Khu công nghiệp Điện Nam

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 44 - 49)

Điện Ngọc (giai đoạn 1 và 2) 145 390 390 Đô thị Điện Nam

– Điện Ngọc 2 Cụm công nghiệp 135 267 340 2.1 Thương Tín 1 và 2, An Lưu 37 62 80 2.2 Nam Dương 48 70 80 2.3 Trảng Nhật 1 và 2, Bồ Mưng, Trà Kiểm 50 135 180 Đô thị Điện Thắng

3 Điểm TTCN, làng nghề - 123 250

3.1 Cẩm Sơn - 22 50 Xã Điện Tiến

3.2 Vân Ly - 27 50 Xã Điện Quang

3.3 Bích Bắc - 25 50 Xã Điện Hoà

3.4 Nam Hà - 24 50 Xã Điện Phong

3.5 Đông Khương - 25 50 Xã Điện Phương

TỔNG 280 780 980

(Nguồn: [14])

4.3.3.3. Kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 của huyện Điện Bàn

Kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 của huyện Điện Bàn đã được xét duyệt và thông qua. Tuy vậy, chủ yếu là thành phần cán bộ quân dân chính đảng được nắm bắt đầy đủ thông tin, còn phần lớn nhân dân chưa được biết một cách tường tận. [17]

Tổng diện tích tự nhiên huyện Điện Bàn là 21.471 ha, năm 2011 dân số của huyện là 202.435 người, mật độ dân số khoảng 924 người/km2, Điện Bàn được xem là một huyện đất chật người đông.

Nền kinh tế của huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu nhưng chỉ là bước đầu. Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đưa Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015 thì cần phải xây dựng hệ thống công trình hạ tầng (hệ thống giao thông, công trình văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế, giải trí...) tiến tới đồng bộ. Trong kỳ kế hoạch cần có một quỹ đất lớn cho các công trình trên, trong đó có một phần lấy từ đất nông nghiệp.

Trong công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu phát triển của các khu, cụm công nghiệp tập trung, khu đô thị mới và việc mở rộng thị trấn Vĩnh Điện, xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại đòi hỏi cần phải có một quỹ đất lớn. Cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà cửa, công trình phục vụ đời sống con người sẽ gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai.

Với quỹ đất hạn chế và đất chưa sử dụng không còn nhiều (chiếm 12,72% vào năm 2011) thì việc chuyển đổi mục đích giữa các nhóm đất đã sử dụng để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội là điều chắc chắn. Do đó, đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất của huyện trong kỳ kế hoạch cần phải thực hiện một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và cần xem xét, tránh bố trí các công trình ở những vùng đất nông nghiệp trọng điểm.

a. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích trong kỳ kế hoạch

Bảng 4.11. Chỉ tiêu sử dụng đất trước và sau kế hoạch

STT Nhóm đất Mã Hiện trạng năm 2010 Kế hoạch đến năm 2015 Tăng (+), Giảm (-) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp NNP 10.181,26 47,42 9.205,14 42,87 -976,12 -4,55 2 Phi nông nghiệp PNN 8.539,45 39,77 9.994,18 46,55 1.454,73 6,78 3 Chưa sử dụng CSD 2.750,29 12,81 2.271,68 10,58 -478,61 -2,23

TỔNG 21.471 100 21.471 100 0,00 0,00

(Nguồn: [17])

Trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015, dự kiến giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng mạnh diện tích đất phi nông nghiệp.

* Đất nông nghiệp:

Theo kế hoạch diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 976,12 ha, trong đó:

- Đất trồng lúa nước giảm 520,93 ha để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm tăng 14,42 ha nhằm mở rộng và cải tạo một số vườn tạp, đưa các loại cây có giá trị kinh tế vào sản xuất; chuyển cho mục đích phi nông nghiệp 76,87 ha, cả kỳ giảm 62,45 ha.

- Đất rừng sản xuất tăng 20,66 ha ở xã Điện Tiến và chuyển sang đất phi nông nghiệp cho các dự án ở các xã vùng Đông 70,50 ha, cả kỳ giảm 49,84 ha.

- Diện tích đất rừng phòng hộ được giữ nguyên.

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong kỳ kế hoạch tăng 1,50 ha ở xã Điện Nam Bắc.

- Đất nông nghiệp còn lại giảm 344,40 ha, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại sẽ mở rộng 153,75 ha tại các xã vùng tây để phát triển các vùng trọng điểm về cây lương thực, thực phẩm và sản xuất rau sạch; chuyển sang mục đích phi nông nghiệp 501,15 ha, cả kỳ giảm 347,40 ha.

+ Đất nông nghiệp khác tăng 3,00 ha để xây dựng vườn ươm và chuồng trại chăn nuôi tại xã Điện Quang.

* Đất phi nông nghiệp:

Đến cuối kỳ kế hoạch, đất phi nông nghiệp dự tính tăng 1.454,73 ha, chủ yếu là tăng đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất phi nông nghiệp khác…

- Nhu cầu sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 341,60 ha. Kỳ kế hoạch xác định ngành thương mại - dịch vụ - du lịch là ngành chủ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nên cần quỹ đất rất lớn phục vụ cho mục đích này nhằm xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các khu làng nghề ở khu vực vùng Đông. Bên cạnh đó phát triển các làng nghề truyền thống và du lịch làng quê.

- Trong kỳ kế hoạch, nhu đất khu công nghiệp là 537,20 ha.

Bảng 4.12. Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện theo kế hoạch

STT Danh mục

Cụm công nghiệp Địa điểm

Diện tích (ha)

1 Cẩm Sơn Điện Tiến 39,0

2 Vân Ly Điện Quang 3,0

3 An Lưu Thôn Cổ An 5, Điện Nam Đông 52,0 4 Thương Tín 1 Thôn 7A, Điện Nam Đông 31,5 5 Thương Tín 2 Thôn 7A, Điện Nam Đông 38,0 6 Nam Dương Điện Dương, Điện Nam Đông 50,0 7 Trảng Nhật 1 Điện Thắng Trung, Nam, Điện Hòa 100,0

8 Trảng Nhật 2 Điện Điện Hòa 40,0

9 An Thành Thanh Tú, Điện Thắng Nam 5,0

10 Nông Sơn Điện Phước 3,4

11 Phong Nhị Phong Nhị, Điện An 10,0

12 Bồ Mừng Điện Thắng Bắc 19,0

13 Trà Kiểm Điện Thắng Bắc 50,0

14 Đông Khương Điện Phương 7,2

15 Bích Bắc Điện Hòa 2,0

16 Tứ Câu Điện Ngọc 20,0

17 Tân Khai Điện Dương 20,0

18 Hà Tây Điện Hòa 5,1

19 Cẩm Phú Điện Phong 2,0

20 Thi Phương Điện Phong 3,3

21 Nhị Dinh Điện Phước 3,1

22 Thanh Chiêm Điện Phương 5,0

23 Bảo An Điện Quang 3,6

24 Đông Lãnh Điện Trung 4,0

25 Lăng Thanh Quýt 1 Điện Thắng Trung 5,0

26 Đồng Định Điện Minh 3,0

27 Nam Hà 2 Điện Trung 5,0

28 Hà Đông Điện Hòa 8,0

Tổng diện tích 537,2

(Nguồn: [17])

- Đất phát triển hạ tầng dự tính sẽ tăng 427,84 ha. Trong đó:

+ Đất giao thông tăng 242,60 ha, trong kỳ quy hoạch sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng các tuyến giao thông của quốc gia, của tỉnh, huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nhu cầu đất cơ sở giáo dục – đào tạo là 125,09 ha để xây dựng làng đại học (100 ha), xây mới nhiều trường mẫu giáo và mở rộng hoặc chuyển cơ sở một số trường hiện có, cuối kỳ diện tích đất tăng 116,58 ha.

+ Trong kỳ kế hoạch đất thể dục - thể thao tăng 78,74 ha, chủ yếu xây dựng khu huấn luyện thể dục thể thao 44,0 ha (Điện Ngọc), Trung tâm thể dục thể thao bắc Quảng Nam 6,00 ha, khu thể dục thể thao Điện Nam Đông 19,27 ha và các công trình thể dục thể thao trên toàn huyện.

+ Đất chợ tăng 6 ha, đất thủy lợi tăng 0,2 ha, đất năng lượng và đất bưu chính viễn thông có diện tích không đổi.

- Diện tích đất ở sẽ tăng 242,49 ha, trong đó:

+ Đất ở nông thôn biến động rất lớn, chuyển cho các mục đích phát triển dịch vụ du lịch và phát triển hạ tầng 138,78 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, bố trí 354,81 ha để xây dựng các khu TĐC cho các hộ di dời trong vùng dự án và đảm bảo quỹ đất cho dân cư phát sinh trong kỳ kế hoạch. Diện tích đất này trong kỳ kế hoạch tăng 216,03 ha.

+ Trong kỳ kế hoạch, nhu cầu đất ở đô thị là 27,60 ha và chuyển cho mục đích sử dụng khác 1,14 ha, tăng 26,46 ha.

b. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015

* Các khoản thu từ việc giao đất ở và giao đất, cho thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

Căn cứ Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định phương pháp xác định giá đất và bảng giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Quảng Nam. Đối với huyện Điện Bàn, đơn giá trung bình đối với đất ở nông thôn là 564.000 đ/m2, đất ở đô thị 1.270.000 đ/m2; giá đất sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn được tính bằng 70% giá đất ở tại nông thôn và giá đất sản xuất kinh doanh khu vực đô thị được tính bằng 70% giá đất ở đô thị. [17]

Căn cứ vào khả năng triển khai đầu tư xây dựng các dự án và khu dân cư ở các xã, thị trấn. Dự kiến tiền thu từ việc giao đất, cho thuê đất của 70% diện tích đất ở và đất sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch. [17]

Bảng 4.13. Thu tiền giao đất ở trong kỳ kế hoạch

Chỉ tiêu Nhu cầu trong kỳ kế hoạch (ha) Diện tích (70% kế hoạch) (ha) Đơn giá trung bình (đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng) Tổng thu (tỷ đồng) Đất ở nông thôn 354,81 248,367 564.000 1.400,790 4.074,806 Đất ở đô thị 27,60 19,320 1.270.000 245,364 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

878,80 615,16 394.800 2.428,652

(Nguồn: [17]) * Các khoản chi phí khi thu hồi đất:

Căn cứ Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 30/09/2010 của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. [17]

Bảng 4.14. Chi phí đền bù đất và cây trồng trên đất

STT Loại đất Diện tích thu hồi (ha) Đơn giá trung bình (đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng) 1 Đền bù về đất 1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.022,08 35.000 357,728 1.2 Đất trồng cây lâu năm 76,87 40.000 30,748

1.3 Đất lâm nghiệp 70,50 25.000 17,625

1.4 Đất ở đô thị 1,14 1.270.000 14,478

1.5 Đất ở nông thôn 138,78 564.000 782,719

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý đất đai "Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất thu hút đầu tư" (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w