0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Xu hớng biến đổi của ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo

Một phần của tài liệu SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NHỮNG ẢNH HƯỞNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 -74 )

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Xu hớng biến đổi của ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo

Là một trong những hình thái của ý thức xã hội, ý thức tôn giáo trong đó có Phật giáo chịu sự quy định của kinh tế - xã hội đất nớc. Trớc thực tế nớc ta hiện nay, sự phát triển kinh tế đang diễn ra một cách mau lẹ, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội trở nên nhanh chóng… đã làm tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hớng "đồng hành với dân tộc", sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng dân tộc". Không nằm ngoài quy luật chung đó, ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo cũng

biến đổi theo xu hớng ngày càng thoáng hơn, thực dụng hơn, thực tế hơn.

Trớc xu thế toàn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa t tởng Phật giáo Việt Nam từng bớc hòa nhập vào các diễn biến của thế giới và đất nớc. Phật giáo biến đổi theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế, thích ứng với xã

hội đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, cũng nh các tôn giáo khác, Phật giáo hớng con ngời đến cái thiện, diệt trừ cái ác, mang tính nhân văn, loại bỏ cái lạc hậu, tiếp nhận và chọn lọc những yếu tố mới trong đời sống tôn giáo, phát huy những yếu tố truyền thống lành mạnh, vì vậy đã hấp dẫn lôi kéo nhiều ngời trong xã hội với tôn chỉ, mục đích cứu khổ cho con ngời. Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số l- ợng các tín đồ và hoạt động tín ngỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo ở Việt Nam. ảnh hởng của việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trờng cùng với những mặt trái của nó đã xô đẩy nhiều ngời tìm đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Trong những năm gần đây số lợng ngời đến chùa ngày càng nhiều gồm đủ mọi thành phần: Ngời già, ngời trẻ, trí thức, nhà buôn, công chức… với những lý do và mục đích riêng. Song về cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy, việc đi chùa của những ngời này là nhằm mục đích cầu xin điều gì đó. Bên cạnh đó, cũng có ngời đi chùa đơn giản là để lấy lại sự thoải mái, th giãn trong tâm hồn. Cũng không ít ngời đi chùa là vì sùng mộ Phật, nhng lại rất cảnh giác với việc thơng mại hóa chùa chiền, buôn thần, bán thánh... để kiếm tiền. Qua đây chứng tỏ rằng, sự giác ngộ, trình độ nhận thức, sự hiểu biết về tín ngỡng Phật giáo của nhân dân ta đã đợc nâng lên.

Cùng với xã hội loài ngời, thực tiễn xã hội Việt Nam đang vận động biến đổi từng ngày, từng giờ kéo theo đó là ý thức xã hội trong đó có ý thức tôn giáo, Phật giáo cũng biến đổi cho phù hợp. Hiện nay Phật giáo đang có sự điều chỉnh thay đổi về nhiều mặt, kể cả giới luật … để phù hợp với xu h- ớng biến đổi của kinh tế - xã hội đất nớc. Theo thời gian, trình độ dân trí, trạng thái tình cảm, quan niệm đạo đức, văn hóa, lối sống (ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo) của các tín đồ phật tử cũng thay đổi. Nhiều điều mà tr- ớc đây họ thực hiện, thì ngày nay không đợc chấp nhận cũng là điều dễ hiểu. Các giới luật cũng đợc giải thích một cách nhẹ nhàng. Ví dụ nh đối

với giới đầu tiên trong giới luật xa bắt đầu bằng câu cấm sát sinh, thì trong một số tài liệu Phật học ngày nay đã nêu nội dung giới này nh sau: "ý thức đợc những khổ đau do sát hại gây ra, con xin theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi ngời và mọi loài"… làm ngời nghe cảm thấy dễ chấp nhận hơn. Về giới luật "cấm sát sinh", Phật giáo đã thấy đợc phần nào hạn chế của nó là khó thực hiện trong đời sống nên Hòa thợng Thích Thánh Nghiêm nói: "Không đợc tự mình sát sinh còn nếu mua thịt cá về nhà thì không có hại gì" [22, tr. 34]. Hoặc về giới thứ năm "không uống rợu" cũng đợc giải thích mở rộng nh: "không dùng các chất ma túy, không tiêu thụ những sản phẩm độc hại nh: sách báo, âm nhạc, phim ảnh... có nội dung không lành mạnh". Những sự thay đổi nh vậy đã làm giảm bớt tính khắt khe của giới luật và nhằm mở rộng ảnh hởng của nó trong xã hội, để dễ dàng thu hút đông đảo ngời đến với đạo Phật hơn.

Trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, suy, nhng luôn luôn đi cùng dân tộc, gắn bó với đất nớc. Trong quá trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều biến đổi thích ứng với phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội của con ngời Việt Nam, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, công cuộc đổi đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó đáng chú ý là sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng đã góp phần làm nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, kéo theo sự chuyển biến tích cực về chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, mặt trái kinh tế thị tr- ờng cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tợng tiêu cực đối với đời sống xã hội. Tồn tại với tính cách là một những hình thái ý thức xã hội, Phật giáo Việt Nam có sự biến đổi đáng kể để thích ứng với thực tiễn của đất nớc. Nhiều vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận thấy sự cần thiết phải thích ứng với tình hình mới của thời đại. Những hoạt động từ

thiện, từ bi của Phật giáo là những nét đẹp trong xã hội nhất là khi nền kinh tế thị trờng với mặt trái của nó đã đa một số ngời đến với chủ nghĩa cá nhân. Điều này đợc họ quan tâm chú ý nhằm mở rộng ảnh hởng của Phật giáo, mà trớc hết là nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con ngời Việt Nam.

Thực tế những năm gần đây cho thấy, không khí sinh hoạt Phật giáo sôi nổi hơn rất nhiều so với trớc. Có hiện tợng này là do Phật giáo thỏa mãn đợc một số nhu cầu của con ngời trong điều kiện hiện nay. Từ việc đào tạo tăng ni trong cả nớc, các hoạt động Phật pháp ngày càng mở rộng về quy mô lẫn tổ chức và nội dung, đẩy mạnh các hoạt động thu hút tín đồ v.v... Biểu hiện rõ nét của điều đó là việc ngời dân lên chùa dâng hơng lễ Phật ngày một nhiều, tệ cúng bái thờ tự nhiều lúc, nhiều nơi phát triển tràn lan v.v... Hiện nay ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con ngời Việt Nam đã có những nét khác trớc. Sự biến đổi ảnh h- ởng của Phật giáo và nhân sinh quan của Phật giáo nói riêng là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Phật giáo, với nhiều u thế trong việc truyền bá ảnh hởng của mình thông qua hệ thống nhà chùa, các hoạt động sinh hoạt tín ngỡng có tính chất rộng rãi v.v... Nhiều ngôi chùa, nhất là những ngôi chùa lớn ngày càng thu hút nhiều tầng lớp dân c không chỉ thuần túy là sinh hoạt văn hóa tinh thần nh trớc, mà còn nảy sinh nhiều biểu hiện vợt quá khuôn khổ cho phép của hoạt động tôn giáo. Bên cạnh việc sinh hoạt của Phật giáo góp phần trong việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cũng nh củng cố, tôn tạo những giá trị đời sống tinh thần, thì sự biến đổi nhân sinh quan Phật giáo cũng làm nảy nhiều vấn đề phức tạp xung quanh hoạt động tín ngỡng, tôn giáo hiện nay.

ở một số địa phơng, chẳng hạn ở Huế, việc xây dựng, tập hợp lực l- ợng quần chúng của Phật giáo đã mở rộng sang nhiều hình thức mới. Nhiều tổ chức Phật giáo nh hội Đoàn thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử v.v... ra đời,

tích cực mở rộng ảnh hởng. Những hoạt động này đợc kết hợp với nhiều hoạt động xã hội đã tạo u thế trong việc thu hút các tín đồ và cạnh tranh ảnh hởng đối với các tôn giáo khác. Sự phát triển mạnh của những hoạt động truyền bá trên đây cũng gây nên nhiều hiện tợng phức tạp không chỉ đối với xã hội mà ngay cả trong nội bộ giáo hội Phật giáo. Đây đó xảy ra mâu thuẫn, chia rẽ bè phái gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hởng đến trật tự chung, tạo ra kẽ hở cho các thế lực phản động lợi dụng phục vụ cho âm mu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại công cuộc đổi mới của đất n- ớc.

Hiện nay, xu hớng biến đổi của ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo nhằm phát huy ảnh hởng của đạo Phật, cộng với mặt trái của cơ chế thị tr- ờng, nhất là xu hớng chạy theo đồng tiền, sự phân hóa giàu nghèo, sa sút đạo đức đã tạo điều kiện cho việc nảy sinh tâm lý tín ngỡng và cả mê tín dị đoan phát sinh, phát triển mạnh. Điều đó ảnh hởng rất lớn không chỉ đối với sinh hoạt của Phật giáo, mà còn ảnh hởng tới hoạt động xã hội và đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình ngời Việt Nam. Sự biến đổi của ảnh hởng nhân sinh quan Phật giáo đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hớng thế tục hóa của Phật giáo. Biểu hiện rõ nét của xu hớng này là sự tham gia vào những hoạt động xã hội có tính chất nhập thế. Chẳng hạn nh sự tham gia của nhiều vị giáo chức cũng nh các tín đồ vào các công tác giáo dục, y tế, các hoạt động cứu trợ, từ thiện... đã góp phần cùng xã hội làm giảm bớt những nỗi khổ, bất hạnh của nhiều ngời do thiên tai hay những rủi do đem lại. Chính những hoạt động xã hội mang đậm tính nhân đạo đã góp phần giảm bớt tính chất thần thánh, làm cho hoạt động của Phật giáo không xa lánh với cuộc sống đời thờng, gần gũi với ngời dân. Nhiều ngời tín đồ từ chủ trơng xuất thế xa lánh cuộc sống trần tục chuyển sang nhập thế, quay về với cuộc sống hiện thực ở đời. Xu hớng thế tục hóa của Phật giáo một mặt thúc đẩy các tín đồ gắn liền, không thoát ly công cuộc đổi mới của đất nớc, mặt khác giúp họ

nhận rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của ngời công dân đối với đất nớc, đối với dân tộc. Bên cạnh các hoạt động tôn giáo, các tín đồ Phật tử phải chăm lo công việc đời thờng, làm theo lẽ đời, theo phơng châm đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính việc hớng tới đời sống thế tục, tận tâm với lợi ích thế tục lại của ngời Phật tử thúc đẩy xu hớng thế tục hóa sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Phật giáo mở rộng ảnh hởng của mình trong quần chúng nhân dân.

Trớc thời kỳ đổi mới, nhà chùa duy trì sự tồn tại và phát triển của mình chủ yếu bằng việc thu nhập dựa vào việc canh tác trên ruộng đất của nhà chùa, thì trong điều kiện kinh tế thị trờng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hóa đã làm đời sống kinh tế của đất nớc có bớc chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của các tầng lớp dân c trong đó có các phật tử và tín đồ Phật giáo đợc nâng lên và cải thiện một bớc rõ rệt. Trong bối cảnh kinh tế thị trờng, sinh hoạt của nhà chùa, khó giữ đợc dáng vẻ nh xa. Với việc mở rộng và phát triển giáo hội, đội ngũ tăng ni, chức sắc và các tín đồ ngày càng đông v.v... Để có thể duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp dân c, hoạt động của nhà chùa buộc phải có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực để thích ứng với tình hình mới, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tính chất kinh doanh đã len lỏi vào trong nhiều hoạt động của

nhà chùa. Nhiều chùa sẵn sàng đáp ứng và thực hiện những yêu cầu của tín

đồ nh làm lễ giải oan, cầu siêu... cũng là hai bên cùng có lợi: các tín đồ phật tử thỏa mãn nhu cầu tâm linh, còn về phía nhà chùa cũng tăng thêm thu nhập. Phần lớn số lợng tiền dùng cho việc tu bổ, sửa chữa chùa là do những tín đồ, những ngời lên chùa cung tiến, những ngời này quan niệm: nếu cung tiến vào chùa nhiều tiền sẽ đợc Phật phù hộ cho nhiều tài lộc trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NHỮNG ẢNH HƯỞNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 68 -74 )

×