Phát triển hệ thống các thiết chế văn hoá-nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 87 - 89)

- Doanh nghiệp nhà nước, tập thể, tư nhân

3.3.3.Phát triển hệ thống các thiết chế văn hoá-nghệ thuật

- Trước mắt, cần sắp xếp lại các tổ chức, thiết chế hoạt động văn hố- nghệ thuật, như các Đồn nghệ thuật, các rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật:

Tập trung đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật mà thành phố có thế mạnh (cải lương, chèo, múa rối, kịch nói, ca múa nhạc), nâng cao hiệu quả hoạt động các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp theo hướng nghệ thuật đỉnh cao.

Xây dựng mơ hình tổ chức các đồn biểu diễn nghệ thuật ở thành phố theo hướng xã hội hố, như: Nhà hát ca múa nhạc (có Đồn ca múa nhạc nhẹ và Đồn ca múa nhạc dân tộc), Nhà hát kịch, Nhà hát sân khấu dân tộc, bao gồm: Đoàn chèo, Đoàn Cải lương và Đoàn nghệ thuật múa rối.

Xây dựng các đoàn nghệ thuật theo hướng gọn nhẹ về bộ máy, trang thiết bị đồng bộ hiện đại, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đoàn nghệ thuật, tài năng của đội ngũ văn nghệ sĩ phấn đấu đạt trình độ của quốc gia. Thực hiện cơ chế tài chính mới đối với các đoàn nghệ thuật. Đảm bảo cơ chế tài trợ cần thiết hoặc hợp đồng đặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các đoàn nghệ thuật, các nghệ sỹ năng động hơn trong hoạt động, gắn họ với các sản phẩm nghệ thuật và chịu trách nhiệm về kết quả của từng vở diễn. Thực hiện đa dạng hố

phương thức và quy mơ biểu diễn, đáp ứng nhu cầu xã hội hoá hoạt động nghệ thuật.

Đầu tư cải tạo, nâng cấp rạp hát, rạp chiếu phim hiện có (quy mơ vừa và nhỏ) bằng nhiều nguồn lực để nâng cao chất lượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Sông Cấm (nhà hát múa rối) quận Ngô Quyền; Nhà hát Phương Đông (nhà hát cải lương) quận Hồng Bàng, Rạp Long Châu (nhà hát ca múa nhạc) quận Hồng Bàng; Rạp Tân Việt (Nhà hát chèo) quận Lê Chân và dự kiến xây dựng mới Nhà hát kịch ở quận Hải An.

Xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật tổng hợp phục vụ biểu diễn ca múa nhạc ở khu đô thị mới trong Trung tâm Hội chợ-triển lãm-Văn hố Hải Phịng.

Đầu tư xây dựng rạp hát, rạp chiếu phim ở các khu đô thị mới như: Bắc sông Cấm, đường 353, ngã 5 - sân bay Cát Bi…

Cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp và hiện đại hoá trang thiết bị cho một số rạp chiếu bóng hiện có như: Rạp chiếu bóng Cơng Nhân, quận Ngơ Quyền; Rạp chiếu bóng 1-5, quận Hồng Bàng; Rạp Lê Văn Tám, quận Lê Chân; Rạp Lạc Viên, quận Ngô Quyền; Rạp 19/5, quận Kiến An...

Đầu tư xây dựng các cụm rạp đa năng nhỏ (2-3 rạp nhỏ quy mô khoảng 100-150 chỗ /rạp) chiếu phim nhựa, phim video..., với trang thiết bị hiện đại, tiện nghi hoặc kết hợp trong các quần thể dịch vụ-thương mại, siêu thị, khu giải trí liên hợp, thể thao...

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống các cơ sở biểu diễn nghệ thuật và các chương trình biểu diễn văn nghệ-nghệ thuật.

Ngành văn hoá phối hợp với các ngành du lịch - dịch vụ, TDTT và các tổ chức xã hội sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật để tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hố giải trí khác. Kết hợp giữa ngành điện ảnh, chiếu phim và phát thanh, truyền hình để hoạt động có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí của cơng chúng.

- Phát triển thị trường dịch vụ văn hoá - văn nghệ với tăng cường quản lý

- Tiếp tục phát triển các trung tâm văn hoá-nghệ thuật quần chúng: Mở

rộng, cải tạo nâng cấp các thiết chế văn hố-thơng tin cấp quận, huyện, vận động nhân dân đóng góp xây dựng và hồn thiện trung tâm văn hoá xã, làng. Tổ chức các CLB văn nghệ-nghệ thuật ở cơ sở (xã, làng, các cơ quan, công ty, trường học...) Kết hợp với các cấp, ngành thường xuyên tổ chức các hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố.

- Phát triển mạng lưới thiết chế văn hố-thơng tin cơ sở:

Xây dựng và hồn thiện hệ thống thiết chế văn hố-thơng tin các cấp từ thành phố đến cơ sở theo hướng đa năng tổng hợp, đa dạng về loại hình với nội dung thiết thực gắn kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm xây dựng và mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ của hệ thống thiết chế văn hố thơng tin các cấp: Trung tâm văn hoá thành phố và các Trung tâm văn hố-thơng tin cấp quận, huyện, thị xã và trung tâm văn hố-thơng tin cấp xã, phường.

Xây dựng Trung tâm văn hoá thành phố trở thành một thiết chế văn hoá

đa năng, tổng hợp nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ các trung tâm văn hoá quận, huyện, liên kết giúp đỡ nghiệp vụ các thiết chế văn hoá cấp thành phố và tương đương, tổ chức các hoạt động văn hố-thơng tin, vui chơi giải trí văn hố-nghệ thuật của quần chúng.

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 87 - 89)