Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao SBCM cho đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 59 - 63)

4. Giả thiết khoa học

3.2.1. Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao SBCM cho đối tượng nghiên cứu.

Việc huấn luyện SBCM cho VĐV bóng đá nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản (tri thức, kỹ thuật, sức nhanh, sức mạnh). Bên cạnh việc tập luyện để hoàn thiện kỹ - chiến thuật và thể lực, các VĐV trong đội tuyển còn được rèn luyện thể lực ở các môn thể thao khác như điền kinh, bóng rổ, bóng ném, bơi lội… là những môn có ảnh hưởng rất tốt đến việc huấn luyện SBCM trong bóng đá. Do vậy, để lựa chọn các bài tập phát triển SBCM cần căn cứ vào:

- Căn cứ vào các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại: Do khoa học TDTT ngày càng phát triển nên các nguyên tắc và phương pháp cũng luôn phát triển để hợp lý, khoa học hơn. Đặc biệt trong việc huấn luyện SBCM cần chú trọng lựa chọn các bài tập phù hợp với các nguyên tắc hợp lý, nguyên tắc tăng dần, nguyên tắc hồi phục đúng mức, nguyên tắc cá biệt hoá…

- Căn cứ vào xu hướng huấn luyện SBCM hiện nay ở trong và ngoài nước, đó là xu hướng sử dụng đa dạng các bài tập có dụng cụ và không có dụng cụ, chú trọng điều chỉnh lượng vận động nhất là cường độ và thời gian vận động hợp lý.

- Căn cứ vào thực trạng trình độ tập luyện và sân bãi, dụng cụ để xây dựng bài tập đảm bảo tính khả thi và vừa sức.

Từ các vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình huấn luyện VĐV bóng đá và thực tế công tác giảng dạy, huấn luyện, tôi thấy để lựa chọn được bài tập phát triển SBCM cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có tiêu chí đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy và huấn luyện môn bóng đá tại trung tâm TDTT Thủ đô Viêng Chăn – Lào.

- Các bài tập lựa chọn đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận chính của cơ thể tham gia vào hoạt động SBCM trong tập luyện và thi đấu môn bóng đá.

- Việc lựa chọn các bài tập phảm đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát công tác huấn luyện môn bóng đá tại các Trung tâm thể thao mạnh, các trường Đại học có đào tạo sinh viên chuyên sâu bóng đá của Việt Nam và Lào, chúng tôi đã lựa chọn được 31 bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện nhằm phát triển SBCM cho nam VĐV lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá Thủ đô Viêng Chăn – Lào. Hệ thống các bài tập bao gồm:

* Nhóm bài tập không bóng:

- Bài tập 1: Chạy tốc độ bứt lên đầu hàng. - Bài tập 2: Chạy 6x35m nhanh, 35m chậm. - Bài tập 3: Chạy cự ly trung bình 1500m.

- Bài tập 4: Chạy 20 lần (150m nhanh, 50m đi bộ). - Bài tập 5: Chạy con thoi 5 lần 30m.

- Bài tập 6: Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh.

- Bài tập 8: Chạy biến tốc 100m nhanh, 100m chậm. - Bài tập 9: Chạy tùy sức 12 phút.

- Bài tập 10: Chạy 3000m.

* Nhóm bài tập có bóng:

- Bài tập 11: Dẫn bóng tốc độ 5 lần 30m.

- Bài tập 12: Dẫn bóng 6x20m nhanh, 20m chậm.

- Bài tập 13: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 5 quả liên tục. - Bài tập 14: Di chuyển đánh đầu 2 bên liên tục 2 phút. - Bài tập 15: Dẫn bóng theo hiệu lệnh (phút).

- Bài tập 16: Chuyền bóng liên tục 2 phút.

- Bài tập 17: Trang cướp bóng sút cầu môn x 10 lần. - Bài tập 18: Sút bóng liên tục theo vị trí.

- Bài tập 19: Dẫn bóng bật tường sút cầu môn 5 quả liên tục. - Bài tập 20: Dẫn bóng tốc độ dọc biên tạt vào trung lộ.

- Bài tập 21: Dẫn bóng động tác giả qua người sút cầu môn 5 quả liên tục. - Bài tập 22: Tâng bóng vòng tròn.

* Nhóm bài tập thi đấu:

- Bài tập 23: Thi đấu chuyền bóng ghi bàn bằng đầu. - Bài tập 24: Thi đấu cầu môn nhỏ.

- Bài tập 25: Thi đấu cầu môn với điều kiện. - Bài tập 26: Thi đấu đá trống.

- Bài tập 27: Trò chơi ôm bóng chạy. - Bài tập 28: Trò chơi truy đuổi cự li ngắn. - Bài tập 29: Chuyền bóng phản hồi.

- Bài tập 30: Chạy 20m với quãng nghỉ thu ngắn dần. - Bài tập 31: Chạy đi và về cự li 25m 1 phút.

Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn hệ thống các bài tập ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 32 huấn luyện viên, chuyên gia, các giáo viên hiện đang

công tác giảng dạy - huấn luyện môn bóng đá tại Việt Nam và Lào. Nội dung phỏng vấn là lựa chọn các bài tập và sắp xếp các bài tập vào các học phần ở 3 mức: Ưu tiên 1: (bài tập quan trọng), Ưu tiên 2: (bài tập bình thường); Ưu tiên 3: (bài tập không quan trọng). Kết quả thu được được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu (n=32)

Bài tập

Kết quả phỏng vấn theo mức độ quan trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % - Bài tập 1 25 87.13 4 12.5 3 9.37 - Bài tập 2 15 46.87 10 31.25 7 21.88 - Bài tập 3 27 84.38 3 9.37 2 6.25 - Bài tập 4 23 71.78 6 18,.75 3 9.37 - Bài tập 5 14 43.75 12 37.5 6 18.75 - Bài tập 6 16 50.0 13 40.64 3 9.37 - Bài tập 7 26 81.25 4 12.5 2 6.25 - Bài tập 8 23 71.87 5 15.62 4 12.5 - Bài tập 9 24 75 5 15.62 3 9.37 - Bài tập 10 25 87.13 4 12.5 3 9.37 - Bài tập 11 23 71.78 4 12.5 5 15.62 - Bài tập 12 13 40.62 12 37.5 7 21.88 - Bài tập 13 23 71.87 5 15.62 4 12.5 - Bài tập 14 27 84.38 3 9.37 2 6.25 - Bài tập 15 14 43.75 12 37.5 6 18.75 - Bài tập 16 19 59.37 3 9.37 10 31.25 - Bài tập 27 27 84.38 3 9.37 2 6.25 - Bài tập 18 24 75 5 15.62 3 9.37 - Bài tập 19 25 87,13 4 12.5 3 9.37

- Bài tập 20 26 81,25 4 12.5 2 6.25 - Bài tập 21 23 71.87 5 15.62 4 12.5 - Bài tập 22 12 37.5 13 40.62 7 21.88 - Bài tập 23 23 71.87 7 21.88 2 6.25 - Bài tập 24 25 87.13 4 12.5 3 9.37 - Bài tập 25 27 84.38 3 9.37 2 6.25 - Bài tập 26 24 75.0 5 15.62 3 9.37 - Bài tập 27 25 87.13 4 12.5 3 9.37 - Bài tập 28 14 43.75 12 37.5 6 18.75 - Bài tập 29 19 59.37 3 9.37 10 31.25 - Bài tập 30 16 50 13 40.64 3 9.37 - Bài tập 31 12 37.5 13 40,62 7 21,88

Từ kết quả phỏng vấn thu được qua bảng 3.11 cho thấy: Hầu hết các nhóm bài tập mà đề tài đưa ra phỏng vấn đều được giảng viên, huấn luyện viên đánh giá từ 70% mức độ quan trọng trở lên. Trong các bài tập được các giảng viên, huấn luyện viên lựa chọn ít có các bài tập thể lực riêng lẻ. Điều này phần nào cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay các địa phương chưa có các dụng cụ liên hoàn để bổ trợ nhằm phát triển, nâng cao SBCM cho đối tượng nghiên cứu.

Như vậy, qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, chúng tôi đã lựa chọn được 19 bài tập chuyên môn được chia thành 3 nhóm ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện nhằm phát triển SBCM cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung, yêu cầu cụ thể của các bài tập được trình bày ở phụ lục 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển SBCM cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 đội tuyển bóng đá thủ đô viêng chăn lào (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)