sản xuất thông qua chính sách kinh tế mới của Lênin
Kế thừa những luận điểm khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng sản là sự xóa bỏ chế độ tư hữu những đó là quá trình được thực hiện từng bước một và bằng những hình thức hết sức đa dạng, phong phú, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước, nhất là đối với những nước mà nền kinh tế chưa phát triển cao. Thông qua các tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết (1918), bàn về thuế lương thực (4 -1921), bàn về chế độ hợp tác (1923)…”, V.I.Lênin đã luận chứng cho tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó được khẳng định trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở thừa nhận sự đa dạng trong chế độ sở hữu.
V.I.Lênin nhận định rằng, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có một thời kỳ quá độ, thời kỳ này dài hoặc ngắn, có ít hoặc nhiều khó khăn tùy vào chỗ: ở điểm xuất phát trong nền kinh tế, địa vị thống trị thuộc về chế độ canh tác quy mô lớn. Ở một nước trong đó những người tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư thì chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những
nước tư bản phát triển - nơi công nhân làm thuê trong công nghiệp. Khi chúng ta đang chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần nhận rõ “chúng ta” là những ai; cần nhớ tất cả những danh sách các bộ phận tổ thành, những chế độ kinh tế khác nhau đã hợp thành nền kinh tế quốc dân. Người viết: “Chúng ta” tức là đội tiên phong, là đội tiên tiến của giai cấp vô sản, chúng ta trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội; nhưng đội ngũ tiên tiến chỉ là một bộ phận nhỏ của giai cấp vô sản và giai cấp vô sản lại cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quần chúng nhân dân. Và để
Chúng ta có thể làm tròn một cách thắng lợi nhiệm vụ của chúng ta, tức là chuyển thẳng lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Đó là mấu chốt của vấn đề [23, tr.274].
Lênin cũng chỉ ra rằng, các bộ phận tổ thành, hay các thành phần kinh tế thuộc những kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau trong nền kinh tế quốc dân ở Nga khi thực hiện chính sách kinh tế mới gồm 5 bậc thuộc 5 kết cấu, từ kết cấu gia trưởng là nửa dã man đến kết cấu xã hội chủ nghĩa, trong đó chiếm ưu thế là kết cấu tiểu nông, tức là kết cấu một phần có tính chất gia trưởng, một phần có tính chất tiểu tư sản. Trong tình trạng trên, không ai có thể phủ nhận tính chất quá độ của nền kinh tế ở nước Nga. Danh từ “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết” có nghĩa là chính quyền Xô-viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là chế độ kinh tế hiện thời là chế độ xã hội chủ nghĩa. Vận dụng vào kinh tế, danh từ quá độ có nghĩa là trong chế độ hiện thời có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Các thành phần thuộc các kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau thời đó ở Nga gồm:
1) Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên;
2) Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước 5) Chủ nghĩa xã hội
Các loại hình khác nhau của kết cấu kinh tế - xã hội nói trên xen kẽ với nhau [23, tr.48].
Ở đây, Lênin sắp xếp các thành phần kinh tế theo trình tự từ thấp đến cao, kinh tế gia trưởng bị phá vỡ sẽ chuyển lên kinh tế hàng hóa nhỏ; sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển, dưới tác động của quy luật giá trị, sẽ phân hóa thành hai cực và chuyển thành sản xuất hàng hóa tư bản tư nhân; tư bản tư nhân phát triển đến trình độ cao sẽ hình thành chủ nghĩa tư bản nhà nước; và chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, giữa nó và chủ nghĩa xã hội không còn bức tường ngăn cách nào, vì chủ nghĩa xã hội là một bước tiến liền ngay sau chế độ độc quyền tư bản nhà nước.
Thành phần kinh tế hàng hóa nhỏ bao gồm nông dân, thợ thủ công và những người làm dịch vụ cá thể, nhưng ở một nước tiểu nông thì nông dân chiếm đại đa số. Nông dân, cũng như những người sản xuất hàng hóa nhỏ nói chung - vừa là người lao động, vừa là người tiểu tư hữu, vừa là người đầu cơ. Bởi vậy, lịch sử đã dậy chúng ta rằng: “nông dân nếu không đi theo công nhân thì đi theo tư bản, không thể khác được” [22, tr.435]. Một trong những điều kiện cơ bản để cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi triệt để là: “sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước, với đại đa số nông dân. Thỏa thuận là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả một loạt biện pháp và bước quá độ” [23, tr.69].
Nhưng nông dân chỉ tin vào hành động, vào kinh nghiệm thực tiễn. Phải làm cho nông dân tin rằng, giai cấp vô sản tạo ra cho họ những điều kiện sinh sống tốt hơn các điều kiện mà giai cấp tư sản đã tạo ra cho họ. Chính vì thế vấn đề đầu tiên khi bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế mới ở Nga là dùng những biện pháp cấp bách để nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân và cải thiện đời sống của họ. Muốn cải thiện đời sống của công dân thì phải có bánh
mì, nên phải bắt đầu từ nông dân. Chỉ có bằng con đường này mới tăng cường được liên minh của công nông, củng cố được chuyên chính vô sản.
Khi việc nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân đi đôi với việc khuyến khích tự do buôn bán thì nhiều người nông dân nghèo sẽ trở thành trung nông, sẽ phục hồi giai cấp tiểu tư sản và chủ nghĩa tư bản, thành thử thế lực tự phát tiểu tư hữu, tiểu tư sản sẽ tăng lên. Đặc điểm cơ bản trong quan điểm tiểu tư hữu là cốt vơ vét được phần hơn còn thì “sống chết mặc bay”. Vì thế những điều kiện kinh tế tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản là kẻ thù chính và nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội. Chính tầng lớp những người tiểu tư hữu vô cùng rộng rãi ở nước Nga là cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ. Chủ nghĩa tư bản tư nhân có đại diện của mình ở trong mỗi người tiểu tư sản. Hàng triệu cái vòi của con thuồng luồng tiểu tư sản đang quấn lấy một số tầng lớp của công nhân; nạn đầu cơ đang chui vào mọi chân lông, kẽ tóc của đời sống kinh tế - xã hội nước Nga, phá hoại bằng nhiều cách chống lại sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước. Chừng nào giai cấp công nhân biết cách giữ gìn trật tự nhà nước, chống tình trạng vô chính phủ tiểu tư hữu, chừng nào giai cấp công nhân học được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy mô lớn toàn quốc, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản nhà nước, thì khi ấy mới đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được củng cố. Chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thành công nếu kỷ luật tự giác của giai cấp vô sản không thắng tình trạng vô chính phủ tự phát của giai cấp tiểu tư sản.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân có đặc trưng cơ bản là dựa trên sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất và sử dụng sức lao động làm thuê. Đương nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của chính quyền Xô-viết, kinh tế tư bản tư nhân không hoàn toàn giống với kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Người khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tư bản tư nhân:
Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những người sản xuất tạo
nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm con đường, phương tiện, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên [23, tr.276].
Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa tư bản tư nhân hay sở hữu tư nhân tư bản đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội. Điều đó không có gì là ngược đời, mà là một sự thật kinh tế hoàn toàn không thể chối cãi được.
Lênin cũng lưu ý, phải phân biệt những nhà tư bản văn minh với bọn tư bản không văn minh. Những nhà tư bản văn minh chấp nhận chủ nghĩa tư bản nhà nước, là những người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm trong xí nghiệp lớn, thật sự đảm nhiệm cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu người, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Còn bọn tư bản không văn minh - tức bọn tư bản không chịu chấp nhận bất cứ chủ nghĩa tư bản nhà nước nào - dùng những hành động đầu cơ, mua chuộc dân nghèo…để phá hoại các biện pháp của chính quyền Xô-viết. Đối với những nhà tư bản văn minh, buôn bán chính đáng, thì chúng ta hết sức ủng hộ, còn đối với mọi hành vi ăn cắp, mọi mưu toan - trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc lén lút - lẩn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê của nhà nước thì phải trừng phạt nghiêm khắc. Có như vậy mới có thể hướng được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đi vào con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin là người Mác-xít đầu tiên đã xây dựng nên những nền tảng lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước và chỉ đạo việc thực hiện chủ trương này trong thực tiễn. Lênin đã vạch ra được một số hình thức cụ thể áp dụng trong những năm đầu thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô-viết. Những hình thức kinh tế cơ bản trong việc thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước là:
Tô nhượng: Lênin quan niệm tô nhượng là một sự giao kèo, một sự liên
kết, liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô-viết với chủ nghĩa tư bản các nước tiên tiến, đó là: hợp đồng giữa nhà nước và một số nhà tư bản, nhà nước giao cho họ được quyền kinh doanh, khai thác khoáng sản, canh tác hay xây dựng trong một thời hạn nhất định. Hợp đồng quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người nhận tô nhượng, trong đó có việc chia sản phẩm, lợi nhuận nộp thuế…hết hạn hợp đồng các tài sản trên lại thuộc về quyền sở hữu của nhà nước. Hình thức đặc biệt này lại càng có ý nghĩa trong những trường hợp mà nhà nước không có khả năng đầu tư, không đủ năng lực kỹ thuật để khai thác…
Đánh giá về tính chất của hình thức tô nhượng, Lênin cho rằng so với những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lòng chế độ Xô- viết thì chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng là hình thức đơn giản, rõ ràng và dễ tiếp thu.
Hình thức hợp tác xã: Hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản nhà nước - hợp
tác xã. Đây là hình thức liên minh giữa nhà nước vô sản với hàng triệu người sản xuất nhỏ, là sự kết hợp lợi ích tư nhân với sự giúp đỡ và kiểm soát của nhà nước đối với những lợi ích đó, làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung của toàn xã hội. Với giải pháp kết hợp lợi ích có thể tránh được sự cưỡng bức nông dân vào hợp tác xã, xóa bỏ sở hữu cá thể của nông dân, bảo đảm quyền sở hữu tài sản của tập thể những người sản xuất nhỏ và tự do buôn bán, nhưng hạn chế tình trạng tự phát và phân hóa tư bản chủ nghĩa. Đây là con đường duy nhất đúng để đưa hàng triệu người sản xuất nhỏ đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin đặc biệt chú ý đến hình thức hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ. Ông coi hợp tác xã trong điều kiện giai cấp vô sản nắm chính quyền và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được thiết lập cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn tô nhượng nên đặt chính quyền Xô-viết trước những khó khăn hơn. Tuy vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước. Trong điều kiện
giai cấp vô sản nắm chính quyền, ở một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản - hợp tác xã là cái tạo nên những điều kiện thuận lợi cho bước qúa độ lên chủ nghĩa xã hội và mở ra con đường mới cho sản xuất nhỏ đi lên theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Trong bản sơ thảo lần đầu cho tác phẩm “Những nhiệm cụ trước mắt của chính quyền Xô-viết”, Lênin đã coi hợp tác hóa là con đường đúng đắn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông viết:
Vị trí hợp tác xã đã thay đổi căn bản về mặt nguyên tắc, từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, từ khi chính quyền nhà nước vô sản bắt đầu việc xây dựng một cách có hệ thống chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở đây, lượng đã biến thành chất. Hợp tác xã khi còn là hòn đảo nhỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, thì là một cửa hiệu nhỏ. Nhưng nếu hợp tác xã đã được phổ cập trong toàn bộ một xã hội mà trong đó đất đai đã được xã hội hóa và các công xưởng, nhà máy đã được quốc hữu hóa, thì nó là chủ nghĩa xã hội [21, tr.197].
Hình thức công ty hợp doanh: Đây là một loại hình chủ nghĩa tư bản
nhà nước, là sự hỗn hợp giữa sở hữu nhà nước với sở hữu tư bản tư nhân, trong đó vừa có các nhà tư bản tư nhân Nga và tư bản nước ngoài, vừa có những người cộng sản cùng tham gia. Khi thực hiện chính sách kinh tế mới, đặc biệt khi chuyển sang kinh tế thị trường, Lênin hết sức chú ý đến hình thức công ty hợp doanh. Thực chất của công ty hợp doanh, theo Lênin là ở chỗ: những công ty này đều biểu hiện việc chúng ta, những người cộng sản, áp dụng những công thức buôn bán, những phương thức tư bản chủ nghĩa.
Hình thức cho tư bản tư nhân thuê tài sản của nhà nước: Đây là một
hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước dựa trên tài sản sở hữu nhà nước cho các nhà tư bản thuê và đầu tư thêm tư bản của họ để tư nhân kinh doanh một xí nghiệp, hoặc vùng mỏ, khu rừng, khu đất…phương thức cho thuê là thông qua một hợp đồng giữa nhà nước với nhà tư bản. Hình thức này giống như