Văn hố giải trí trong xã hội tiền công nghiệp và công nghiệp

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 28 - 30)

Ở các chế độ xã hội trước thời kỳ chủ nghĩa tư bản, nhu cầu vui chơi giải trí của con người bị hạn chế bởi các quan hệ kinh tế nông nghiệp gia trưởng và tôn giáo chi phối. Thời kỳ này, năng suất lao động và mức thu nhập lao động xã hội thấp nên thời gian rỗi ít và tập trung vào những thời điểm “nông nhàn”, sau

vụ thu hoạch hoặc chờ vụ thu hoạch. Các hoạt động vui chơi giải trí tập trung xung quanh các sinh hoạt nghi lễ mang tính chất tơn giáo tín ngưỡng là chủ yếu.

Nhìn chung, trong xã hội tiền công nghiệp, khái niệm “thời gian rỗi” chưa được quan tâm đầy đủ như một khái niệm khoa học vì thời gian rỗi của con người rất ít và phân tán. Các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng cư dân trong xã hội nơng nghiệp tuỳ thuộc vào thời vụ, ít được chủ động để thực hiện giải trí một cách tự do theo sở thích cá nhân. Các sở thích giải trí của mỗi người thường quy chiếu vào một số dạng vui chơi giải trí lặp đi, lặp lại và có tính khép kín cục bộ.

Trong xã hội công nghiệp, thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư xuất hiện nhiều hơn do năng suất lao động công nghiệp tăng lên và những cuộc đấu tranh của những người lao động công nghiệp với giới chủ tư bản đòi giảm giờ làm trong xí nghiệp, cơng xưởng. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đã kéo theo q trình hình thành một nền văn hố đại chúng, phục vụ quần chúng được sử dụng sâu rộng trong các vùng khác nhau trong q trình phát triển cơng nghệ và sản xuất hàng loạt. Thời gian nhàn rỗi lúc này đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống của những người dân.

Bản thân khái niệm “giải trí” xuất hiện trong xã hội công nghiệp mang một ý nghĩa mới. Trong xã hội tiền cơng nghiệp, giải trí của quần chúng mang hình thức những ngày nghỉ dành cho nghi lễ gia đình, hơn lễ, tơn giáo và những hội lẽ nông nghiệp, cầu an... Quan niệm mới về giải trí được coi là sản phẩm của xã hội công nghiệp hiện đại. Sản xuất cơ giới làm cho năng suất lao động được nâng lên, tạo điều kiện cho họ có thể kiếm sống với một chế độ làm việc ít giờ, ít ngày hơn, thậm chí có tiền để chi tiêu cho giải trí trong những giờ nhàn rỗi. Sự phân biệt ranh giới giữa “thời gian lao động”và “thời gian nghỉ ngơi”rõ rệt hơn.

Tuy nhiên, những người lao động trong ngành công nghiệp giành được nhiều ngày nghỉ không phải là không qua đấu tranh. Thời gian đầu, thông qua nghiệp đồn, những người làm cơng ăn lương đấu tranh địi hỏi giảm bớt giờ làm vì lý do sức khoẻ và gia đình. Đến đầu thế kỷ XX, khi ngày làm việc 10 giờ trở thành phổ biến thì người ta tiếp tục đấu tranh địi bớt giờ làm để nghỉ ngơi giải trí.

Vào những năm 1950, ngồi khu vực cơng nghiệp, khái niệm giờ lao động ngắn, ngày nghỉ có lương được thừa nhận ở tất cả các nước cơng nghiệp hố ở phương Tây.

Nhu cầu giải trí, tiêu khiển, tìm kiếm cơ hội trong thơng tin, thể thao, nghệ thuật, giao tiếp cộng đồng của công chúng ngày càng cao. Ngành công nghiệp phục vụ giải trí nhanh chóng nắm bắt, khai thác để sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng này, tạo thành một thị trường mới, thị trường giải trí thơng qua các hình thức khác nhau như sách, báo, tạp chí, phim ảnh, truyền thanh và truyền hình, các thiết bị thể dục thể thao...vv. Tuy nhiên, các quy tắc chỉ đạo việc sử dụng thì giờ nhàn rỗi khơng bao giờ được giao phó cho sự biến động của thị trường hay các doanh nghiệp hoạt động vì động cơ thương mại thuần tuý mà cịn phụ thuộc vào Nhà nước, các tổ chức tơn giáo hay từ thiện. Ở đô thị xuất hiện nhiều công viên, sân chơi, bảo tàng, vườn thú, thư viện... các hình thức giải trí xuất hiện cũng đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp.

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w