Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình trong sự tác động của biến đổi khí hậu (Trang 64 - 65)

49 ASEAN Secretariat, Plan of Action to Implement the ASEAN-United States Enhanced Partnership 2011-2015, như đã dẫn

2.1.3.6 Khoa học và Công nghệ

Nhằm tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động hợp tác khoa học công nghệ, ASEAN và Mỹ đã thỏa thuận sẽ ký kết một Hiệp định về Hợp tác Khoa học công nghệ. Việc ký Hiệp định này cũng được xác định là một trong các hoạt động của Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Tăng cường ASEAN-Mỹ giai đoạn 2006-2011.

Dự thảo Hiệp định do Singapore, nước điều phối quan hệ ASEAN-Mỹ lúc bấy giờ và Mỹ đồng chủ trì soạn thảo, được đưa ra bàn và thống nhất về nguyên tắc tại cuộc họp lần thứ 53 Ủy ban Hợp tác Khoa học công nghệ ASEAN (COST-53) tại Việt Nam tháng 4/2007. Hiệp định này điều chỉnh hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, môi trường, sức khỏe và không phương hại đến các hiệp định hợp tác song phương của mỗi nước với Mỹ. Hiệp định hợp tác khoa học công nghệ ASEAN-Mỹ nhằm khích lệ và hỗ trợ các dự án giữa Mỹ và các nước thành viên ASEAN trên bình diện khu vực.

Quá trình đàm phán Hiệp định giữa ASEAN và Mỹ từ năm 2007 đến nay vẫn chưa đạt được kết quả, chủ yếu do một số vướng mắc liên quan đến các điều khoản về thuế, nghĩa vụ tài chính, quyền sở hữu trí tuệ... Mặc dù còn gặp nhiều vấn đề trong đàm phán, song Hiệp định ASEAN – Mỹ về Hợp tác khoa học và công nghệ hứa hẹn

65

sẽ tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa hai bên trong lĩnh vực này. Quá trình đàm phán xây dựng Hiệp định đã kéo dài hơn 3 năm, hiện nay ASEAN đang nỗ lực sớm hoàn tất văn kiện này.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này, Mỹ đã tích cực thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu; trao đổi thông tin; hỗ trợ năng lực cho các cơ sở khoa học của ASEAN. Mỹ đã đề xuất “Chương trình thăm quan tình nguyện ASEAN-Mỹ về hệ thống sáng tạo công nghệ của Mỹ”. Phía Mỹ muốn tập trung hợp tác KHCN vào hai lĩnh vực là y tế và quản lý thiên tai. Các dự án đã và đang triển khai: Chương trình thí điểm học giả khoa học và công nghệ ASEAN-Mỹ; Giải thưởng Khoa học dành cho Phụ nữ; Học bổng Fulbright ASEAN; Chương trình chuyên gia Fulbright; Đối tác tăng cường tham gia nghiên cứu; Thúc đẩy Đổi mới ASEAN…

2.1.3.7 Y tế

Mỹ hỗ trợ ASEAN thực hiện Khuôn khổ chiến lược về phát triển y tế ASEAN giai đoạn 2010-2015 tập trung vào việc chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm, công nghệ; hợp tác phòng chống dịch bệnh, thúc đẩy nghiên cứu vắc-xin…

Mỹ đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về ứng phó dịch bệnh, và tiếp tục hỗ trợ dự án liên vùng “Ứng phó với dịch bệnh”; Tuyên bố triển khai Sáng kiến INSPIRE (tại Cấp cao ASEAN-Mỹ 11/2012) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nhà khoa học hai bên trong các lĩnh vực như kiểm soát và phòng chống dịch cúm gia cầm, phát triển các loại vắc- xin giá thấp, nghiên cứu phòng chống bệnh dịch…..; Mỹ cũng tổ chức nhiều hội thảo, các khóa huấn luyện cho các chuyên gia, quan chức y tế ASEAN nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình trong sự tác động của biến đổi khí hậu (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)