2. Yếu tố kinh tế xã hộ
4.2.1. Tình hình thu hút đầu tư tại tỉnh Quảng Nam
4.2.1.1. Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Quảng Nam
a. Quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư cụm công nghiệp của tỉnh Quảng Nam
Vào các năm 2000, 2003, 2004 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành 03 văn bản để thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn vào các khu công nghiệp Quảng Nam. [4]
Ngày 17 tháng 4 năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định số 06/2012/QĐ-UBND, kèm với quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó, quy chế đã đưa ra các “ưu đãi khuyến khích đầu tư”. Về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước, bao gồm các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên nhiều lĩnh vực và từng lĩnh vực.
Ngoài ra, tỉnh còn có kinh phí riêng hỗ trợ về lao động, mức hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm chi phí đào tạo quy định tại Quyết đinh số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam “Quy định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tỉnh hỗ trợ về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa thực hiện theo Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 05/01/2009 của UBND tỉnh ban hành quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khuyến khích các NĐT trong cụm công nghiệp nghiên cứu đổi mới thiết bị, công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Bố trí một phần kinh phí sự nghiệp khoa học và kinh phí khuyến công để hỗ trợ trực tiếp cho các NĐT thực hiện các hoạt động này.
b. Các cơ chế chính sách thu hút đầu tư tại tỉnh Quảng Nam
* Công tác xúc tiến đầu tư:
Trong thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư dưới nhiều hình thức như: sử dụng cổng thông tin điện tử của tỉnh; sử dụng tập gấp, đặc san; thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, tạp chí; tự tổ chức hoặc tham gia các đợt xúc tiến, hội thảo của Trung ương và tỉnh thành khác; giới thiệu qua kênh trung gian; tham gia các hội chợ triển lãm; gặp gỡ trực tiếp đàm phán với các tập đoàn kinh tế lớn của các nước... [4]
* Các chính sách hỗ trợ quản lý:
Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” về thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư. Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Nam tiếp nhận yêu cầu, giải quyết các thủ tục cho NĐT trong thời hạn từ 1 - 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các loại hồ sơ, giấy tờ hợp lệ. [18]
* Các ưu đãi về mặt bằng:
NĐT được thuê đất đến 50 năm và khi có yêu cầu được gia hạn thêm 20 năm nữa để đầu tư sản xuất kinh doanh tại các Khu công nghiệp.
Được miễn tiền thuê đất thô trong suốt thời gian hoạt động của dự án đối với các doanh nghiệp trong nước, 20 năm đối với các doanh nghiệp nước ngoài. [18]
* Các ưu đãi về thuế và thu nhập doanh nghiệp:
Thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: ngoài các quy định về miễn, giảm thuế thu nhập phải nộp theo quy định của Chính phủ cho từng loại hình, ngành nghề, tiếp theo tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho miễn thêm 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp sản xuất; miễn thêm 1 năm và giảm 50% trong 1 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ. [18]
c. Chính sách phát triển quỹ đất thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam
* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Tỉnh Quảng Nam xác định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công tác đặc biệt quan trọng trong chuỗi các vấn đề để nhanh chóng phát triển quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Chính vì vậy, thời gian qua tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác này nhằm sớm hình thành tính pháp lý để xác định và xây dựng những quỹ đất tiềm năng; đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để giao đất, thu hồi đất, lập quy hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện công tác BT và HT TĐC để GPMB và bàn
giao cho NĐT phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tạo quỹ đất để thu hút đầu tư trên các lĩnh vực nói riêng.
Hiện tỉnh Quảng Nam đã lập phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015); xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tỷ lệ 1/100.000 và đang chờ chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu của việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 là: sử dụng đất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các ngành; gắn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển bền vững về mặt môi trường. Giúp quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong địa bàn. Cung cấp những thông tin, căn cứ quan trọng để thực hiện hoàn thành các chương trình phát triển, hệ thống dự án đầu tư trọng điểm.
Quy hoạch sử dụng đất cũng giúp nhìn nhận được những lợi thế so sánh, tiềm năng, nguồn lực của tỉnh nói chung và các huyện trong tỉnh nói riêng để định hướng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực, vùng đất tiềm năng.
* Nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Theo quy định của Luật đất đai, Nhà nước phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ BT, HT và TĐC để tạo mặt bằng sạch cho NĐT và NĐT sẽ nhận quyền sử dụng đất thông qua giao đất một lần có thu tiền hoặc thuê đất trả tiền một lần hay hằng năm. Do nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên tiến độ giải ngân để chi trả kinh phí BT, HT và TĐC chỉ được ưu tiên cho một số công trình trọng yếu với số tiền vừa phải, chủ yếu cho lĩnh vực xã hội như hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn, y tế, trường học... Đối với các dự án đầu tư thì nguồn vốn sẽ được khấu trừ vào tiền cho thuê đất hoặc tiền giao đất, do vậy khi NĐT đồng ý đầu tư thì ngoài việc ký quỹ đầu tư còn phải ứng trước kinh phí để địa phương thực hiện công tác GPMB.
Khuyến khích các hình thức liên doanh, hợp doanh, liên kết để đầu tư, thỏa thuận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, kinh doanh hạ tầng công nghiệp, đô thị mới theo các hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) để huy động vốn cho công tác BT, HT và TĐC nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB bàn giao cho NĐT. [5]
Index) của Quảng Nam
Biểu đồ 4.1. Điểm số, xếp hạng PCI của tỉnh Quảng Nam qua các năm (Nguồn:[27])
Theo biểu đồ, thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Nam qua các năm thuộc nhóm khá hoặc tốt, vị trí trên bảng xếp hạng cũng có sự thay đổi.
Chỉ số PCI 2010 của tỉnh Quảng Nam xếp vị trí 26/63 tỉnh thành với số điểm là 59,34 nằm ở nhóm “khá”. So với chỉ số PCI năm 2009 thì vị trí xếp hạng của Quảng Nam bị giảm một bậc.
Khi nhận thấy CPI năm 2009 và 2010 của tỉnh bị giảm hạng quá xa so với những năm trước (năm 2006 và 2008 xếp thứ 14/64, năm 2007 xếp thứ 13/64), tháng 7/2011 tỉnh đã tổ chức “Hội nghị phân tích chỉ số PCI Quảng Nam” để tìm ra vấn đề và xác định hướng cải thiện PCI Quảng Nam 2011 đồng thời lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trong việc cải thiện chỉ số PCI của các tỉnh, thành khác với mục đích là tìm cách nâng cao PCI để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất.
Hình 4.2. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2009 – 2010
(Nguồn: [27])
Theo phân tích, trong 9 chỉ số PCI để đánh giá năng lực canh tranh của một tỉnh thành, thì năm 2010, PCI Quảng Nam lại có đến 6 chỉ số quan trọng gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động, thiết chế pháp lý đều giảm và 3 chỉ số thành phần là: tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động tăng. Chỉ số PCI Quảng Nam liên tục giảm trong mấy năm qua nguyên nhân là do tồn tại một số vấn đề nhiêu khê trong thủ tục hành chính như xác nhận thủ tục đất đai về thu hút đầu tư ở các xã, phường, thôn, xóm. Tính minh bạch các văn bản pháp luật của Quảng Nam tương đối tốt so với bình quân cả nước, nhưng trong tiếp cận các tài liệu, văn bản, bản đồ quy hoạch đất đai của Quảng Nam rất thấp; khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai tại Quảng Nam là quy hoạch đất đai chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, thiếu quỹ đất sạch, giá đất theo quy định của Nhà nước cao, giá thuê mặt bằng kinh doanh cao, GPMB chậm... nên doanh nghiệp còn gặp khó khăn về nhiều mặt.
Để tăng chỉ số PCI trong năm 2011 và những năm tới thì hướng khắc phục đưa ra là cần phải xem xét lại tính minh bạch và tính hỗ trợ doanh nghiệp của địa phương; cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính để giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả; đề nghị các sở, ngành liên quan như Sở kế hoạch - đầu tư, sở Tài nguyên Môi trường, Văn phòng UBND tỉnh phải xem xét, rà soát lại các bước thủ tục còn nhiêu khê; đề nghị Sở Nội vụ đánh giá lại thủ tục cải cách hành chính tại các sở ban, ngành, thành phố, huyện trên toàn
tỉnh. UBND tỉnh Quảng Nam là đầu mối tháo gỡ khó khăn trong vướng mắc thu hút đầu tư. UBND tỉnh Quảng Nam và Tỉnh ủy sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm các giám đốc sở, ban, ngành và lãnh đạo các huyện, thành phố không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Quảng Nam.
Sau khi tìm ra nguyên nhân, đưa ra những biện pháp khắc phục và nỗ lực thực hiện thì chỉ số PCI năm 2011 của tỉnh đã cải thiện đáng kể: tăng 4,06 điểm (từ 59,34 lên 63,4), tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng (từ vị thứ 26 thành thứ 11) và vào lại nhóm tốt.
Hình 4.3. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010 – 2011
(Nguồn:[27])
Năm 2011, có 6/9 chỉ số thành phần PCI tăng điểm so với năm trước ở các lĩnh vực: gia nhập thị trường (+1,4 điểm), tiếp cận đất đai (+ 1,46 điểm), tính minh bạch (+ 0,29 điểm), chi phí thời gian (+0,56 điểm), chi phí không chính thức (+0,56 điểm), tính năng lao động (+0,59 điểm); 3 chỉ số thành phần bị giảm điểm là: dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý, trong đó dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm mạnh với 2,09 điểm.
Chỉ số PCI năm 2012 có điểm tổng hợp là 60,27 điểm và đứng thứ 15/63 trong bảng xếp hạng của 63 tỉnh thành trong cả nước.
Hình 4.4. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2011 - 2012
(Nguồn:[27])
So sánh giữa năm 2012 và năm 2011 cho thấy có một số chỉ số thành phần bị giảm điểm song có những chỉ số thành phần tăng điểm cao như dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và chi phí không chính thức, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận có những dấu hiệu tiến bộ tích cực. Với vị trí này, tuy có sự sụt giảm về thứ hạng so với năm 2011 nhưng Quảng Nam vẫn tiếp tục duy trì ở nhóm các địa phương có thứ hạng tốt.
Trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thì PCI năm 2012 của Quảng Nam đứng thứ 3/5 sau Bình Định và Đà Nẵng. Chỉ số PCI của Quảng Nam cũng nằm trong 3 tỉnh xếp hạng tốt trong 12 tỉnh của vùng Duyên hải miền Trung.
Biểu đồ 4.2. Kết quả xếp hạng chỉ số PCI năm 2012 vùng duyên hải miền Trung (Nguồn:[27])
4.2.1.3. Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây
Với những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư, Quảng Nam đã nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn của các NĐT. Từ một tỉnh thuần nông, Quảng Nam đã có hàng loạt dự án được triển khai, nhiều nhà máy được xây dựng; tạo nên một diện mạo mới, sức bật trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Tuy vậy, để lôi cuốn và “níu chân” các NĐT, Quảng Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường, đổi mới công tác thu hút đầu tư. [21]
Trong năm 2012, tỉnh đã thu hút 9 dự án đầu tư FDI mới với số vốn đầu tư gần 23 triệu USD, 4 dự án tăng vốn đầu tư hơn 22,5 triệu USD, nâng tổng số vốn thu hút mới trong năm hơn 45 triệu USD. Tỉnh cũng đã phê duyệt cho phép tiếp nhận 88 chương trình, dự án và phi dự án với tổng giá trị viện trợ đạt 226 tỷ đồng (tăng hơn 13% so với năm 2011). [29]
Ngày 1/4/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã thu hút nguồn vốn đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng. Trong đó có 16 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 2.300 tỷ đồng, gồm 05 dự án về du lịch và dịch vụ, còn lại là các dự án sản xuất. Đồng thời rà soát điều chỉnh 05 giấy chứng nhận đầu tư để chủ đầu tư có điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, tỉnh cũng đã cấp phép cho 110 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng; phê duyệt, tiếp nhận 17 chương trình, dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ với tổng giá trị viện trợ 11,5 tỷ đồng. [28]