http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/quanhevoicactochucquocte?categ oryId=100002827&articleId=10050403, tháng 9/2012
67
Theo sáng kiến của Mỹ, HNBT Hạ nguồn Mê công và những người bạn (FLM)52 lần 1 đã được tổ chức tại Bali, Indonesia tháng 7/2011. Để nâng cao hiệu quả hợp tác FLM, HNBT FLM lần 2 (Phnom Penh, tháng 7/2012) đã thống nhất cơ chế làm việc của FLM gồm 2 kênh: (a) Trao đổi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan viện trợ nhằm tránh trùng lắp và tăng tính bổ trợ lẫn nhau của các chương trình hỗ trợ khu vực Mê Công, vận động thêm sự tham gia của các đối tác phát triển; (b) Đối thoại chính sách ở cấp SOM và BTNG về các vấn đề an ninh phi truyền thống, mang tính xuyên quốc gia như môi trường, biến đổi khí hậu, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mê công - Mỹ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM-46) ngày 01/7/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định lại cam kết của Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước Mê công trong việc triển khai thành công Sáng kiến Hạ nguồn Mekong53. Hội nghị nhất trí tạo sự gắn kết hơn giữa hợp tác LMI với sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI); hỗ trợ các nước Mê Công hội nhập trong lĩnh vực Mỹ có thế mạnh như giáo dục đào tạo, năng lượng, công nghệ thông tin và y tế-sức khỏe; chú trọng vấn đề giới trong phát triển.
2.2 Đánh giá tác động
2.2.1 Khía cạnh tích cực và hạn chế 2.2.1.1 Tích cực 2.2.1.1 Tích cực
Việc ASEAN tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhìn chung, đã nhận được sự ủng hộ và phản ứng tích cực của Mỹ. Có thể giải thích sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng ASEAN là bởi Mỹ có những lợi ích rất lớn cả về chiến lược lẫn kinh tế ở Đông Nam Á, một ASEAN vững mạnh về chính trị, phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội là phù hợp với những lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính vì thế, trong Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN - Mỹ