KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 68 - 69)

2 Đền bù cây trồng, vật nuôi (đơn giá tính trung bình cho 1 m) 1.309,40 5.000 65,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” tôi đưa ra những kết luận sau:

1. Những lợi thế và hạn chế của huyện Điện Bàn trong thu hút đầu tư:

* Lợi thế:

- Vị trí thuận lợi, nằm giữa thành phố Đà Nẵng đang trên đà phát triển công nghiệp, dịch vụ năng động và thành phố cổ Hội An - một địa điểm du lịch được yêu thích hàng đầu thế giới.

- Có các tuyến đường huyết mạch: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng biển Tiên Sa.

- Có khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đã hoạt động rất hiệu quả trong 10 năm qua và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng để khai thác.

- Có bờ biển dài, nhiều tiềm năng và nền văn hóa dân gian với các làng nghề truyền thống cùng với nhiều di tích lịch sử có thể khai thác để phát triển các dự án phục vụ du lịch.

- Được tỉnh định hướng quy hoạch phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Quảng Nam.

- Là huyện có dân số đông nhất tỉnh và hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động nên có nguồn cung lao động dồi dào.

Từ các đặc điểm trên, ta thấy được Điện Bàn có lợi thế để phát triển tổng hợp, thu hút đầu tư vào huyện trên nhiều lĩnh vực.

* Hạn chế:

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An và các huyện, thành phố khác trong tỉnh.

- Bị ảnh hưởng nặng nề của khí hậu khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt, hạn hán; - Nguồn lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao;

- Diện tích tương đối nhỏ (so với các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam thì diện tích của huyện Điện Bàn chỉ lớn hơn hai thành phố là Hội An và Tam Kỳ).

2. Bước đầu đánh giá thực trạng công tác phát triển quỹ đất để thu hút đầu tư tại huyện ta thấy:

* Lợi thế:

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Bàn đến năm 2020, quy hoạch chung huyện Điện Bàn đến năm 2030 và nhiều quy hoạch xây dựng chi tiết khác đã được phê duyệt là cơ sở pháp lý để thu hồi đất thực hiện các dự án.

- Thu hút được nhiều dự án đầu tư vào huyện đặc biệc là các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ và công nghiệp.

- Gộp Ban giải phóng mặt bằng và Ban khai thác quỹ đất thành Trung tâm phát triển quỹ đất để đảm nhiệm công tác BT, HT và TĐC tạo mặt bằng cho việc thực hiện các dự án trong huyện.

* Hạn chế: vướng mắc, chậm trễ của công tác GPMB làm công tác tạo quỹ

đất sạch gặp nhiều khó khăn do:

- Thiếu vốn chi trả bồi thường và vốn để triển khai xây dựng khu TĐC. - Cơ chế chính sách về GPMB và TĐC luôn thay đổi và còn nhiều bất cập. - Khối lượng công việc GPMB lớn.

- Công tác quản lý đất đai lỏng lẽo, sự hiểu biết luật lệ của người dân còn hạn chế.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan khi thực hiện công tác GPMB.

5.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w