2. Yếu tố kinh tế xã hộ
4.3.1. Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Điện Bàn
Điện Bàn
Việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2003 đã được tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Quảng Nam và các cấp ngành hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đến nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Điện Bàn đã có những kết quả nổi bật như sau:
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai 2003; việc lập hồ sơ địa chính gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp quan tâm thực hiện. Điều này, đã tạo điều kiện cho việc xây dựng quỹ đất, tiến hành GPMB dễ dàng và thuận lợi.
Việc thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD Đất) đã được tổ chức thực hiện có hiệu quả và đạt được tỷ lệ cao làm cho tiến độ thu hồi đất trên địa bàn thành huyện Điện Bàn diễn ra nhanh hơn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp GCNQSD Đất đã được tổ chức quan tâm đúng mức, góp phần lớn cho việc ổn định an ninh, chính trị, xã hội tại huyện trong những năm qua đã thu hút nhiều dự án đầu tư vào huyện Điện Bàn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2003 vẫn còn có một số tồn tại sau:
- Công tác BT GPMB đang còn chậm do còn có nhiều vướng mắc khó khăn cần phải tháo gỡ.
- Việc xử lý quy hoạch “treo” và thu hồi các trường hợp vi phạm theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất Đai còn chưa được nhiều.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của cấp huyện, cấp xã đang còn làm kéo dài, hiệu quả, hiệu lực chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn thiếu; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai ít được quan tâm. [3]