- Nguyên nhân của những sai lầm:
3.1. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM KHUYẾN KHÍCH, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO KINH TẾ HỘ, KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ
ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO KINH TẾ HỘ, KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ PHÁT TRIỂN
Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, tình trạng sản xuất nhỏ manh mún còn phổ biến đang cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, không có con đường nào khác là phải cải biến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, chuyển sở hữu tư nhân cá thể nhỏ sang sở hữu tập thể mới có thể ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu tập thể có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Việc chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất trong kinh tế thị trường phải xuất phát từ những tất yếu kinh tế. Vì lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế hộ mà họ tự nguyện tham gia hợp tác dưới các hình thức khác nhau. Do đó, muốn chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể, phải hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển để nảy sinh nhu cầu hiệp tác sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, quá trình hình thành nhiều loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã có đặc điểm, nội dung hoạt động, quy mô và hiệu quả khác nhau. Bởi vậy,
việc xây dựng và lựa chọn mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương có vai trò hết sức quan trọng.
- Đối với hình thức tổ, hội nghề nghiệp
Đây là hình thức kinh tế hợp tác cần được khuyến khích phát triển. Trước hết, cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ giữa các tổ, hội nghề nghiệp với các trung tâm khuyến nông để để xây dựng mạng lưới, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến người lao động.
Việc thành lập tổ, hội nghề nghiệp là việc làm tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của người lao động. Bởi vậy, các cấp chính quyền, đoàn thể, trung tâm khuyến nông cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện, nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp ở các vùng nông thôn, nhất là vùng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, hải sản…làm nhiệm vụ chế biến nguyên liệu cho kinh tế hộ, lo giúp đầu vào, vốn, khoa học kỹ thuật, lo đầu ra cho họ. Hình thành sự liên kết giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh, hợp tác xã, tổ hợp, hộ gia đình), bổ sung cho nhau để cùng phát triển tạo nên các liên hợp sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình tự nguyện tham gia các tổ, hội nghề nghiệp góp vốn để giải quyết những công việc mà từng hộ nông dân không thể tự giải quyết nổi, qua đó hình thành sở hữu tập thể.
- Đối với hình thức tổ, nhóm hợp tác và tổ kinh tế hợp tác
Trong điều kiện hiện nay, cần coi trọng phát triển các hình thức tổ, nhóm hợp tác và tổ kinh tế hợp tác phù hợp với nhu cầu từng ngành, địa phương. Tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi của hộ nông dân tham gia hợp tác. Tôn trọng tính đa dạng, phong phú về hình thức, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác, không gò ép áp đặt, không đưa ra những mô hình tổ kinh tế mang tính đồng nhất.
Những tổ kinh tế hợp tác hoạt động tốt, có hiệu quả thực sự cần hướng dẫn tạo điều kiện để hình thành hợp tác xã kiểu mới. Tuy nhiên hoàn toàn
không được gò ép chuyển thành hợp tác xã khi hình thức tổ kinh tế hợp tác còn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nông dân.
Cần tránh quan niệm cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, phát triển hình thức tổ kinh tế hợp tác là biểu hiện thụt lùi so với giai đoạn trước đây. Để cho hình thức tổ kinh tế hợp tác phát triển đúng hướng, có tác dụng hỗ trợ kinh tế hộ, trước hết là các hộ nghèo, hộ khó khăn, chính quyền các cấp và các tổ chức có liên quan như liên minh hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ cần khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hình thức tổ kinh tế hợp tác ra đời và hoạt động có hiệu quả, tiến tới hình thành hợp tác xã kiểu mới khi có đủ điều kiện.
Đối với loại hình hợp tác xã
Hợp tác xã có nhiều loại hình: hợp tác xã dịch vụ từng khâu, hợp tác xã dịch vụ tổng hợp đa chức năng, hợp tác xã dịch vụ đơn mục đích hay hợp tác xã “chuyên ngành”. Hợp tác xã sản xuất kết hợp dịch vụ, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện, hợp tác xã có đông xã viên, hợp tác xã ít xã viên,v.v.. Để lựa chọn các hình thức hợp tác xã phù hợp, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, mặc dù còn nhiều khó khăn, song hiện nay phần lớn các hợp tác xã “chuyên ngành” hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của hộ xã viên sản xuất hàng hóa. Trước mắt, cần nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm nhân rộng mô hình này ở những nơi trồng chè, cà phê, trồng cây công nghiệp làm nguyên liệu chế biến…
Thứ hai, các hợp tác xã được hình thành từ hai hướng: một là, chúng được chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, hai là, từ quá trình xây dựng mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 1996. Ở nhiều nơi, hợp tác xã được phát triển từ hình thức tổ hợp tác. Những hợp tác xã dịch vụ đa chức năng, có đông xã viên, do chuyển hầu như toàn bộ xã viên hợp tác xã kiểu cũ sang, với số vốn cổ phần không đáng kể, hoạt động kém hiệu quả. Quá trình chuyển đổi mang nặng hình thức, chạy theo phong trào để báo cáo thành tích, do vậy hợp tác xã “đổi mà không mới”. Xét về bản chất các hợp tác xã này không phải là các hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã 1996. Nếu xét từ tiêu chí hiệu
quả đối với cán bộ xã viên thì loại hợp tác xã này không cần tồn tại. Bởi vậy, cần tổng kết rút kinh nghiệm quá trình chuyển đổi hợp tác xã để có hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã.
Thứ ba, loại hợp tác xã dịch vụ đa chức năng kết hợp với sản xuất, mở mang ngành, nghề phù hợp cả trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành nghề khác trên địa bàn thành phố, thị trấn nói chung. Tuy nhiên, chúng chỉ hoạt động có hiệu quả thực sự và có điều kiện phát triển khi quá trình hình thành và hoạt động tuân thủ quy định của Luật Hợp tác xã 1996. Nói cách khác chúng phải là hợp tác xã kiểu mới đích thực.
Thứ tư, trong điều kiện hiện nay, loại hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện chỉ phù hợp với điều kiện của hợp tác xã chuyên ngành, đơn mục đích, thường là hợp tác xã phi nông nghiệp. Thí dụ: hợp tác xã chuyên chế biến nông sản, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, hợp tác xã đánh bắt cá, hợp tác xã làm muối,v.v.. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện phương châm “ly nông không ly hương”, thì mô hình hợp tác xã loại này sẽ có điều kiện phát triển, giải quyết việc làm, chuyển lao động làm nông nghiệp sang các ngành, nghề khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu, áp dụng mô hình này ở các địa phương là thực sự cần thiết.
Đối với hình thức hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế
Hiện nay mô hình hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế trong ngành chè và mía đường là tương đối điển hình. Do vậy, việc nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng đối với các ngành và địa phương khác trong cả nước là cần thiết và cấp bách.
Trong điều kiện hiện nay, có thể áp dụng các mô hình này đối với một số lĩnh vực sau:
Thứ nhất, áp dụng đối với các lĩnh vực sản xuất và chế biến nông, hải sản với khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa. Chẳng hạn, những vùng trồng rừng làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến giấy, chế biến gỗ làm hàng xuất khẩu; các vùng trồng hoa quả cung cấp cho các nhà máy chế biến hoa quả;
các vùng trồng hương liệu cung cấp cho nhà máy chế biến tinh dầu; các vùng trồng thông lấy nhựa, đay, cao su, tơ tằm,v.v..
Đặc biệt, đối với những vùng có sản lượng lúa lớn xuất khẩu cần xây dựng mô hình hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò nòng cốt, vừa hợp tác, vừa giúp đỡ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Tránh để nông dân bị chén ép gây thua thiệt. Thí dụ, ở đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng, cần tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa công ty lương thực làm nhiệm vụ xuất khẩu với nhà máy chế biến xay xát lúa, các đơn vị thu mua vận chuyển, ngân hàng, các viện nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp để giúp nông dân từ khâu chọn giống đến đào tạo hướng dẫn phương pháp canh tác, ứng vốn, thu mua vận chuyển đến nơi chế biến và xuất khẩu.
Thứ hai, thực tế cho thấy, mô hình nông trường sông Hậu liên kết hợp tác và giúp đỡ các hợp tác xã, các tổ kinh tế hợp tác và nông dân quanh vùng trong sản xuất chế biến, xuất khẩu nông phẩm, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, giúp đỡ về vốn đầu tư trang thiết bị, đào tạo hướng dẫn áp dụng khoa học công nghệ,v.v..là một điển hình tốt mà các đơn vị và các địa phương khác cần nghiên cứu vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng ngành.
Thứ ba, cần phải nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm của một số mô hình hợp tác liên kết giữa các đơn vị kinh tế nhà nước làm nhiệm vụ dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp với các chủ thể sản xuất nông nghiệp: hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, nông hộ, trang trại,v.v.. Thí dụ, hợp tác giữa các công ty dịch vụ thủy nông, các chi nhánh điện cung cấp điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuôc trừ sâu,v.v..
Để thực hiện được quá trình đa dạng hóa sở hữu như trên đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã, đặc biệt trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn thì nhà nước cần thực hiện đồng bộ các chính sách quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh tế này phát triển hiệu quả:
Về quan hệ tài chính nhà nước với hợp tác xã
Mặc dù đã có nhiều nghị định về chính sách đối với hợp tác xã như hỗ trợ tài chính phục vụ công tác chuyển đổi hợp tác xã, các chế độ miễn giảm,
khoanh các khoản nợ của hợp tác xã cũ…Song, cho đến nay vấn đề nợ đọng của hợp tác xã vẫn còn nhiều vướng mắc. Do vậy, chúng tôi cho rằng cần có chính sách bổ sung cho phép xóa các khoản nợ đọng quá lâu của các hợp tác xã yếu kém, bao gồm cả nợ ngân hàng, nợ các doanh nghiệp nhà nước, nợ thuế nông nghiệp và nợ các đối tượng khác, trên cơ sở sau khi đã xem xét kỹ, làm rõ từng trường hợp cụ thể, thực sự thấy hợp tác xã không còn khả năng thanh toán. Đồng thời hỗ trợ tín dụng để thực hiện phương án phục hồi và phát triển hợp tác xã.
Về chính sách đầu tư tài chính đối với kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Vốn đầu tư là nhu cầu cấp thiết cho hoạt động của tổ chức kinh tế hợp tác cũng như kinh tế nông hộ và trang trại gia đình. Hợp tác xã có hai nguồn vốn cung cấp, đó là: vốn từ nội bộ hợp tác xã và nguồn vốn từ bên ngoài. Từ thực tế cho thấy, nguồn vốn từ nội bộ hợp tác xã rất nhỏ bé. Trong khi đó toàn bộ hệ thống có liên quan đến tín dụng cho nông nghiệp nông thôn (từ Trung ương đến cơ sở) bao gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng phục vụ người nghèo, 16 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và hàng ngàn quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, cho vay giải quyết việc làm của Kho bạc nhà nước, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,v.v.. trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ yếu (chiếm khoảng 90% thị phần tín dụng trong nông nghiệp nông thôn). Tuy nhiên, cho đến nay do các khoản nợ cũ chưa được giải quyết nên nhiều hợp tác xã nông nghiệp chưa được vay vốn trực tiếp của ngân hàng quốc doanh. Các nguồn vốn khác từ các đoàn thể, các quỹ hỗ trợ,v.v.. thì bị phân tán, đi thẳng theo các chương trình, dự án đến nông hộ, trang trại gia đình mà ít quan tâm đến vốn hợp tác xã.
Tóm lại, kể cả hai nguồn vốn từ bên ngoài và bên trong đều chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hợp tác xã kiểu mới hoạt động. Tình trạng thiếu vốn diễn ra hầu hết ở các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp là một khó khăn lớn cho các tổ chức kinh tế này phát huy tác dụng. Chính vì vậy, Nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng ngân sách đầu tư cho kinh tế hợp tác xã như: đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ hợp tác xã và lao động
nông thôn, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn…
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm tạo điều kiện pháp lý cho thị trường tài chính ở nông thôn phát triển lành mạnh, đúng hướng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình và hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác.
Về chính sách thuế
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã; Bộ Tài chính đã có Thông tư hướng dẫn số 44/1999/TT - BTC về ưu đãi thuế đối với hợp tác xã. Song, do thực trạng họat động của hợp tác xã nông nghiệp hiện nay còn hạn hẹp. Hoạt động cung ứng vật tư, chế biến tiêu thụ sản phẩm đang là nhu cầu lớn của kinh tế hộ; nhưng phần lớn hợp tác xã đều chưa đáp ứng được. Một số hợp tác xã có làm thì gặp quá nhiều khó khăn trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Hơn nữa, hoạt động dịch vụ của hợp tác xã không phải hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận, mà chủ yếu vì mục tiêu phát triển kinh tế hộ xã viên. Bởi vậy, về lâu dài, Chính phủ nên miễn thuế cho các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp, bao gồm cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,…phục vụ sản xuất và đời sống của hộ xã viên.
Về chính sách ruộng đất:
Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông dân. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quyền sử dụng đất phù hợp với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. Hiện nay, một số quy định trong Luật Đất đai như thời hạn giao đất, hạn điền, về quyền sử dụng ruộng đất của doanh nghiệp, và quyền chuyển nhượng sử dụng đất,v.v.. chưa thực sự phù