TS Trương Duy Hòa (2012), như đã dẫn.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình trong sự tác động của biến đổi khí hậu (Trang 86)

87

truyền thống, hợp tác khoa học công nghệ, môi trường, và một số vấn đề kinh tế thương mại. Ngược lại, ASEAN cũng có chính sách mở đối với Mỹ trong một số khía cạnh, mong muốn Mỹ mở rộng hợp tác và hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn lực, song ASEAN chỉ nhận lại được từ Mỹ lại tỏ thái độ ghi nhận và chưa sẵn sàng vì Mỹ còn chưa tin tưởng vào năng lực hợp tác của ASEAN.

3.1.2 Phản ứng chính sách của ASEAN trong một số khía cạnh cụ thể khác

- ASEAN coi trọng vai trò của Mỹ và thúc đẩy mời Mỹ tham gia EAS và tích cực đóng góp vào tiến trình này trở thành Diễn đàn của các nhà Lãnh đạo bàn về các vấn đề chiến lược, và củng cố cấu trúc khu vực đang định hình.

Tại Cấp cao ASEAN 16 (Hà Nội, 08-9/4/2010), các Lãnh đạo ASEAN nhận thức rằng cấu trúc khu vực đang nổi lên không chỉ thuộc riêng một mình ASEAN, mà cần có sự tham gia của các cường quốc chủ chốt trong khu vực. Sự tham gia tích cực của các quốc gia chủ chốt này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc khu vực. Tuy nhiên, Mỹ (cùng với Nga) chưa có sự tham gia đầy đủ và tương xứng vào cấu trúc hợp tác khu vực.

Nhận thấy sự cần thiết có sự tham gia của Mỹ trong khu vực, tại Cấp cao ASEAN-16, các Lãnh đạo cũng khuyến khích hai cường quốc này tăng cường can dự vào cấu trúc hợp tác đang nổi lên ở khu vực, bao gồm khả năng tham gia EAS thông qua hình thức thích hợp. Sự tham gia của Mỹ phản ánh thực trạng đa cực tại khu vực CÁ-TBD và trên thế giới nơi không có bá quyền hoặc bị thống trị bởi bất kỳ quốc gia nào.Theo đó, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã xem xét hình thức và cách thức phù hợp đểMỹtham gia sâu hơn vào cấu trúc khu vực71

.

Tại Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 23 (Manila, 7-8/5/2010), Mỹ đánh giá cao việc ASEAN mong muốn Mỹ gắn kết sâu với khu vực và đóng vai trò mạnh mẽ hơn; khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác và cấu trúc khu vực. Mỹ cho rằng Mỹ cần tham gia vào cấu khu vực vì lợi ích chiến lược; tuy nhiên, cách

71 Thời điểm đó, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã bàn những mặt thuận và không thuận của 3 phương án mà Mỹ và Nga có thể tham gia trong cấu trúc khu vực, bao gồm: (i) EAS mở rộng (có sự tham gia của Mỹ và Nga); (ii) Nga có thể tham gia trong cấu trúc khu vực, bao gồm: (i) EAS mở rộng (có sự tham gia của Mỹ và Nga); (ii) EAS+2; và (iii) ASEAN+8

88

tiếp cận của Mỹ lúc đó chỉ mới là lắng nghe, tham khảo rộng rãi ý kiến các nước liên quan và ủng hộ các cơ chế hiện có. Mỹ nhấn mạnh một số nguyên tắc như: (i) ASEAN đóng vai trò trung tâm, nòng cốt; (ii) Mỹ, các nước Đông Bắc Á, Ấn Độ và Úc tham gia tích cực; (iii) một cơ chế toàn diện, đi sâu vào các nội dung hợp tác thực chất, hiệu quả, và đem lại kết quả cụ thể, góp phần giải quyết các vấn đề mà khu vực đối mặt, kể cả vấn đề các vấn đề an ninh và nhạy cảm như Biển Đông. Về EAS, Mỹ thể hiện quan tâm cao và muốn được tham gia cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Tại Cấp cao ASEAN-16, các Nhà Lãnh đạo đã chính thức công bố quan điểm/lập trường chung của ASEAN về cấu trúc khu vực, khẳng định: mọi đề xuất, sáng kiến mới cần bổ trợ và xây dựng dựa trên các cơ chế khu vực hiện có và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang nổi lên, trong đó ủng hộ quá trình xây dựng cộng đồng của ASEAN. Các Lãnh đạo ASEAN nhất trí thông qua một chiến lược đối với cấu trúc khu vực được triển khai theo 2 hướng72: (i) trước hết, tăng cường liên kết nội khối, thúc đẩy các nỗ lực bảo đảm xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN gắn kết chặt chẽ; đồng thời (ii) tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, gắn kết các đối tác này vào quá trình định hình cấu trúc hợp tác khu vực, trên cơ sở bảo đảm rằng ASEAN sẽ có một tiếng nói thống nhất và có vai trò trung tâm và là hạt nhân của cấu trúc khu vực đang nổi lên; ASEAN sẽ xây dựng chiến lược hợp tác với những đối tác quan trọng, phối hợp lập trường và cách tiếp cận chung về những vấn đề quốc tế.

Trên cơ sở đó, tại Cấp cao ASEAN lần thứ 17 (Hà Nội, 29-30/10/2010), các nhà Lãnh đạo đã quyết định chính thức mời Mỹ (cùng với Nga) tham gia EAS, tùy thời gian và sắp xếp cụ thể mà Lãnh đạo hai nước này có thể chính thức họp EAS trong năm sau (2011).

- ASEAN đang tích cực thúc đẩy nâng cấp quan hệ ASEAN-Mỹ từ Đối tác tăng cường lên Đối tác chiến lược

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình trong sự tác động của biến đổi khí hậu (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)