thành phố Hải Phịng
Hải Phịng là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Do vậy các hoạt động văn hố giải trí cũng được quan tâm phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Cùng với q trình mở cửa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị
thế là "...thành phố Cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia...một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước...".
Điều kiện phát triển kinh tế và đặc điểm dân cư ở thành phố Hải Phòng gắn liền với truyền thống văn hoá lâu đời là cơ sở để phát triển văn hoá vui chơi giải trí. Các loại hình văn hố vui chơi giải trí trong gia đình, trong cộng đồng dân cư, ở các trung tâm vui chơi giải trí cơng cộng, ở các trung tâm văn hoá thể thao, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các loại hình vui chơi giải trí trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí... đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, việc tổ chức, triển khai các hoạt động văn hoá giải trí trên địa bàn thành phố trong nhiều năm qua cũng cịn khơng ít những yếu kém, bất cập:
- Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn thành phố nói chung cịn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Một số điểm vui chơi có quy mơ q nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp, không thu hút được đơng đảo người dân tham gia, cịn thiếu sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc đầu tư và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ở các lứa tuổi rất lớn và đa dạng, nhưng điều kiện phục vụ như sân bãi, cơ sở vật chất, trang thiết bị…tại các khu dân cư ở nội thành gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu điểm vui chơi, thiếu các loại hình trị chơi, một bộ phận người dân tự tìm đến các loại hình trị chơi không lành mạnh gây tổn hại tới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hoàn thiện nhân cách. Nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo khơng có điều kiện vui chơi vì phải tham gia lao động cùng gia đình để tăng nguồn lao động và thu nhập. Một số trò chơi như: trò chơi điện tử, Internet… và các điểm tổ chức hoạt động vui chơi giải trí có thu tiền đã lơi cuốn một bộ phận người dân, nhất là trẻ em tham gia làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập, sinh hoạt của các em, ảnh hưởng tới trật tự an tồn xã hội.
- Thành phố cịn chậm trong việc quy hoạch và đầu tư xây dựng những cơng trình vui chơi giải trí cơng cộng lớn, trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần ngày càng tăng của nhân dân thành phố trong lĩnh vực vui chơi giải trí; chưa tạo được nhiều điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến thăm thành phố.
- Thành phố chưa thu hút được các nhà đầu tư có khả năng đầu tư, xây dựng và khai thác hiệu quả kinh tế từ những khu vui chơi giải trí lớn mang tầm cỡ vùng, miền, như khu vui chơi giải trí Tuần Châu (Quảng Ninh), Khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh)...
Hải Phịng có 2 khu du lịch biển, đảo nổi tiếng là Đồ Sơn và Cát Bà có thể lơi cuốn du khách trong và ngồi nước đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, thư giãn, giải trí. Tuy nhiên, việc thu hút khách du lịch đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí dài ngày cũng cịn nhiều hạn chế. Cơng tác quy hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hoá du lịch, sự phối hợp giữa các ngành du lịch, văn hố cịn nhiều hạn chế. Vì vậy chưa thu hút, hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong việc tổ chức các hoạt động văn hố vui chơi giải trí, tham gia đầu tư xây dựng các tổ hợp văn hoá, thể thao du lịch, khai thác có hiệu quả khía cạnh kinh tế trong các hoạt động văn hố giải trí...Đây cũng là những vấn đề thành phố cần hết sức quan tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá trong thời gian tới.
- Việc sử dụng đất cho hoạt động TDTT còn thấp. Hải Phịng là một đơ thị đất chật người đơng với diện tích 1.519 km2, dân số gần 1,8 triệu người. Do những năm trước đây không được quan tâm quy hoạch nên đất giành cho TDTT ở Hải Phòng rất thấp. Theo điều tra quy hoạch của ngành TDTT năm 1997 đất bình qn cho TDTT ở Hải Phịng có 0,8m2/người. Khu vực nội thành chỉ đạt 0,34 m2/người. Sau 5 năm thực hiện chủ trương xã hội hoá tỉ lệ
đất giành cho hoạt động TDTT đã được nâng lên, đến cuối năm 2003 đạt 1,6 m2/ người. Tuy nhiên, đây vẫn là con số rất thấp so với yêu cầu của Chỉ thị 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ phải đạt từ 1- 4m2/người.