ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÓA KINH DOANH

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty thực phẩm miền bắc (Trang 49 - 54)

CỦA CÔNG TY

1.Những ưu điểm

Trong những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh đã được Công ty chú trọng. Vì thế, bằng sự nỗ lực cố gắng ban lãnh đạo, giám đốc và các cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.

Thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch của Công ty đã khá toàn diện đã có kế hoạch trung tâm là kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và các kế hoạch biện pháp để hỗ trợ kế hoạch trung tâm. Các kế hoạch đã thể hiện chi tiết ý muốn chủ quan của người quản lý phù hợp với điều kiện doanh nghiệp.

Thứ hai, công tác tổ chức, phối hợp, phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của Công ty rất chặt chẽ và rõ ràng, phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ làm công tác kế hoạch cho Công ty. Bên cạnh đó, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban khác trong Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch cũng như điều chỉnh kế hoạch. Hệ thống kế hoạch của Công ty đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty và các cấp lãnh đạo.

Thứ ba, kế hoạch được xây dựng đã lấy nhu cầu của thị trường và tiềm lực của Công ty làm 2 căn cứ hàng đầu. Đồng thời, kế hoạch cũng bám sát các chỉ tiêu của tổng Công ty đưa xuống kế hoạch được lập theo phương thức hạch

toán kinh doanh với nguyên tắc " lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi ", kế hoạch được lập đáp ứng cơ bản các yêu cầu mà kế hoạch kinh doanh đề ra.

Thứ tư, phòng kế hoạch tổng hợp đã tổ chức chặt chẽ việc phân tích và

kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh hợp lý.

Thứ năm, Công ty không những đã xây dựng được bản kế hoạch cho mình mà còn tiến hành công tác thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá thực hiện. Đồng thời, việc phân chia thực hiện kế hoạch năm ra các quý cho các đơn vị cũng đã được thực hiện khá tốt.

2. Những hạn chế

Trước hết, là công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và tiềm lực của Công ty còn rất yếu kém, nặng về kinh nghiệm, thực hiện thiếu hệ thống, bài bản, lại chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này.

Công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổng hợp các đơn hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và từ các phương tiện thông tin đại chúng, quá trình này được thực hiện một cách sơ sài, thiếu thực tế, kết quả là cán bộ làm công tác kế hoạch rất thiếu sót thông tin chính xác, kịp thời về thị trường.

Hệ thống thông tin phản hồi từ khách hàng đến Công ty không được tổ chức tốt, tất cả những khiếm khuyết trên đã làm cho bản kế hoạch kinh doanh thiếu tính thực tiễn, không có tính khả thi cao dẫn đến Công ty ngày càng mất thị trường, mất khách hàng truyền thống … kết quả sản xuất kinh doanh thấp.

Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn do phòng kế hoạch thực hiện tuy nhiên, trên thực tế do sự chồng chéo trong chức năng hoạt động và của Công ty giao cho thì hoạt động chính của phòng kế hoạch tổng hợp là kinh doanh một số mặt hàng còn công tác kế vẫn chưa được chú trọng. Các kế hoạch biện pháp đã có nhưng cũng chưa thực sự được chú trọng.

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến còn nhiều thiếu sót trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đó là:

Thứ nhất, phải nói tới chế độ chung của hầu hết các Công ty Nhà nước hiện nay, đó là việc xem nhẹ công tác xây dựng kế hoạch, không chỉ kế hoạch

kinh doanh mà tất cả các kế hoạch khác cũng vậy. Sản xuất kinh doanh mà không coi trọng công tác kế hoạch thì khó mà thành công được. Hiện nay, các Công ty thường chờ các chỉ tiêu kế hoạch đưa từ trên đưa xuống rồi sau đó mới lập ra một bản kế hoạch rất sơ sài.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ kế hoạch chưa được nâng cao ở hầu hết các Công ty. Các cán bộ kế hoạch thường không phải là cán bộ chuyên trách mà chỉ là các nhân viên thuộc các phòng ban có liên quan tới công tác tổng hợp số liệu chứ không phải xây dựng kế hoạch.

Thứ ba, các công ty chưa đủ thực lực về tài chính và chuyên môn để lập ra một bộ phận chuyên trách trong công tác xây dựng các loại kế hoạch.

Thứ tư, các cấp lãnh đạo còn chưa quan tâm đến các bản kế hoạch sơ sài từ phía Công ty đưa lên. Đồng thời cũng không có hướng dẫn cụ thế, sát thực giúp Công ty thuận tiện trong công tác kế hoạch. Các hướng dẫn mới chỉ nói chung chung, rất khó hình dung, mặt khác bản kế hoạch lại là lĩnh vực rộng nên Công ty không biết bắt đầu từ công đoạn nào là hiệu quả.

Thứ năm, Các công đoạn của quy trình công tác kế hoạch chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Đặc biệt là, các công đoạn kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy không tạo ra hiệu quả cho công tác kế hoạch.

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010

1. Định hướng phát triển công ty

* Định hướng chung của công ty

Trong thời gian tới thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 mục tiêu nhiệm vụ của Công ty phải phấn đấu và thực hiện được đó là:

- Trước hết là, kính trình Bộ thương mại xem xét trình Chính phủ cho Công ty Thực phẩm miền Bắc được chuyển đổi tổ chức lại theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con cho phù hợp nền kinh tế trong giai đoạn tới (đã có đề án trình Bộ thương mại) để tăng năng lực đầu tư phát triển, tăng khả năng cạnh tranh tiến tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh về kinh doanh nông sản thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Đổi mới có chế quản lý điều hành hoạt động phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường giải quyết tốt các mối liên kết dọc, liên kết ngang, thống nhất mục tiêu của Công ty, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nâng tầm hoạt động hiện nay của đơn vị lên, tạo điều kiện để đơn vị phát huy tính chủ động, năng lực sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, tạo tiền đề hình thành tập đoàn kinh tế mạnh góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

- Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng truyền thống là: đường, sữa, rượu, bia, bánh, kẹo, thuốc lá, cao su, lúa, gạo, tấm, cám, cà phê, hạt tiêu, sắn, ngô, hạt điều và bổ sung thêm các mặt hàng mới nhằm đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Thường xuyên theo sát thị trường, nắm bắt kịp thời về giá cả các mặt hàng để tổ chức kinh doanh với số lượng lớn góp phần bình ổn và chi phối thị trường.

- Phát triển, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tích cực tìm kiếm bạn hàng mới, mặt hàng mới, tăng khối lượng hàng hóa kinh doanh để tăng doanh thu tiêu thụ nội địa và kim ngạch xuất khẩu.

- Củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất và mặt hàng hiện có, tích cực học tập áp dụng công nghệ mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ để giữ vững thị trường và lòng tin của người tiêu dùng.

- Tiếp tục đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất hiện có. Đầu tư để sản xuất các mặt hàng hiện có sức tiêu thụ rất lớn như tinh bột sắn, đường ăn, các mặt hàng nông sản sau thu hoạch và thủy hải sản, bánh kẹo Hữu Nghị… Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến, vùng kho và phân xưởng.

- Triệt để khai thác công suất của các khách sạn và nhà hàng hiện có, mở rộng kinh doanh ở một số khu du lịch nổi tiếng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để tăng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động dịch vụ và khách sạn.

- Đổi mới công tác quản lý tài sản, tài chính cho phù hợp với mô hình của Công ty, duy trì tốt việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trực thuộc … kịp thời phát hiện, uốn nắn và kiên quyết xử lý tập thể và cá nhân có sai phạm trong quản lý làm thất thoát tài sản của công ty. Bên cạnh đó, thường xuyên phát động phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô,… đồng thời làm tốt công tác quản lý kinh tế, huy động đầy đủ, kịp thời các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện các phương án cổ phần hóa. Đó là, song song với công tác chỉ đạo và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cần chuẩn bị tốt mọi công việc, điều kiện như kiểm kê đánh giá giá trị tài sản, phương án sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, lao động, nghiên cứu chế độ chính sách ... để tiến hành cổ phần hóa Công ty theo Nghị định của Chính phủ và Bộ Thương mại.

- Tích cực phấn đấu để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm.

* Định hướng về công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu phương hướng trên, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp theo đúng nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và mục tiêu, kế hoạch của Bộ Thương mại giao.

- Công tác xây dựng kế hoạch phải gắn sát với năng lực và thị trường của công ty hơn

- Cán bộ làm công tác kế hoạch phải nâng cao trình độ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2007-2010

Mục tiêu phát triển của công ty trong 5 năm tiếp theo (2006- 2010) là đảm bảo tốc độ tăng trưởng của toàn công ty trên 10%/ năm. Doanh thu tiếp tục tăng đảm bảo lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành 100% nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đời sống của các cán bộ công nhân viên được đảm bảo và ngày càng sung túc với mức thu nhập bình quân/ người/tháng tăng 4%-5%/ năm. Công tác đầu tư XDCB: năm 2000 công ty đã đầu tư khá lớn, đạt 195% so với năm 1998 & 1999, do đó trong hai năm tiếp theo ( năm 2006 và năm 2007) hoạt động đầu tư cơ bản có giảm hơn để tận dụng hết năng lực sản xuất trước đó. Đến năm 2008, tỷ lệ giành cho đầu tư XDCB sẽ tăng lên nhằm tạo khởi đầu tốt cho việc thực hiện các kế hoạch tiếp theo.

Bảng 12: Các chỉ tiêu kế hoạch

TT Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 2010

1 Doanh thu Tỷ đồng 3.630 4.000 4.400 4.832

2 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,7 6,2 6,8 7,4

3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 6,5 9 10 10,674

4 Số lao động bình quân Người 1.350 1.400 1.420 1.440 5 Thu nhập bình quân Triệu đồng/

người

1,7 2 2,3 2,5

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Như vậy, dự kiến đến năm 2010 các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty thực phẩm miền Bắc như sau:

- Tổng doanh thu: 4.832 tỷ đồng - Lợi nhuận : 7,4 tỷ đồng - Nộp ngân sách : 10,674 tỷ đồng - Thu nhập bình quân : 2,5 triệu đồng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty thực phẩm miền bắc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w