Các hoạt động dịch vụ văn hoá khác

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 58 - 64)

Các hoạt động dịch vụ văn hố cơng cộng được hình thành và phát triển như một địi hỏi tất yếu của xã hội. Đặc biệt ở các đô thị, hoạt động văn hố nơi cơng cộng được coi như một bộ phận cấu thành của đời sống đô thị.

Bản thân các hoạt động văn hố nơi cơng cộng rất phong phú, đa dạng về hình thức: Từ biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, băng hình, khiêu vũ, hát karaoke đến các hình thức vui chơi giải trí khác.

Việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ giải trí nơi cơng cộng vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, vừa đem lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những thành tựu về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hải Phòng phải đối mặt với mặt trái của nền kinh tế thị trường. Một số tiêu cực nảy sinh tại các điểm dịch vụ văn hoá khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt là tại các vũ trường, quán karaoke và điểm massage. Các tụ điểm sinh hoạt văn hố này có lúc, có nơi bị biến dạng, trở thành nơi chứa chấp những hành vi phản văn hoá và tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý và các chất gây nghiện khác...

Cần khẳng định rằng các hoạt động văn hố cơng cộng vốn dĩ lành mạnh. Chúng ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của con người, giúp con người cân bằng tâm lý, sức khoẻ. Chẳng hạn, hoạt động khiêu vũ được xem như những hoạt động văn hoá hết sức phổ biến ở các nước, nhất là các nước khu vực Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi...Còn ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, văn hoá... các vũ điệu chủ yếu được du nhập ở nước ngồi và được một bộ phận cơng chúng hưởng ứng nhiệt tình. Vì vậy, vũ trường là địa điểm chủ yếu để người ta có thể tham gia một loại hình nghệ thuật mà họ ưa thích, mặc dù tại những buổi sinh hoạt có tính chất tập thể, cộng đồng, hoạt động khiêu vũ còn tương đối xa lạ đối với mọi người dân.

Tương tự như vậy, karaoke ra đời từ Nhật Bản (với nghĩa là hát theo nhạc), Hát karaoke được xem như là một phát minh trong lĩnh vực giải trí bằng âm thanh, vừa có tính chất thư giãn, vừa nâng cao khả năng âm nhạc của những người tham dự. Karaoke được du nhập và phổ biến ở Việt Nam vào những năm 90 thế kỷ trước và được duy trì khá mạnh mẽ cho đến ngày nay...Gần đây, các quán caphê Internet, của hàng kinh doanh Internet mọc lên cũng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thành tựu kỹ thuật hiện đại để tiếp cận thơng tin tồn cầu một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, những tiêu cực nảy sinh từ các vũ trường, quán karaoke hay qn caphê Intenet..., có một phần do trình độ quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh các loại hình này. Để giảm thiểu những tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của các dịch vụ văn hố nói trên, Nhà nước và ngành Văn hố thơng tin đã ban hành nhiều văn bản pháp lý. Nghị định 87CP của Chính phủ năm 1995 đã yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ văn hố nơi cơng cộng (vũ trường, karaoke) phải tuân thủ. Gần đây, ngày 25/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/2005/CT - TTg nhằm chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường. Chỉ thị yêu cầu tạm ngừng việc cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường trên phạm vi cả nước để các cấp, các ngành tiến hành rà sốt, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở hiện có, từ đó xây dựng quy hoạch và tăng cường các biện pháp quản lý các loại hình dịch vụ này...

Để thực hiện Chỉ thị 17/2005/CT - TTg các ban ngành chức năng của thành phố đã tăng cường kiểm tra các hoạt động dịch vụ giải trí cơng cộng, kiên quyết xử lý vi phạm của các quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke.... [Xem Phụ lục 12, tr.111 luận văn].

Nhìn chung, xu hướng "thương mại hoá" các dịch vụ văn hoá đã gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động văn hố vui chơi giải trí ở thành phố Hải Phịng. Cần thấy rằng, dịch vụ văn hố vui chơi giải trí phải thực hiện một chức năng kép, vừa mang lại hiệu ích kinh tế, vừa mang lại hiệu ích xã hội. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thị trường, những chủ thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này thường quá xem trọng hiệu ích kinh tế, ít quan tâm đến hiệu ích xã hội. Bởi vậy, các tiêu cực xã hội len lỏi trong các dịch vụ văn hoá. Đây là một vấn đề cần được sớm xử lý thoả đáng.

Lễ hội là một dạng hoạt động văn hoá tổng hợp của cộng đồng, dân tộc, là nhu cầu văn hoá của một cộng đồng người. Lễ hội là một hình thức hữu hiệu để phổ cập những giá trị văn hoá dân tộc, lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc hay địa phương. Chỉ trong tâm thế hội, mỗi người mới có dịp thăng hoa bay bổng những phẩm chất, tài năng tốt đẹp của mình, mới có dịp hồ nhập vào cái chung trong ngày hội để tạo thành niềm vui chung, sức mạnh chung và thuần phong mỹ tục chung của một làng quê, một phố phường trong ngày hội.

Các hội làng, các ngày hội cổ truyền ở các di tích lịch sử và văn hố nước ta cịn là nơi giáo dục một cách nhẹ nhàng, tế nhị truyền thống yêu nước, yêu quê hương, yêu nghề, nơi phổ cập, gìn giữ những giá trị văn hố rèn đúc, ươm mầm những tài năng và khát vọng cao đẹp cho thế hệ trẻ.

Hải Phòng là một vùng đất “mới” so với các vùng dân cư khác thuộc châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Thái Bình. Khi xưa, các vùng đất trên đã tập hợp thành làng thì Hải Phịng, nơi cuối sơng, giáp biển còn là vùng đất hoang đầy sú vẹt. Bà Lê Chân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã chiêu mộ trai tráng trong vùng Đơng Triều q mình vào những năm 40 đầu thế kỷ thứ nhất đến khai hoang, lập ấp xây dựng căn cứ chống giặc. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, trên cơ sở làng ấp ban đầu cư dân các vùng khác nhau ở Hải Dương, Thái Bình... đã lần lượt di dân đến đây khai hoang, lập ấp, mở rộng đất đai xây dựng nên làng ngày một trù phú, đông vui. Hương ước của làng Nhân Mục, xã Nhân Hồ, huyện Vĩnh Bảo có ghi “Làng ta là một trong số ít làng cổ nhất của phủ Hạ Hồng. Tương truyền cách đây trên 2000 năm, từ một vùng hoang sơ, mênh mông sông nước, người họ Nguyễn, họ Trần, họ Đoàn sau là họ Vũ từ các nơi xa chọn đất này lần lượt về đây khai sơn lập địa” [41, tr.2].

Dân cư các vùng quê khác nhau di cư đến vùng đất Hải Phịng đồng thời cũng mang cả nền văn hố của làng xưa đến nơi cư trú mới và chính bởi vậy tính

đa dạng văn hố của Hải Phịng là sự tổng hợp của nền văn hoá nhiều vùng quê trong châu thổ sông Hồng và được phát triển lên, tạo nên những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất có điều kiện thiên nhiên, mơi trường sống vùng cửa sóng, cửa gió, nơi ngăn sóng biển, nơi giao lưu đầu tiên với nước ngoài và cũng là nơi chịu sự xâm lăng đầu tiên của giặc ngoại xâm, để từ đó tạo nên “tính cách” của người Hải Phịng nói chung, nét văn hố làng của người Hải Phịng nói riêng.

Bên cạnh cái chung của văn hố làng truyền thống trong đó bao hàm cả văn hố lễ hội và văn hoá dân gian của vùng đồng bằng sơng Hồng, lễ hội ở Hải Phịng có những nét đặc sắc:

Thứ nhất, lễ hội ở Hải Phòng, về cơ bản là các lễ hội của cư dân nông

nghiệp với ước muốn mưa thuận gió hồ, mùa màng tươi tốt, dân khang vật thịnh, cịn có lễ hội của ngư dân- những người đánh cá. Hội chọi trâu Đồ Sơn, chủ yếu là của ngư dân chứ không phải của những người làm ruộng, hay Hội làng Quần Mục (nay thuộc xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phịng) với hai trị chính là bơi thuyền và đi kheo là của những người đánh cá. Hội làng Quần Mục thường được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Thứ hai, lễ hội là do dân, người dân đây chủ yếu là nông dân tổ chức nên.

Thông thường hàng năm, từ nhu cầu cuộc sống, nhu cầu tâm linh và phong tục, tập quán mà người dân (nông dân, ngư dân) tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, lễ hội có thể được tổ chức với quy mô khác nhau ở từng năm, tuỳ thuộc vào việc làm ăn của người dân trong vùng.

Thứ ba, lễ hội của Hải Phòng còn mang sắc thái riêng, độc đáo, ít nơi

hoặc thậm chí khơng nơi nào có, như Hội chọi trâu Đồ Sơn. Theo truyền thuyết dân gian lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là để làm vui lịng thần - Thành hồng làng - là Thuỷ thần, nhưng thần hiện tại là thần Điểm tước (vết chân chim). Người

Đồ Sơn tổ chức hội chọi trâu vào tháng Tám âm lịch, là lúc vụ cá Nam vừa kết thúc và chuẩn bị vụ cá Bắc.

Thứ tư, lễ hội của Hải Phịng cịn mang tính chất biểu tượng. Có thể coi

trị diễn " Thuỷ chiến cửa đình", Ngơ Quyền đánh qn Nam Hán trên sơng Bạch Đằng, nhằm diễn lại chiến công đánh giặc của ông cha ta trên vùng sơng nước, là một ví dụ. Người ta làm thuyền chiến bằng cách ghép những thân cây chuối thành từng bè. Trên các bè có treo rèm, kết.

Ở Hải Phịng, có 3 loại lễ hội truyền thống: Lễ hội mang tính tưởng nhớ; Lễ hội nghề nghiệp phong tục; Lễ hội du xuân ngoạn cảnh.

- Lễ hội mang tính tưởng nhớ, lễ hội Đền Phú Xá, phường Đông Hải,

quận Hải An thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo một danh tướng nổi tiếng thời Trần, người góp phần quan trọng trong 3 lần đánh thắng quân Nguyên- Mông và Bà Bùi Thị Từ Nhiên, một người đàn bà của làng đã có cơng giúp Trần Hưng Đạo trong việc quyên góp, xây dựng kho qn lương, góp phần khơng nhỏ làm nên những chiến thắng đó. Lễ hội Đền Trần Quốc Tảng - một danh tướng thời Trần ở thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên...

- Lễ hội nghề nghiệp, phong tục như Lễ hội chọi trâu tổ chức vào ngày 9/8

âm lịch hàng năm với câu ca đã ghi đậm trong ký ức mỗi người: "Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng tám tháng sáu chọi trâu thì về Dù ai bn bán trăm nghề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu" [41, tr.3]

- Lễ hội du xuân ngoạn cảnh, là lễ hội gắn liền với ngày xuân, mọi người

đi lễ Đền, lễ Chùa và sau đó là du xuân, ngoạn cảnh, thả tâm hồn trong vẻ đẹp của núi sơng như lễ hội chùa Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên, lễ hội Núi Voi, huyện An Lão.

Thành phố Hải Phịng hiện nay có 123 nơi tổ chức lễ hội truyền thống. Trong đó: có 109 lễ hội mang tính tưởng nhớ; 12 lễ hội nghề nghiệp phong tục; 2 lễ hội du xuân ngoạn cảnh.

Ở Hải Phịng, hầu hết các tháng trong năm đều có các ngày hội, lễ hội được tổ chức trên nhiều địa bàn thành phố. Tháng Giêng có tới 25 hội và lễ hội; Tháng Hai có 21 hội và lễ hội; Tháng Ba có 17 hội và lễ hội; Tháng Tư có 05 lễ hội (đặc biệt là Lễ hội đua thuyền Rồng trên biển - Lễ hội làng cá); Tháng Sáu có 02 hội; Tháng Tám có 07 hội (đặc biệt là có Hội Chọi trâu Đồ Sơn - và hội hát Đúm trên sơng ở Thuỷ Ngun); Tháng Chín có 05 hội và lễ hội; Tháng Mười Một có 02 hội và lễ hội; Tháng Mười Hai có 01 lễ hội.

Nhìn chung các lễ hội trên địa bàn thành phố đã diễn ra lành mạnh và thu hút được động đảo người dân tham gia. Các giá trị đích thực của lễ hội được phát huy, tạo khơng khí phấn khởi trong nhân dân, bảo đảm cho nhân dân quyền tự do tín ngưỡng, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hoá. Những di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể cũng được quan tâm bảo tồn thông qua các lễ hội truyền thống. Trong thời gian mở hội, cơng tác xã hội hố việc trùng tu, tơn tạo di tích được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Một phần của tài liệu văn hóa giải trí ở thành phố hải phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w