Mỗi con người trong cuộc đời đều trải nghiệm qua sự sướng khổ, buồn vui với những cung bậc và âm điệu rất khác nhau. Nam Cao –một nhà văn có nhiều kinh nghiệm sống với một cái nhìn sâu sắc đã đưa vào trong tác phẩm những triết lí về sự sung sướng, nỗi khổđau của cuộc đời. Đây có thể là những điều mà mỗi chúng ta có thể nhận ra và rất đỗi quen thuộc, nhưng Nam Cao đã thổi vào đó một giọng điệu mang sắc thái riêng của nhà văn khiến cho nó quen mà lạ, đơn giản mà kín đáo, sâu xa. Những câu triết lí của Nam Cao về vấn đề này không hề gây cảm giác nhàm chán bởi những cái bình thường mà trái lại, nói có sức gợi, tạo sự liên tưởng sâu xa trong lòng độc giả về nhân cách, lối sống của bản thân mỗi người nói riêng và của mọi người trong xã hội nói chung.
Nếu chúng ta nghĩ rằng sự sung sướng rất khó đạt được thì chúng ta đã lầm. Có nhiều lúc, sự sung sướng đến với chúng ta một cách rất đơn giản, Nam Cao đã chỉ ra điều đó: “Cái xấu của người khác bao giờ chẳng làm ta sung sướng. Ta thấy ta còn tốt hơn chán người” (Đòn chồng). Đây hình như là cái tâm lí chung của người đời. Tác phẩm có tên Đòn chồngđã hé mở một trận đòn của một ông chồng giáng xuống đầu vợ mình. Đúng như vậy, vợ Lúng vì một nguyên nhân, chính xác hơn là vì miếng ăn, đã bị đánh một trận đòn chí tử mà bất kì ai chứng kiến cũng phải xót xa. Suy cho cùng, chỉ vì đói quá nên thị mới làm liều. Nhưng nhiều khi, tâm lí của người đời cũng thật ác nghiệt. Họ cảm thấy hể hả vui sướng khi chứng kiến sai phạm của người khác, bởi “ta thấy ta còn tốt hơn chán người”. Triết lí này có thể nói là đúng và không hoàn toàn phủ nhận được, ít nhất là đối với những nhân vật đã được Nam Cao chọn để phát ngôn câu nói đó.
Đây là sự vui sướng theo đúng qui luật tâm lí của con người nhưng lại theo chiều hướng tiêu cực. Sự vui sướng này hoàn toàn khác với cái vui trong Tình già. Sau khi chồng thị Yên về quê với một số tài sản kếch xù, ít nhất là đối với thị, bố thị và những người dân nghèo nơi đây, nỗi vui sướng của thị không gì diễn tả hết. Và cứ thế, như tâm lí của mọi người, thịđem niềm vui sướng ấy để chia sẻ, nói đúng hơn là đi khoe với mọi người, bởi lẽ “Khi người ta sung sướng, người ta không thể ngồi yên một chổ. Người ta cần gào nỗi vui sướng của mình cho mọi người hay” (Tình già). Nam Cao tỏ ra rất am hiểu những suy nghĩ, diễn biến tâm lí của mỗi con người.
Cũng nói về sự sung sướng, nhưng ởđây, Nam Cao lại ví nó như một món ăn ngon cần phải dùng khi còn nóng mới có thể cảm nhận được hết mùi vị tuyệt vời của nó, cho nên “không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại” (LãoHạc). Cái sự sung sướng của người nghèo như Lão Hạc và ông giáo rất là đơn giản, đó có thể là những thú vui bình thường nhất.
“Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng có kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào…Thế là sướng!
So với kẻ giàu, cái khoảnh khắc có được sự sung sướng của người nghèo thật bình dị nhưng đáng quí, đáng trân trọng biết bao!
Trong một hoàn cảnh khác, với những nhân vật khác cùng những cá tính đặc biệt, quan niệm về sự sung sướng lại hoàn toàn khác. Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giò thì sung sướng theo kiểu của một thằng say rượu: “Khi người ta say, người ta quên cả những lầm than của kiếp người, nghĩa là người ta sướng lắm!” Cũng là một thằng say rượu, nhưng Chí Phèo lại có một triết lí khác: “Ở tù sướng quá! Đi ở tù còn cơm để
mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn”. Trường hợp của Chí Phèo và Trạch Văn Đoành là những trường hợp hiếm hoi trong trang văn của Nam Cao. Đây là cuộc đấu tranh quật khởi của hai con người muốn lăm le, hăm dọa cái xã hội đương thời, là mầm mống của một sự phản kháng quyết liệt để giành lấy quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc.
Trạch Văn Đoành là con của một lão đi câu. Cuộc sống nghèo khổ của hai cha con diễn ra bên bờ sông với niềm vui nhỏ nhoi là tìm sự vui sướng trong men rượu, bởi theo họ, khi người ta say là quên hết sự đời, quên cả nỗi cực nhọc khổ đau đang đeo bám. Nhưng sau đó, từ cái chết của cha và sau mấy năm bỏ làng ra đi, Trạch Văn Đoành “đột nhiên trở về nhảy tót lên bao lơn ngồi làm một ông kì mục”, rồi đùng một cái “ hắn
đưa bốn ông lên huyện về việc bao chiếm công điền. Đùng một cái nữa, hắn đưa mấy ông khác lên huyện vì việc lạm tiền công quỹ. Rồi đùng một cái nữa… và cái nữa … luôn năm, sáu cái đùng như vậy hắn làm các ông thua liểng xiểng. Bởi tội các ông nhiều như
lá trên rừng… các ông đâm hoảng”.Thế là Trạch Văn Đoành sống ung dung. Nếu lúc xưa hắn phải tìm sự sung sướng trong men rượu thì hiện tại, sự sung sướng đến với hắn một cách đường hoàng do chính hắn tạo lập nên. Đây là sự đấu tranh đi tìm sự sung sướng cho bản thân và đã kết thúc thắng lợi.
Còn Chí Phèo khi đã hết đường mưu sinh, hắn nhận ra một điều: “Ở tù sướng quá!” Nhìn bề ngoài đây là cách nói của một thằng du côn, nói như vậy có vẻ hắn thích đi ở tù thật! Nhưng xét kỹ, Chí Phèo chỉ muốn tìm một nơi yên ổn, bình an, cốđịnh. Đối với hắn, được như vậy đã là sung sướng, chứ thật sự không phải hắn muốn đi ở tù. Câu đối đáp của Chí Phèo với Bá kiến cũng là lời thách thức cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Câu nói của Chí Phèo mang chút gì đó thật chua chát cho số phận của những người nông dân nhỏ bé, nghèo khổđang ngày càng bị dồn vào bức tường không có lối thoát.
Trong tình yêu, một địa hạt tưởng chừng như chỉ tồn tại niềm vui sướng như Nam Cao đã từng khẳng định: “Sung sướng thay là những người yêu” (Truyện tình) cũng xuất hiện cả sựđau khổ. Anh lính, một nhân vật trong truyện ngắn Đui mùđã từng sống trong tình yêu hạnh phúc vô bờ. Nhưng sau khi phát hiện ra sự thật, một sự thật hết sức đau lòng: người yêu phản bội anh đau đớn khôn nguôi và hoàn toàn thất vọng về tình yêu. Nam Cao thốt lên chua chát: “Thà rằng cứ đui mù như anh lính nọ lại được hoàn toàn sung sướng hơn là tìm đến sự thật để thất vọng vì sự thật”. Bất kỳ ai cũng muốn tìm đến với sự thật và không muốn bị lừa dối. Ngược lại qua câu truyện này Nam Cao chấp nhận việc không cần biết đến sự thật. Biết làm gì! Nếu nó phá vỡ tất cả niềm vui sướng của con người chúng ta và chỉ đem lại sự buồn tủi, khổ đau. Trong tình yêu, sự phản bội là điều khiến mọi người đau lòng nhất.
Đến với Từ trong Đời thừa, ta cảm nhận được nỗi đau tình yêu còn lớn hơn thế! Bị người tình ruồng bỏ, phụ bạc, Từđã hết hi vọng ở cuộc đời này khi mang trong bụng đứa con của kẻ bạc tình. Nhưng Hộđã xuất hiện và giang đôi cánh tay cứu vớt đời Từ, cả bà mẹ già còm cõi của Từ. Trong xã hội có mấy ai được như thếđâu! Nghĩa cử cao đẹp đó đã dấy lên trong lòng Từ tình yêu và cả lòng kính trọng, nể sợđối với chồng “Từ yêu chồng với một tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi”. Được Hộ -một nhà văn cưu mang, những tưởng Từ sẽ sống trong hạnh phúc của mái ấm gia đình, nhưng không phải, Từđã đau khổ lắm! Với số lương còm cõi của một nhà văn sĩ như Hộ, nuôi sống bản thân đã là một điều chẳng dễ dàng, nay có thêm Từ và các con, Hộđã phải tất bật lên để kiếm tiền, để nuôi sống gia đình. Từ hiểu và hiểu rất rõ tất cả sự cực nhọc, nỗi vất vả của Hộ. Và Từ càng đau khổ hơn khi nhận ra chính Từ, vì Từ mà Hộ khổ. Chao ôi! “Còn gì buồn cho bằng khi biết mình làm khổ cho người mà mình yêu”. (Đời thừa). Nam Cao đã trải nghiệm qua được những nấc thang của cuộc đời, và ở đây, ông tỏ ra rất hiểu, đồng cảm sâu sắc về sựđau khổ trong tình yêu. Từ hiện lên với hình ảnh một người phụ nữ chịu thương chịu khó, hết mực yêu chồng, thương con. Song, cuộc đời lại hình như không mỉm cười với số phận của Từ.
Còn Hộ, Hộ cũng rất yêu Từ và các con. Hộ có một tấm lòng nhân đạo, một tình yêu thương vô bờ khi đã cứu vớt cuộc đời của Từ. Lí tưởng của Hộ là một lí tưởng chứa chan tinh thần nhân đạo, hết sức cao cả, đó là viết được “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòngthương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Là một nhà văn thật sự có tài, Hộ hoàn toàn có thể làm được nếu như Hộ có đủ thời gian, đủđiều kiện về vật chất để thực hiện hoài bão, để nuôi lớn giấc mộng văn chương. Nhưng hiện tại, Hộ phải đương đầu với gánh nặng áo cơm đang ghì sát anh xuống đất, không cho anh bay cao, bay xa với những lí tưởng của bản thân. Xuân Diệu đã từng thốt lên:
Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ
Thi sĩ Tản Đà cũng đã thật chua chát trước thực tại:
Có đàn con trẻ nheo nheo Có dăm món nợ eo sèo bên tai
Trước kia, khi chỉ có một mình, Hộ không cần phải quan tâm, lo toan đến những tủn mủn về vật chất và “đói rét không có nghĩa lí gì đối với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng”. Thế nhưng từ khi làm chồng làm cha, bi kịch của cuộc đời Hộ đã thật sự diễn ra. Hộ đã phải từ bỏ giấc mộng văn chương, phải viết những tác phẩm “vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi ”. Không những vậy, Hộđã đánh đập Từ và các con, anh đã chối bỏ lẽ sống tình thương mà chính bản thân anh đã từng đề cao. Với một trái tim đồng cảm sâu sắc, Nam Cao nhận ra tất cả và thấu hiểu hết nỗi đau khổ của Hộ cũng như của các trí thức đương thời “Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”. Bi
kịch của Hộ cũng chính là bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ nói riêng và của mọi người nói chung, khi mà mọi khát khao, ước mơ cao đẹp của họ bị cuộc đời thực dội nước lạnh làm cho tắt ngấm. Nam Cao đã vạch rõ cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ không đem lại điều gì tốt đẹp mà chỉ là một ngọn lửa đã thui chột mọi tài năng, khát vọng cao đẹp của con người chạy trốn thực tại thì không thể nên con người đành phải sống một cuộc đời khổ sở, hết sức khốn cùng.
Trường hợp của văn sĩ Hộ không phải là cá biệt mà là đại diện tiêu biểu cho cả một tầng lớp đang bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, không sao ngóc đầu lên được để thực hiện những ước mơ, những lí tưởng dang dở còn đang hình thành trong khối óc. Như vậy đây là một bi kịch tinh thần, một bi kịch xã hội đã gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm xót thương vô bờđối với số phận nhân vật. “Nhân vật không hề thanh thản mà đầy dằn vặt, đau đớn khi đứng trước sự lựa chọn giữa lí tưởng nghệ thuật chân chính với tình trạng buộc phải viết cẩu thảđể kiếm tiền, giữa lẽ sống tình thương cao cả
với những hành động phạm vào lẽ sống đó, đẩy anh vào bi kịch tinh thần không lối thoát”.(Trần Đăng Suyền, 2004:82)
Nam Cao đã tỏ ra rất sâu sắc khi nhận ra chính cái khổ là nguyên nhân khiến cho con người nhiều khi đánh mất cái bản tính thường ngày, bởi “Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta”. (Trăng sáng). Cuộc đời của con người như một bông hoa, theo ngày tháng, đóa hoa ấy cứ lớn dần lên, những cái khổ là một độc tốđã dần dần làm cho hoa khô héo, ủ rũ mất dần sự sống. Trong Trăng sáng, thực ra vợ của Điền không hẳn là người xấu “Những phút thảnh thơi sao mà thị hiền dịu đến thế! Đáng yêu đến thế! Điền không nhận ra một chút gì ở thị nó có dính dáng đến người
đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con, mắng con ở, mắng mèo, mắng chó, khiến nhà cứ om lên suốt ngày”. Những lo lắng thường ngày là liều thuốc độc hủy hoại những tính tình tươi đẹp của con người. Nam Cao từng chỉ ra “Chất độc ở ngay trong sự sống” (Sống mòn).
Tâm hồn và tính cách của vợĐiền không giống nhưĐiền. Thị suốt đời chỉ biết tính toán, tính toán một cách nhỏ nhặt, chi li cho gia đình, thế nên thị khổ vì “những kẻ
suốt đời tính toán là những kẻ tự làm khổ thân suốt đời”. Nam Cao tỏ ra rất thấu hiểu, thông cảm với vợĐiền và những người cùng cảnh ngộ bị cái khổ dày vò. Trong cái xã hội bất công ấy, Nam Cao đã chứng kiến biết bao cảnh ngộ cùng cực đáng thương. Như để thuyết minh một cách rõ ràng hơn sự chi phối của cái đói, cái khổđã dẫn đến sự thô lỗ, cáu bẳn, cục cằn của con người, Nam Cao đã từng mượn suy nghĩ của Điền khi nghĩ về sự gắt gỏng của vợ anh “Ai chả thế? Người ta không phải là thánh. Sự khổ dễ khiến lòng chua chát. Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được? Ai mà chả hay gắt gỏng?”.
Và vì mọi người đều khổ, tai hại hơn, họ lại nghĩ chỉ vì người khác mà mình khổ, cho nên thật đau lòng khi họđay nghiến, dày vò, dằn vặt nhau. Mượn lời của Điền trong Nước mắt, Nam Cao đã chỉ ra lí do vì sao gia đình ông phán láng giềng thường xuyên rơi vào cảnh “nhà không lúc nào yên, đàn trẻ khóc như ri. Mẹ chồng nghiến rức con dâu, con dâu cãi lại mẹ chồng. Cô em nói mỉa mai”. Đó là vì “người nào cũng khổ
Với tầm nhìn bao quát rộng lớn, Nam Cao đã chỉ ra đây là một lí do đã khiến con người trở nên xấu xa trong mắt nhau, làm xấu đi quan hệ gia đình, rộng hơn là quan hệ xã hội, không còn tình thương yêu mà chỉ còn là sự thù ghét, hiềm khích lẫn nhau. Điều này đã làm cho con người ngày càng cách xa nhau hơn và đáng buồn là họ lại