Triết lí của nhân vật

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 47 - 49)

II. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRIẾT LÍ CỦA NAM CAO

1. Triết lí của nhân vật

Ở các nhà văn khác, điển hình là Thạch Lam, ông đã lấy ngôn ngữ của mình để diễn đạt ngôn ngữ nội tâm nhân vật, vì vậy không có sự cá thể hoá. Còn ởđây, những triết lí trong các tác phẩm của Nam Cao hầu hết là của các nhân vật tự phát biểu, tự nói lên. Nam Cao đã không dùng ngôn ngữ của mình chi phối ngôn ngữ của nhân vật, dù là bộc lộ nội tâm nhân vật. Nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của mình, khiến cho độc giả có cảm giác cả nhà văn và bạn đọc đều đang đứng ở phía bên ngoài và nhìn nhận những câu triết lí do nhân vật phát biểu. Câu triết lí của Bá kiến là ngôn ngữ của chính Bá kiến, là kết quả của một quá trình lăn lộn, chiêm nghiệm nhân vật mới rút ra được. Vì vậy những quan niệm do Bá kiến đưa ra mang ý nghĩa khách quan, có vẻ như không phải là ý muốn chủ quan của nhà văn. Đọc những câu triết lí:

Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm”.

“Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”… ta thấy hình như Nam Cao đã đứng ngoài lềđể cho nhân vật tự phát biểu, tự hành động theo những triết lí mà nhân vật đưa ra. Đó là triết lí qua ngôn ngữ của một “kẻ cướp”. Hay trong con mắt của Chí Phèo “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng tao”. Đó là cái oai của Chí Phèo, của một kẻ khốn cùng. Đến với những kiếp người nghèo khổ, Nam Cao cũng để cho nhân vật tự do triết lí. Trong Lão Hạc, ông giáo từ thực tế của đời thường đã tự rút ra một triết lí: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ

thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớđể cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Hay câu triết lí về sự bất công của Nhu trong Ở hiền: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền cũng không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn”. Hay trong những quan niệm về nghệ thuật, đó cũng là những triết lý do các nhân vật tự phát biểu, tự rút ra. Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhân vật Hộ trong Đời thừavăn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà văn Điền trong Trăng sáng sau một khoảng thời gian thất bại do sai lầm trong khi chọn cho mình một hướng đi, cuối cùng cũng đã tự rút ra được “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là

ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Rõ ràng, tất cả những triết lí đó điều do những nhân vật của Nam Cao đúc rút ra từ hiện thực cuộc sống của chính mình. Những câu triết lí này đem lại sự khách quan về mặt ý nghĩa, khiến cho nhiều người đồng tình và đặt niềm tin và sự chân thực của nó. Điều này đã thể hiện sự sáng tạo về mặt nghệ thuật của Nam Cao mà không phải nhà văn nào cũng có khả năng đó. Những triết lí này tạo được niềm tin ở nhiều người đã khẳng định giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người dân. Nam Cao đã đào xới, đi sâu vào cuộc sống hiện thực của mỗi người với những mảng đời khác nhau, đưa ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Vẫn biết rằng những triết lí sống xuất hiện trong tác phẩm dù là ngôn ngữ, giọng điệu của ai thì nó vẫn là những phát ngôn cho tư tưởng, quan niệm, tình cảm của Nam Cao. Nhưng với ngôn ngữ chân thành, giản dị phát ra từ tâm hồn, trái tim với những suy ngẫm về cuộc đời của những nhân vật đời thường, những triết lí đó đã được mọi người tiếp nhận một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)