thành tích cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có sự gia tăng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự gia tăng mạnh hơn. Điều này đã dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các test với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Qua đó có thể thấy rằng hệ thống bài tập mà đề tài ứng dụng cho nhóm thực nghiệm đã tỏ rõ tính hiệu quả.

Để khẳng định rõ hơn hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá nhịp độ tăng trưởng W% (Brondy) của 2 nhóm sau quá trình thực nghiệm. Kết quả trình bày ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.14. So sánh kết quả kiểm tra đánh giá SBCM của đối tượng nghiên cứu TT Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm TTN STN t W % TTN STN t W % x  x  x  x  1 Chạy gấp khúc 25m x 3 lần (s) 37.04 1.42 36.86 1.28 1.572 0.49 37.06 1.40 35.36 1.42 4.653 4.59 2 Chạy 30m XPC x 5 lần (s). 23.42 0.40 23.25 0.38 1.332 0.73 23.40 0.42 22,58 0.32 3.376 3.51 3 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn x 3 lần (s) 28.11 0.24 27.84 0.48 1.415 0.96 28.05 0.26 27.18 0.40 3.438 6.10

4 Chạy sút cầu môn 10 quả

liên tục (s). 45.28 1.78 44.86 1.70 1.254 0.93 45.30 1.76 42.50 1.56 2.826 6.16 5 Test Cooper (m) 2781.0 24.0 2785.0 18.0 1.361 0.13 2782.0 26.0 2866.0 16.0 3.128 2.99

Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng SBCM của nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào sau thực nghiệm

Từ kết quả bảng 3.12.đến bảng 3.14 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Sau 4 tháng tập luyện thành tích ở các Test đánh giá SBCM của cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng ở cả 5 test đánh giá, tuy nhiên sự tăng trưởng ở các test đánh giá SBCM của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Qua đó có thể đánh giá các bài tập mà chúng tôi lựa chọn áp dụng cho nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Để khẳng định rõ hiệu quả hệ thống các bài tập chuyên môn đã lựa chọn ứng dụng trong huấn luyện nhằm phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu, sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành so sánh kết quả xếp loại tổng hợp SBCM giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp SBCM của 2 nhóm sau thực nghiệm

Xếp loại

Nhóm đối tượng nghiên cứu

Tổng Nhóm thực nghiệm (n = 11) Nhóm đối chứng (n = 11) Tốt 5 1 6 -8 -6 -4 -2 0 2 4

Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5

So sánh nhịp tăng trưởng SBCM của nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào

(3.0) (3.0) Khá 5 (4.5) 4 (4.5) 9 Trung bình 1 (3.5) 6 (3.5) 7 Tổng 11 11 22 So sánh 2 tính = 12.701 > 2 0.05 = 5.991 với P < 0.05

Từ kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy, khi so sánh kết quả kiểm tra đánh giá SBCM của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt với χ 2

tinh = 12.701 > χ 2

bảng = 5.991 với p < 0.05. Điều đó một lần nữa lại khẳng định rõ hiệu quả của bài tập đã lựa chọn và ứng dụng trong quá trình huấn luyện để phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào. Từ đó chúng tôi có thể khẳng định rằng những bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng trong huấn luyện đã có tác dụng phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết.

* Nhận xét:

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 19 bài tập chuyên môn được các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên của Việt Nam và Lào đánh giá từ 70% mức độ quan trọng trở lên để ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy, huấn luyện nhằm phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu.

- Trước thực nghiệm SBCM của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất thống kê với ttính < tbảng, p > 0.05.

- Sau quá trình thực nghiệm, các bài tập mà đề tài lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu. Sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các test kiểm tra, đánh giá với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0.05.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép đi đến những kết luận sau:

1. Nội dung, chương trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào được sắp xếp phân bổ tương đối đồng đều. Các HLV sử dụng bài tập nhằm huấn luyện SBCM cho đối tượng nghiên cứu còn chưa phong phú, đa dạng. SBCM của nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào còn yếu, kém chưa đáp ứng được yêu cầu của bóng đá hiện đại.

2. Đề tài đã lựa chọn được 19 bài tập nhằm phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào. Sau quá trình thực nghiệm SBCM của đối tượng nghiên cứu đã được nâng lên rõ rệt, qua đó khẳng định rằng các bài tập mà đề tài lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao, có tính ưu việt hơn hẳn các bài tập cũ mà các HLV sở tại đang sử dụng. Sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các test kiểm tra, đánh giá với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0.05.

Kiến nghị

Từ những kết luận nêu trên, chúng tôi có những kiến nghị sau:

1. Hệ thống bài tập mà đề tài đã xác định được tính hiệu quả cần sớm được ứng dụng vào công tác giảng dạy, huấn luyện SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào và các lứa tuổi khác.

2. Cần có những nghiên cứu bổ sung mang tính toàn diện và sâu hơn (về các yếu tố khác như: kỹ thuật động tác, tố chất thể lực khác, yếu tố tâm lý…) trên đối tượng nghiên cứu để có nhứng kết luận khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn An, Hoài Sơn (1978), Tìm hiểu Bóng đá thế giới, NXB TDTT Hà Nội. 2. Phạm Đình Bẩm (1999), Giáo trình quản lý TDTT, NXB TDTT, Hà Nội

3. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT thành phố Hồ Chí Minh.

4. Dương Nghiệp Chí (2001), “Một số vấn đề về đào tạo Sinh viên”, Thông tin khoa học TDTT.

5. Trần Đức Dũng (2007), Giáo trình Bóng đá, NXB TDTT.

6. Vũ Cao Đàn (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục. 7. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXB giáo dục.

8. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Sở TDTT TP Hồ Chí Minh.

9. Lưu Quang Hiệp (1994), Tập bài giảng sinh lý học TDTT, tài liệu dành cho các học viên cao học TDTT Hà Nội.

10.Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội.

11.Liên đoàn bóng đá châu Á (1999), Đào tạo huấn luyện viên bóng đá trình độ C, B, A, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Nguyễn Huy Bích.

12.Lê Văn Lẫm, Đo lường thể thao, Tài liệu giảng dạy dành cho các khoá bồi dưỡng sau đại học.

13.Nguyễn Đức Nhâm (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng, tố chất thể lực của các VĐV bóng đá nam tuyển trẻ quốc gia Việt Nam.

14.Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT Hà Nội.

15.Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), " Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của

16.Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh lý và huấn

luyện TDTT, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

17.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội.

18.Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận và phương pháp GDTC trong

trường học, NXB TDTT, Hà Nội.

19.Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Đặng Quốc Bảo (1996), Dạy học giải quyết vấn đề

một phương pháp đổi mới trong giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Nxb giáo dục Hà

Nội.

20.Lê Văn Xem (1999), Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phương pháp

nghiên cứu, Thông tin khoa học TDTT.

21.Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm

lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

22.Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

23.Tân Vũ, Lý Phương Lâu (1964), Nâng cao thể lực trong bóng đá, NXB Y học và TDTT Hà Nội.

24.Viện Khoa học giáo dục (1995), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp

dạy học thế giới, Hà Nội.

25.Davuoroski (1978), Các tố chất thể lực VĐV, Dịch: Bùi Từ Liêm, Phạm Xuân Tâm, TNXB TDTT.

26.Hebbeline. M (1992), Nhận biết sự phát triển các tài năng trong thể thao, Thông tin khoa học TDTT.

27.Harre. D (1996) Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, NXB TDTT, Hà Nội.

28.Kirlop. A.A (1998), Huấn luyện tốc độ chạy cho cầu thủ trẻ, Thông tin khoa học TDTT.

29.Menxicop. V.V, Volcop N.I (1997), Sinh hóa TDTT, Dịch: LêQuý Phượng, Vũ Chung Thủy, NXB TDTT Hà Nội.

30.M.V. Levin (1964), Sổ tay HLV TDTT, Dịch: Nguyễn Trình, NXB TDTT Hà Nội.

31.Ma Tuyết Điền (2001), Bóng đá kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện, NXB TDTT.

32.M.C. Kodulop (1962), Những vấn đề lý luận chung về các môn bóng, Dịch: Đức Kim, NXB TDTT Hà Nội.

33.Medici (1985), Phương pháp giáo dục mới, NXB giáo dục Hà Nội.

34.P. Ditơhare, Đào tạo VĐV Bóng đá, quá trình nhiều năm liên tục, NXB TDTT Lepxic Đức.

35.Richard Alagich (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội. 36.V.X. Ivanôp, Những cơ sở toán học thống kê, NXB TDTT Hà Nội - 1996 - Dịch:

Phụ lục 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: ... Đơn vị: ... Trình độ chuyên môn: ... Chức vụ: ... Nhằm lựa chọn và ứng dụng hệ thống test và bài tập nâng cao SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào, mong đồng chí nghiên cứu kỹ câu hỏi dưới đây.

Cách trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập nâng cao SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi 1: Theo đồng chí, những test nào đánh giá được chính xác nhất sự phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào? TT Test Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Chạy gấp khúc 25m x 5 lần (s) 2 Chạy tốc độ 5 lần x 30m (s) 3 Dẫn bóng tốc độ 30m x 5lần

4 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn x 3 lần (s)

5 Chạy sút cầu môn 10 quả liên tục (s) 6 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 5 quả

liên tục.

7 Test Cooper(m)

8 Chạy tốc độ 10 lần x 20m (s).

9 Chạy tốc độ cao cự li 20m, 40m, 60m 10 Di chuyển đánh đầu 2 bên liên tục 2

phút

Câu hỏi 2: Theo đồng chi, các nhóm bài tập được sử dụng để nâng cao SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào.

Các nhóm bài tập Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 63 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)