Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư sản xuất chế biến và gia công hạt điều (Trang 85 - 89)

Hình 2.16 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TQT Tổng giám đốc Xưởng chế biến và văn phòng công đoàn Trưởng phòng sản xuất Trưởng phòng Marketing Trưởng phòng tài chính Trưởng phòng kinh doanh Phó giám đốc

2.4.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong công ty

Tổng Giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.

Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc.

Trưởng phòng sản xuất: có chức năng điều hành và quản lý hoạt động của xưởng, quản lý chất lượng, số lượng nguyên liệu và thành phẩm, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng theo yêu cầu.

Trưởng phòng marketing: là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giữa sản phẩm và khách hàng. Thúc đẩy hoạt động bán hàng của công ty.

+ Nghiên cứu dự báo thị trường

+ Tổ chức triển khai chương trình sản phẩm mới + Phát triển sản phẩm mới

+ Giới thiệu sản phẩm, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm

Trưởng phòng tài chính: quản lý tài chính, nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

+ Kiểm soát doanh thu và thu tiền mặt của các điểm bán + Theo dõi công nợ nội bộ, công nợ khách hàng

+ Giám sát thu tiền khách hàng đúng hạn. + Theo dõi và tổng hợp chi tiết bán hàng.

+ Theo dõi chi trả chế độ, chiết khấu cho khách hàng

+ Thực hiện việc kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra chính xác và đúng thời hạn. + Theo dõi báo cáo tình hình chi trả chiết khấu cho khách hàng hàng ngày

Trưởng phòng kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao

+ Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh, lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh.

+ Tổng hợp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra tiến độ thực hiện hoạt động sản xuất

+ Quản lý, thống kê theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện các hợp đồng kinh tế liên quan đến sản xuất kinh doanh

Các quản đốc phân xưởng:

+ Chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu qủa nhất.

+ Thúc đẩy, nhắc nhở nhân viên làm việc có hiệu quả

+ Thực hiện tốt các nội quy của nhà máy, của công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp.

+ Báo cáo mọi hoạt động của xưởng từ sản phẩm đến công nhân cho cấp trên. + Đề xuất khen thưởng nhân viên ưu tú.

+ Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp kỹ thuật nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.

+ Thực hiện công đoạn theo sự phân công của cấp trên giao phó + Vệ sinh máy móc thường xuyên để bảo quản máy móc.

+ Trong khi sử dụng máy phải chấp hành các yêu cầu và quy định sử dụng máy móc của cấp trên.

+ Khi làm việc, phải đúng vị trí, công đoạn do tổ trưởng sắp xếp.

+ Thường xuyên theo dõi số lượng hàng, báo cáo cho Tổ trưởng để không bị gián đoạn.

+ Khi phát hiện ra các dạng lỗi phải báo ngay cho Tổ trưởng, Kỹ thuật giải quyết.

+ Tắt máy, tắt điện, vệ sinh máy khi nghỉ giữa ca và ra về để tiết kiệm nhiên liệu

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư sản xuất chế biến và gia công hạt điều (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)