Văn hố giải trí trong xã hội hiện đạ

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 30 - 36)

Trong xã hội tiền cơng nghiệp, hoạt động vui chơi giải trí thường mang ý nghĩa hạn hẹp, khép kín, cục bộ. Hoạt động giải trí ở đây thường mang tính chất đáp ứng u cầu cá nhân, nhóm xã hội nhất định và có ý nghĩa tự phục vụ cá nhân và tầng lớp hữu sản ở bên trên là chủ yếu. Điều này phản ánh tính chất giai cấp của các hoạt động vui chơi giải trí. Tính chất quần chúng của hoạt động vui chơi giải trí chỉ xuất hiện nhiều ở các hoạt động văn hoá dân gian như

lễ hội, nghi lễ tơn giáo hoặc gia đình. Tính chất "hàng hố "của các hoạt động vui chơi giải trí bị giới hạn ở sự trao đổi bằng hiện vật thông qua sự ban thưởng của tầng lớp thống trị xã hội và tự ban thưởng lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần giải trí, chưa nhấn mạnh đến việc khai thác lợi ích vật chất của các hoạt động này.

Khi chuyển sang xã hội công nghiệp và thị trường, các quan hệ trong hoạt động vui chơi giải trí chuyển đổi mạnh sang sản xuất hàng hố, biến các hoạt động giải trí có thể lưu thơng trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho các chủ thể của nó trong tổ chức hoạt động giải trí. Sự sáng tạo ra các sản phẩm tinh thần được khẳng định như một loại hình lao động, một loại hình sản xuất hàng hố đặc biệt. Loại hình này như C.Mác đã nhận xét, nó vừa có chức năng hàng hố, được lưu thơng trên thị trường, hoạt động theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, vừa có chức năng văn hố xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần, trí tuệ và tình cảm của xã hội. Các hoạt động văn hố vui chơi giải trí là một bộ phận của hoạt động văn hố cộng đồng. Nó mang chức năng “kép”, vừa mang chức năng kinh tế vừa mang chức năng văn hoá. Xã hội hiện đại ngày nay là xã hội thị trường hướng nền sản xuất vào mục tiêu lợi nhuận. Điều này ở các nước mới phát triển kinh tế thị trường còn là điều mới lạ, tính tự phát của nền kinh tế xuất hiện nhiều. Mặt khác, do công tác quản lý xã hội ở các nước mới mở cửa thị trường gặp nhiều khó khăn nên đã dẫn đến tình trạng nhiễu loạn trên thị trường giải trí.

Vì vậy, nhận thức rõ hơn về thị trường văn hố giải trí là một vấn đề khơng chỉ mang ý nghĩa lý luận mà cịn mang ý nghĩa thực tiễn cấp bách hiện nay.

Trước hết cần xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và văn hố trong hoạt động vui chơi giải trí:

Thứ nhất, cần khắc phục tư tưởng tách rời văn hoá ra khỏi kinh tế chỉ đề

cao những giá trị văn hoá tinh thần, coi thường những vấn đề thực tiễn xã hội, coi thường những vấn đề kinh tế. Cực đoan hơn, có quan điểm coi kinh tế là những vấn đề thông tục, thấp kém, coi thường lao động làm ra của cải vật chất, coi thường lao động chân tay, tách kinh tế ra khỏi văn hoá.

Thứ hai, trong khi tiến hành phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện

quan điểm khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển là tuyệt đối hoá nhân tố kinh tế, lấy mơ hình Phương Tây làm trung tâm; không chú trọng đến phát huy các nguồn lực văn hố dân tộc. Điều đó dẫn các quốc gia này đến suy thoái cả về kinh tế và văn hoá, biến các nước này trở thành một xã hội tiêu thụ hơn là một xã hội sản xuất và phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài.

Như vậy, tuyệt đối hoá nhân tố văn hoá hay tuyệt đối hoá nhân tố kinh tế đều là sai lầm. Xu hướng chung hiện nay là đi tìm sự tương tác giữa nhân tố văn hoá và nhân tố kinh tế trong q trình phát triển. Đối với văn hố giải trí hiện nay cũng như vậy.

Trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường, hoạt động giải trí cần được nhìn nhận như một hoạt động kinh tế có tính văn hố cao. Quy luật kinh tế tác động một cách trực tiếp, cụ thể và là động lực cơ bản (bên cạnh động lực văn hoá) để phát triển các hoạt động giải trí và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.

Hoạt động giải trí phải hướng tới phục vụ cơng chúng một cách tốt nhất. Điều này phản ánh bản chất chung của kinh tế thị trường. Thực chất của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giải trí là giải quyết mối quan hệ giữa ba nhân tố hợp thành quan hệ thị trường. Đó là các doanh nghiệp - cơng chúng - và các đối tác cạnh tranh. Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế

khác nhau đều tự do, bình đẳng cạnh tranh trong khn khổ tôn trọng luật pháp và đạo lý dân tộc. Điều này làm thay đổi nhận thức cũ của thời kỳ bao cấp trước đây là Nhà nước làm văn hoá cho nhân dân hưởng, Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư về nội dung, chỉ đạo nhất quán theo bộ máy của nhà nước lập ra và nhu cầu của nhân dân phụ thuộc vào sự “mở” hay "đóng” của Nhà nước. Từ đó dẫn đến tâm lý chờ đợi, ỷ lại và thụ động của nhân dân trong hoạt động văn hố, trong đó có lĩnh vực giải trí. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí có rất nhiều các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ thể này ln tìm cách để khai thác nhu cầu và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội theo nguyên tắc của thị trường. Nguyên tắc chung của thị truờng là bình đẳng, cơng khai. Bản chất chung của thị trường là hoạt động hướng tới phục vụ khách hàng tốt nhất trên cơ sở cạnh tranh quyết liệt. Đây được coi là triết lý sơ đẳng nhất, đơn giản nhất, cốt lõi nhất và cũng là cơ bản nhất của kinh tế thị trường. Như vậy, các hoạt động vui chơi giải trí do Nhà nước lập ra hay là do các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị tạo nên thì cũng phải chuyển sang thực hiện theo quy luật chung này. Vấn đề xây dựng thị trường văn hố giải trí ở nước ta trước hết là phải làm cho các chủ thể, ở các thành phần khác nhau hoạt động theo quy luật của kinh tế thị trường. Cưỡng lại quy luật này sẽ dẫn đến sự nhiễu loạn của thị trường. Tất nhiên, ở đây cũng cần phân biệt có hai loại phục vụ giải trí: Loại hoạt động mang tính lợi nhuận và loại hoạt động phi lợi nhuận. Loaị hoạt động phi lợi nhuận thường do các cơ quan văn hoá của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội đứng ra tổ chức nhằm phục vụ những mục tiêu về chính trị, văn hố, xã hội khác nhau. Vì vậy khơng nên đồng nhất hoá các loại hoạt động này mà cần có sự phân biệt chính xác

để có những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển việc xây dựng mơi trường văn hố giải trí cơng cộng.

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, mọi chủ thể đều bình đẳng và chủ động kinh doanh tất những gì mà Nhà nước và luật pháp khơng cấm. Nó khác nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu trước đây ở chỗ khơng chờ đợi khách hàng có nhu cầu mới sản xuất để đáp ứng mà ngược lại, nó chủ động kích thích, khai thác các nhu cầu mới của khách hàng để bán hàng, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt.

Vì vậy, các hoạt động vui chơi giải trí của xã hội trong nền kinh tế thị trường thường ln ln năng động, đổi mới, tạo ra các hình thức vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn đối với cơng chúng. Tiến cơng là triết lý kinh doanh nói chung và là triết lý kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí nói riêng.

Như vậy, thừa nhận có thị trường văn hố giải trí, chúng ta phải vận dụng sáng tạo phương pháp quản lý kinh tế đối với lĩnh vực hoạt động giải trí, điều tiết các hoạt động kinh tế theo đòn bẩy kinh tế, dựa trên cơ sở các hướng ưu tiên và các hướng khơng khuyến khích thơng qua chế độ thuế và các hàng rào kinh tế khác. Đồng thời, chúng ta không thể để cho hoạt động kinh tế lôi kéo các hoạt động giải trí trượt ra ngồi đường ray của pháp luật. Mặt khác, cũng khơng nên áp đặt mơ hình quản lý kinh tế một cách cứng nhắc vào lĩnh vực hoạt động vui chơi giải trí làm mất tính đặc thù của các hoạt động giải trí. Kinh tế thị trường là nơi thử thách đối với các hoạt động giải trí, có thể có cơ hội và điều kiện phát triển mạnh mẽ tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển vật chất và tinh thần của xã hội. Ngược lại có thể là nơi bùng phát các mặt trái của xã hội, làm tha hoá nhân cách, đạo đức của xã hội. Ở đây, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sao cho có thể vừa khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w