Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất tại huyện Điện Bàn

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 55 - 63)

2 Đền bù cây trồng, vật nuôi (đơn giá tính trung bình cho 1 m) 1.309,40 5.000 65,

4.3.5. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất tại huyện Điện Bàn

GPMB là khâu quan trọng trong việc hình thành mặt bằng sạch để thu hút các dự án đầu tư; công tác GPMB quyết định đến tiến độ thi công các dự án, GPMB được thực hiện tốt thì tiến độ dự án mới nhanh. Tuy nhiên, GPMB là một công tác phức tạp vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều người sử dụng đất và cả lợi ích của Nhà nước. Thực tế cho thấy công tác GPMB nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước và sự hài lòng cũng như thái độ của đối tượng trong diện bị giải toả. Các phương án bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là bồi thường bằng tiền, bồi thường bằng đất ở hay bố trí các hộ dân vào khu TĐC. Với mong muốn an cư lạc nghiệp, người dân luôn có tâm lý được đền bù bằng nhà, đất hơn là đền bù bằng tiền vì có ổn định chỗ ở người dân mới có thể an tâm sản xuất, làm ăn. Do đó, trong công tác GPMB thì việc chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất TĐC để bố trí ổn định nơi ở cho các hộ dân bị giải tỏa là việc làm quan trọng và cần thiết.

4.3.5.1. Tình hình công tác giải phóng mặt bằng một số dự án a. Giải phóng mặt bằng các dự án du lịch

Qua tìm hiểu tình hình các dự án ven biển huyện Điện Bàn, đã thu được kết quả là đến cuối năm 2011 có 17 dự án du lịch được triển khai, theo tiến độ thực hiện các dự án được phân thành 3 nhóm như sau:

Bảng 4.16. Tình hình thực hiện các dự án ven biển huyện Điện Bàn và những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

Dự án du lịch Thực trạng hoàn thành GPMB Nhóm 1: đã hoàn thành và hoạt động (3 dự án)

1. Khu du lịch Kim Vinh Vướng BT, HT và TĐC 9 hộ 2. Khu du lịch Nam Hải Vướng BT, HT và TĐC 1 hộ 3. Sân gôn Indochina Land Hội An

Nhóm 2: đang triển khai (5 dự án)

1. Dự án của Công ty Liên doanh TNHH 2 Thành viên Sông Hàn – Laperla International Living (3,7 ha)

Vướng bố trí TĐC 20 hộ trong vệt cây xanh, xin giãn tiến độ đến năm 2013

2. Dự án Vina Capital (7,3 ha) liên doanh với Công ty Cổ phần Sài Thành

3. Dự án Beach Villas Resort của Công ty Indochina (11,3 ha)

Đã GPMB xong đất dự án, còn vướng 17 hộ dân vệt cây xanh chưa có đất để bố trí TĐC

4. Dự án CYAN Lũng Lô 5 (35 ha) Đã kiểm kê xong 5. Khu đô thị du lịch và nghỉ dưỡng của Công

ty Cổ phần bất động sản Bình Thiên An

Đang tổ chức triển khai lập phương án đền bù và thu hồi đất

Nhóm 3: chậm triển khai và đã thu hồi (9 dự án)

1. Dự án Hải Long 7,6 ha đã thu hồi tháng 5/2011 2. Dự án Quê Việt (5 ha) Xét thuê đất 50 năm trả tiền một

lần 3. Công ty Pegasus Fund (6,9 ha)

4. Thế kỷ 21 (10,3 ha) Thu hồi chuyển đất cho các dự án khác

5. Dự án Khu sân golf Sài Thành (32 ha) Có quyết định thu hồi và kêu gọi để chuyển giao cho dự án mới 6. Dự án khu bãi tắm Biển Rồng (300 ha) Đã thu hồi

7. Dự án Công ty Laperla Living (22,3 ha)

8. Dự án Mỹ Việt (10 ha) Đã thu hồi giao cho dự án CYAN Lũng Lô 5

9. Dự án Dinh Street (10 ha)

Đã thu hồi giao cho công ty Lũng Lô thực hiện việc đầu tư và TĐC cho các dự án

(Nguồn: [16])

Từ số liệu Bảng 4.16. ta thấy sự triển khai của các dự án du lịch ven biển đã được cấp phép tại huyện Điện Bàn kém hiệu quả; trong 17 dự án cấp phép chỉ có 3 dự án đã đi vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai và có đến 9 dự án chậm triển khai đã bị thu hồi, nguyên nhân chủ yếu là do vướng giải phóng mặt bằng hoặc đã có mặt bằng sạch nhưng chưa thi công.

Từ đó ta nhận thấy, hiện nay công tác tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư tại các dự án du lịch ven biển của huyện chưa được thực hiện tốt, kêu gọi NĐT rồi mới lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án TĐC.

Thông thường đối với trường hợp thu hồi đất để phục vụ các mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hay xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội thì người bị thu hồi đất thường chấp hành tốt quyết định BT, HT, TĐC hơn việc thu hồi đất để phát triển kinh tế. Vì đây là các dự án du lịch mà hầu hết các NĐT là tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài nên vấn đề thu hồi đất trở nên phức tạp hơn do người bị thu hồi đất có tư tưởng so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều, đã thế nếu các dự án hình thành và người dân đến nơi TĐC thì những công việc cũ họ vẫn làm để sinh nhai như trước đây không còn dễ dàng, với trình độ và kinh nghiệm của người dân vùng biển sẽ khó tìm được công việc trong các dự án du lịch, sự phát triển du lịch không phục vụ cho lợi ích của họ. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức BT, HT, tạo nên sự phức tạp khi thực hiện BT, HT, TĐC để giải phóng mặt bằng. Vì vậy, công tác thực hiện dự án gặp phải trở ngại ngay giai đoạn đầu, nếu NĐT không có những chính sách thỏa đáng và nguồn tài chính ổn định sẽ gặp phản đối của người dân trong quá trình lấy đất triển khai dự án.

b. Giải phóng mặt bằng tại các dự án khác

- Các dự án thuộc Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: có 35 dự án đã triển khai nhưng có một số dự án không đảm bảo kinh phí chi trả kịp thời cho công tác BT, HT và TĐC nên để dự án kéo dài nhiều năm; công tác quản lý đất không chặt chẽ để nhân dân xây dựng, cơi nới nhà trái phép như: lô 3, lô 4, lô 7, làng Đại học...

- Các cụm Công nghiệp trên địa bàn huyện có 15 dự án lớn nhỏ, hiện nay chủ dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, công tác GPMB đã được hoàn chỉnh.

- Giao thông có 08 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 05 dự án, còn vướng mắc 03 dự án đó là: Đường Trung tâm hành chính nối dài còn vướng đất TĐC, Đường ĐT 607 vướng đất TĐC tại khu vực xã Điện Ngọc, Đường ĐH9 đang triển khai thi công giai đoạn 1, giai đoạn 2 đang lập phương án đền bù.

- Các khu TĐC có 05 dự án, trong đó: 03 dự án tại xã Điện Dương đang thực hiện dở dang là khu TĐC thôn 1, khu dân cư Thống Nhất và khu Làng Chài. [16]

4.3.5.2. Tiến độ đầu tư xây dựng các khu tái định cư a. Khu dân cư Thôn 1 xã Điện Dương

* Quy mô dự án: 70,4 ha

* Tổng mức đầu tư: 480 tỷ đồng * Giai đoạn 1: (20 ha)

- Diện tích triển khai: 20 ha

- Tổng dự toán các hạng mục và GPMB - TĐC: 98 tỷ đồng - Khối lượng thực hiện: 31,2 tỷ đồng

Triển khai từ năm 2005 đến cuối năm 2012 được khoảng 12 ha/20 ha. Phần còn lại của dự án vướng giải phóng mặt bằng chưa giải quyết được.

Đất đã có hạ tầng: 6,36 ha (đất công cộng, dịch vụ: 0,936 ha, đất ở phân lô: 5,424 ha). Các hạng mục như: điện, đường, trường, trạm... cơ bản được xây dựng hoàn tất. Đã tiến hành phân lô và bố trí được 130 lô đất TĐC cho những hộ giải toả trắng ảnh hưởng trong các dự án. [13], [12]

* Giai đoạn 2: (11,04 ha) - Diện tích triển khai: 11,04 ha

- Tổng dự toán các hạng mục và GPMB - TĐC: 92 tỷ đồng - Khối lượng thực hiện: 37,342 tỷ đồng

Trong đó UBND huyện Điện Bàn tiếp nhận nguồn kinh phí của UBND tỉnh là 15 tỷ, đã chi cho đến nay là 13 tỷ số còn lại đang tiếp tục chi, so với quyết định phê duyệt đền bù còn thiếu 11,430 tỷ đồng.

Triển khai từ năm 2011 đến nay được khoảng 5 ha/11,04 ha. Đã tiến hành BT, GPMB được phần cây cối và mồ mả; riêng những hộ giải toả trắng, đặc biệt là những hộ dọc đường ĐT 603A thống nhất chủ trương về BT, GPMB và các hộ có đất sản xuất Nông nghiệp ở giai đoạn này đến nay đã có quyết định phê duyệt đền bù về đất đai cây cối hoa màu cho nhân dân.

Sau khi đền bù xong sẽ sang lấp mặt bằng đầu tư làm cơ sở hạ tầng để bố trí 166 lô của các dự án Du lịch Ven biển và Dự án trong khu TĐC tại chỗ.

Hiện nay, đất đã có hạ tầng 3 ha trong đó đất ở phân lô: 1,84 ha phân 104 lô, đủ để bố trí TĐC cho 20 m vệt cây xanh các dự án Beach Villa, Vinacapital, Nam Hair, Kim Vinh. Dự án đang tiếp tục triển khai và giải quyết vướng mắt GPMB phần còn lại.

* Giai đoạn 3: (18,15 ha) Diện tích triển khai: 18,15 ha

Hiện đang lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư. * Những khó khăn vướng mắc:

- Giải phóng mặt bằng còn tồn đọng 7 hộ, trong đó phía đường ven biển còn 03 hộ, phía sông Cổ Cò còn 4 hộ, đã đối thoại nhưng chưa đồng ý nhận tiền, yêu cầu bố trí thêm đất TĐC.

- Thiếu vốn thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành cho nhà thầu thi công. Đang trình UBND tỉnh xin vay vốn tồn ngân sách tỉnh 10 tỷ để thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành cho nhà thầu tiếp tục thi công. [13], [12]

b. Khu dân cư Làng Chài xã Điện Dương (25,08 ha)

* Quy mô dự án: 25,08 ha

* Tổng mức đầu tư: 210,105 tỷ đồng [13]

Dự án được thực hiện để bố trí TĐC cho những hộ nhân dân thực sự làm nghề biển, trước mắt TĐC 63 lô/63 hộ cho những hộ làm nghề biển tại chỗ trong khu vực. [12]

Triển khai từ năm 2009 đến nay: năm 2009 phê duyệt quy hoạch, năm 2010 phê duyệt dự án đầu tư, cuối năm 2010 phê duyệt lại quy hoạch, năm 2012 phê duyệt lại dự án. Đến nay dự án chưa triển khai do chờ lựa chọn phương thức đầu tư. [13]

c. Khu dân cư Thống Nhất xã Điện Dương (20,81 ha)

* Quy mô dự án: 20,81 ha

* Tổng mức đầu tư: 145,288 đồng

Dự kiến sẽ bố trí TĐC vào khu vực này là 320 lô, trong đó TĐC cho Làng chài không làm nghề biển 64 lô, cho các dự án CYAN và các dự án lân cận 194 lô và TĐC tại chỗ 62 lô. [12]

Trước đây do Ban Quản lý Giao thông Nông thôn Quảng Nam làm chủ đầu tư, hiện nay đã chuyển giao cho UBND huyện Điện Bàn.

Đã tiến hành thực hiện BT, GPMB xong về đất nông nghiệp và mồ mả. Riêng phần bồi thường về đất ở đã có quyết định phê duyệt từ năm 2006 nhưng vẫn chưa thể triển khai vì chưa có nguồn kinh phí đền bù và chưa có chủ đầu tư

xây dựng. Dự án chỉ mới triển khai xây dựng được một phần các hạng mục như san nền, cống thoát nước.

Triển khai từ năm 2009 đến nay: năm 2009 phê duyệt quy hoạch, năm 2010 phê duyệt dự án đầu tư, năm 2011 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch, năm 2012 phê duyệt điều chỉnh dự án và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Hiện nay đang kêu gọi NĐT và chọn phương thức đầu tư. [13]

d. Khu tái định cư các dự án tại các xã Điện Dương - Điện Ngọc

Dự kiến dự án sẽ bố trí TĐC 619 lô (trong đó có 110 lô ở vệt cây xanh) để TĐC cho các dự án của công ty Logi 3, dự án của công ty T.I.D.I, dự án của Công ty Laliving Sông Hàn, TĐC cho dự án bãi tắm Viêm Đông và TĐC tại chỗ. [12]

* Quy mô dự án: 61,41 ha

* Tổng mức đầu tư: 341,312 tỷ đồng

Triển khai từ năm 2009 đến nay: năm 2009 phê duyệt quy hoạch, năm 2010 phê duyệt dự án đầu tư, năm 2011 phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán giai đoạn 1 (20 ha). Đã tiến hành tổ chức họp nhân dân công bố chủ trương quy hoạch dự án. Hiện nay đang kêu gọi NĐT và chọn phương thức đầu tư.

Trước mắt sẽ TĐC cho dự án Bãi tắm Viêm Đông và dự án Công ty Sông Hàn tại xã Điện Ngọc, UBND huyện đang xúc tiến triển khai thực hiện 4,5 ha của dự án thuộc xã Điện Ngọc để bố trí TĐC cho hai dự án trên. [13]

e. Khu tái định cư tại xã Điện Dương

* Quy mô dự án: 15 ha

Đã có Thông báo thoả thuận địa lập quy hoạch chi tiết 1/500 của UBND tỉnh. Hiện đang xúc tiến công tác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch để phục vụ TĐC tập trung cho dự án của Công ty LOGI 3 và dự án của Công ty T.I.D.I. [13]

f. Khu tái định cư hai bên đường xuống biển tại xã Điện Dương

* Quy mô dự án: 1,62 ha

Đang xin chủ trương dịch chuyển đường xuống biển kết hợp bố trí TĐC dân nghề biển để phục vụ TĐC tại chỗ cho dự án của Công ty LOGI 3 và dự án của Công ty T.I.D.I. [13]

4.3.5.3. Những tồn tại vướng mắc và nguyên nhân trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư

a. Những tồn tại vướng mắc

Kinh phí để thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu TĐC hạn hẹp, nguồn vốn của NĐT không đáp ứng được yêu cầu cho công tác GPMB, việc bố trí TĐC cho một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án còn chậm trễ, để kéo dài nhiều năm. [12]

Cơ chế chính sách về GPMB và TĐC luôn thay đổi và còn nhiều bất cập. Trong khi sự hiểu biết của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn hạn chế, nhất là sử dụng đất không đăng ký từ trước, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, cha mẹ, ông bà cho đất con cháu không qua chính quyền, không tách thửa, không làm nghĩa vụ về đất đai đối với Nhà nước, khi giải toả thì đề nghị Nhà nước đền bù, đề nghị xét bố trí TĐC, nếu không thì gây ách tắc trong công tác GPMB; Nhà nước thu hồi đất ở để thực hiện dự án, nhưng đất ở còn lại lớn hơn hạn mức giao đất ở của tỉnh, nhà ở không ảnh hưởng lại đòi Nhà nước bố trí TĐC. [12]

Số người trong độ tuổi lao động ở các hộ giải toả chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết chưa qua đào tạo, một số lao động lớn tuổi, trình độ học vấn thấp nên gặp khó khăn trong đào tạo để chuyển đổi ngành nghề, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời giải toả, ở xa các Trung tâm dậy nghề của huyện nên gặp khó khăn trong đi lại. Một số ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu của người lao động cần chuyển đổi ngành nghề. [12]

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh chóng khiến khối lượng công việc GPMB lớn và khó khăn; việc phát sinh khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến GPMB là khó tránh khỏi. [16]

Đơn giá bồi thường thấp hơn, không sát với giá thị trường (không tính đến yếu tố trượt giá), thời điểm người dân làm nhà ở tại các khu TĐC là thời điểm giá vật tư quá cao nên hộ gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc TĐC ổn định cuộc sống.

Năng lực tài chính của một số chủ dự án còn thấp, phương án đã được phê duyệt, không chuyển tiền để đền bù cho dân hoặc chậm trễ, làm cho người dân thiếu tin, ảnh hưởng cho một số dự án sắp triển khai.

Quỹ đất phục vụ TĐC ở một số dự án còn hạn chế, dân không đồng tình, kinh phí đầu tư cho TĐC còn hạn hẹp, xây dựng hạ tầng ở các khu TĐC chưa đồng bộ làm cho người dân không an tâm khi nhận đất TĐC, nhiều dự án chưa

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w