29
pháp, dân chủ, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền cơ bản đã nêu trong Hiến chương ASEAN12
.
Phát biểu sau Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 10 nước Đối tác đối thoại tổ chức ở Thái Lan tháng 12/ 2009. Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố: “Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương và chúng tôi có những quan hệ lịch sử sâu sắc đối với Đông Nam Á, một trong những khu vực quan trọng và năng động nhất thế giới. Với tư cách là Tổng thống Mỹ đầu tiên có gắn bó cá nhân với khu vực, tôi tái khẳng định với các bạn bè ASEAN của tôi rằng, Mỹ cam kết tăng cường sự can dự của nó đối với Đông Nam Á cả với các đồng minh, các đối tác của chúng tôi cả với ASEAN với tư cách một thể chế. Và cuối cùng, tôi nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của tôi đối với mục tiêu tham vọng cuả ASEAN tạo ra một cộng đồng vào năm 2015, kể cả những sáng kiến táo bạo để đạt được hội nhập kinh tế, vốn sẽ đóng góp vào sự thịnh vượng lâu dài và bền vững trong khu vực này và trên khắp thế giới”13
.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ nhận thức được sự tăng trưởng kinh tế năng động của châu Á đang ngày càng gia tăng kết nối tới tương lai thịnh vượng của Mỹ và các trung tâm quyền lực đang nổi lên ở châu Á cũng đang giúp cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác nhằm thúc đẩy các lợi ích chung thông qua các đồng minh của Mỹ, làm sâu sắc hơn quan hệ với các cường quốc đang nổi lên và tăng cường vai trò của Mỹ thông qua tham trong cấu trúc đa phương của khu vực, bao gồm cả ASEAN, APEC, TPP, và Cấp cao Đông Á (EAS)14. Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, trong phát biểu của mình tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (Brunei, 7/2013), khẳng định rằng quan hệ giữa Mỹ và ASEAN là một trong những ưu tiên quan trọng cao nhất của Mỹ15.
12 US. White House, Joint Statement of the 4th ASEAN-U.S. Leaders’ Meeting, http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2012/11/20/joint-statement-4th-asean-us-leaders-meeting, 19 Nov 2012 press-office/2012/11/20/joint-statement-4th-asean-us-leaders-meeting, 19 Nov 2012
13
US. White House, Remarks by President Obama and Prime Minister Abhisit of Thailand After ASEAN-10 Meeting,http://www.whitehouse.gov/the-press-office/remarks-president-obama-and-prime-minister-vejjajiva- thailand-after-asean-10-meetin, 15 Nov 2009
14
US. White House, The National Security Strategy, Washington
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf, May 2010, tr.43.
15 US. White House, John Kerry, Remarks at the U.S.-ASEAN Ministerial Meeting,
30
* Mục tiêu
“Báo cáo chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” gửi lên chính quyền Obama chỉ ra một số thách thức mà Mỹ gặp phải khi hiện diện ở khu vực này:
- Thứ nhất, đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và gia tăng ảnh hưởng ở khu vực. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu năm 2008-2009, Trung Quốc đã vượt lên nhanh chóng, làm cán cân chuyển dịch mạnh từ Tây sang Đông, và thể hiện tham vọng sớm trở thành cường quốc thế giới. Trung Quốc không còn “giấu mình, chờ thời” mà triển khai chính sách “ngoại giao nước lớn”, ngày càng không muốn chịu sự ràng buộc và gò bó bởi trật tự khu vực và thế giới, đòi điều chỉnh khuôn khổ và luật chơi hiện tại, hoặc diễn giải luật chơi theo lợi ích của mình. Khu vực Đông Nam Á cũng là địa bàn mà Trung Quốc đang gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
- Thứ hai, nguy cơ Mỹ bị loại ra khỏi các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực. Trên thực tế, ASEAN đã thành lập và giữ vai trò chủ đạo trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của ASEAN đang đối mặt với nhiều thách thức do sự tác động của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, một số nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ cũng nêu ra các sáng kiến có lợi cho mình và giảm thiểu ảnh hưởng của các nước lớn khác, trong đó có Mỹ.
Chính vì thế, khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra mục tiêu là tăng cường quyền lãnh đạo khu vực và kiềm chế các nước lớn trong khu vực, vươn lên thách thức vị trí số một của Mỹ. Ngày 12/1/2010, trong bài phát biểu ở Honolulu, Hillary đã trình bày rõ ràng trọng điểm và nguyên tắc công việc của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trên thực tế những nguyên tắc và trọng điểm này là nội dung cơ bản của chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ16
, bao gồm cả những quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc của Mỹ đối với ASEAN.