- Doanh nghiệp nhà nước, tập thể, tư nhân
3.1.1. Về sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng thời kỳ 2005
kỳ 2005 - 2010
Định hướng phát triển thành phố Hải Phòng từ nay đến năm 2020 đã được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định rõ:
Chủ động và sáng tạo phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố Cảng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển toàn diện; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí của thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc gia...văn hố phát triển tương xứng với vai trị nền tảng tinh thần của xã hội... đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm [20, tr.147 - 148].
Đến đầu năm 2005 dân số của Hải Phịng có trên 1,7 triệu người, trong đó dân đơ thị chiếm 37%, dân nơng nghiệp chiếm 67%; Về giới tính, Nam chiếm khoảng 49,3%, nữ khoảng 50,7%. Dân số của thành phố khá trẻ, có tới 29,4% dân số trong độ tuổi từ 0-14 tuổi, chỉ có khoảng 7% số dân từ 65 tuổi trở lên. Trung bình hàng năm có khoảng 1,75 vạn lao động được đào tạo.
Với mức tăng dân số xấp xỉ 1%/năm, dự báo đến năm 2010 dân số Hải Phòng sẽ là 1,96 triệu người và đến năm 2020 sẽ là 2,1 triệu người, dân số
trong độ tuổi lao động sẽ tăng 1,8% thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tạo ra nguồn lao động khá phong phú cho thành phố.
Hải Phịng là thành phố có trên 100 năm phát triển cảng biển và cơng nghiệp nên đã hình thành một đội ngũ cơng nhân đông đảo giàu truyền thống cách mạng. Hiện nay có trên 14,5 vạn lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng, trên 26 vạn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (giao thông, thương mại, bưu điện...), trên 49.050 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, trong đó có trên 216 tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư, 817 thạc sỹ Người dân Hải Phịng có trình độ học vấn và dân trí tương đối cao. Tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động đang làm việc đã qua đào tạo khá cao, lao động kỹ thuật chiếm 23,3%, cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 5,23% tổng số lao động [45, tr.29]. Tại Hải Phịng có 4 trường đại học: Đại học Hàng Hải, Đại học Y, Đại học Hải Phòng và Đại học Dân lập Hải Phòng, hai Viện nghiên cứu về Biển, Viện Y học Biển và 04 trường Cao đẳng, ngoài ra cịn có các trường trung cấp, trường đào tạo nghề. Nhờ vậy, Hải Phòng được xếp thứ hai sau Hà Nội về tiềm lực khoa học kỹ thụât ở vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ ba trong cả nước... Mặt khác, nằm cách thủ đô Hà Nội khơng xa, Hải Phịng có lợi thế sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học của trung ương cho việc phát triển thành phố thông qua con đường hợp tác, nghiên cứu hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển thành phố
Mơ hình thành phố Cảng tương lai đã được thiết kế với định hướng là thành phố cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại và phát triển, đứng vững bên bờ biển Đông của Tổ quốc; là đô thị trung tâm cấp quốc gia, cửa chính ra biển, có cảng nước sâu (cảng đầu mối, cảng cửa ngõ, cầu cảng nước sâu); là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ,
đường sông (quốc tế) của vùng Duyên hải Bắc Bộ; là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, thuỷ sản, y tế, văn hoá, giấo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ, tài chính - tín dụng, một trọng điểm phát triển kinh tế biển, một cực tăng trưởng mạnh của khu vực kinh tế động lực các tỉnh phía Bắc, có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phịng.
Trước những yêu cầu đặt ra cho một thành phố có vai trị quan trọng trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, đầu mối giao thơng quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng, có vị trí chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh đối với cả nước. Đại hội XIII Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng từ nay đến năm 2010 là:
- Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng đạt khoảng 4 - 4,5% trong GDP cả nước vào năm 2010; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12 - 13%/năm, gấp 1,5 lần mức tăng bình qn chung của cả nước, trong đó, tốc độ tăng bình quân GDP ngành dịch vụ đạt 13 - 14%, công nghiệp - xây dựng 13,5 - 14%/năm, nông - lâm - thuỷ sản 4,5 - 5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố với tỷ trọng dịch vụ trong GDP đến năm 2010 đạt 52 - 53%; công nghiệp - xây dựng 38 - 39%, nông - lâm - thuỷ sản 8 - 9%. Đến năm 2010 GDP bình quân /người đạt 1.800 USD/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18 - 19%/năm; giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng 6 - 6,5%/năm trong đó nơng nghiệp tăng 3,5 - 4%/năm, thuỷ sản tăng 14 - 15%.
-Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2005 - 2010 đạt trên 90.000 tỷ đồng, bình quân trên 18.000 tỷ đồng/năm, tăng 14%/năm, trong đó vốn đầu tư nước ngồi (FDI và ODA) chiếm 30%.
- Cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề trên địa bàn thành phố vào năm 2008.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1%/năm
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đến năm 2010 giảm còn 5 - 6%
- Giải quyết việc làm cho 225.000 lao động, bình quân đạt 45.000 lao động/năm.
- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 55 - 60% vào năm 2010 [20, tr.150 - 151]