Triết lí về tình yêu và hạnh phúc:

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 40 - 44)

Tình yêu là gì và hạnh phúc như thế nào? Có rất nhiều người đã đi tìm sự giải đáp cho vấn đề này nhưng vẫn chưa được thỏa đáng. Tình yêu là một thứ tình cảm lãng mạn tuyệt vời giữa hai con người, hai trái tim đồng cảm với nhau. Có được tình yêu chân thành, chín chắn đó là điều hạnh phúc đối với mỗi người. Sự ra đời của loài người cũng bắt đầu từ tình yêu của Ađam –Êva, hay theo truyền thuyết của người Việt, sự xuất hiện của mỗi chúng ta cũng là kết quả của mối tình giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Như vậy có thể nói tình yêu là khởi đầu cho tất cả. Đồng hành với tình yêu là sự ra đời của niềm hạnh phúc và sự khổ đau. Đây là những vấn đề được nhân loại quan tâm đến rất nhiều. Nam Cao – nhà văn hay triết lí nhất, cũng đã đưa những điều này vào tác phẩm và khái quát lên thành những triết lí thật sự có chiều sâu. Về nỗi khổ đau, đề tài đã có đề cập đến phần trước, đến đây, ở phần này sẽ tập trung vào những triết lí của Nam Cao về tình yêu và hạnh phúc. Đây là khía cạnh hết sức thú vị, có sức thu hút đối với nhiều người. Nam Cao đã cho mọi người thấy bản thân ông không hề khô khan, lạnh lùng mà ngược lại với những triết lí về vấn đề này, ông đã đi sâu vào lĩnh vực của tình yêu và tìm hiểu nó ở nhiều phương diện, chứng tỏ ông là một nhà văn có trái tim dạt dào tình cảm và có am hiểu sâu sắc.

Với Truyện tình, Nam Cao đã đưa ra hai câu triết lí có vẻ như rất trái ngược nhau nhưng nếu đặt nó vào tình huống của những người đang yêu thì thật ra nó rất có lí: “Sung sướng thay là những người yêu”, “Nhưng hèn vô cùng là những thằng yêu”. Trong câu truyện, nhân vật tôi và Kha được Nam Cao miêu tả là một đôi tình nhân đang yêu nhau. Chính tình yêu đã làm cho nhân vật tôi trở thành một con người nói dối, anh ta đã bỏ mặc ánh mắt mòn mỏi chờđợi của người mẹ già và những người thân thuộc ở quê nhà đểở lại cùng người yêu. Và anh đã cảm thấy rất vui sướng khi được người yêu giao phó công việc là chăm sóc chu đáo cho con vẹt. Sự sung sướng trong tình yêu không gì diễn tả hết. Nhưng sự phũ phàng của người yêu đã kéo anh ta từ thiên đường trở về với cuộc sống thực tại. Anh vô cùng tức giận khi Kha có cử chỉ, thái độ không chung thủy nhưng khi giáp mặt với Kha, tất cả lại tan biến đi và anh lại là một con thỏ non vô cùng ngoan ngoãn trước mặt nàng. Chính vì vậy, Nam Cao mới đi đến kết luận “hèn vô cùng là những thằng yêu”.

Tình yêu có một sức mạnh vô hình, đem lại nhiều điều phi thường, có khả năng biến đổi tâm trạng con người trong tích tắc. Chỉ cần một nụ cười một lời nói cũng đã khiến cho nhân vật tôi trở thành một tên hèn, không thể bộc lộ và thể hiện được những tư tưởng, thái độ, tâm trạng của bản thân. Chính nó cũng là một động lực khiến anh để tâm vào những công việc do người yêu giao phó và anh đã rất sung sướng, rất hạnh phúc khi làm vui lòng người yêu.

Không những thế, tình yêu còn có một khả năng khác mà chỉ có những người đang yêu mới có thể hiểu nổi. Nam Cao đã nhận định “Tình yêu làm cho con người có duyên”. (Chí Phèo). Với ngoại hình của Thị Nở, không một ai trong làng dám đến gần thị vì thị quá xấu, xấu đến nỗi “ma chê quỷ hờn”, duy nhất chỉ có Chí Phèo là cảm thấy “trông thị thế mà có duyên”. Và hắn đã yêu thị lắm lắm! Đối với một người bình thường không cần đẹp, khen là có duyên vẫn có thể chấp nhận được nhưng cho rằng Thị Nở có duyên thì chỉ có Chí Phèo mới đủ tình yêu để có thể cảm nhận được. Tình yêu của hai người đã trở nên bất hủ trong văn học. Mối tình tuy chỉ vỏn vẹn năm ngày ngắn ngủi

nhưng nó đã đem lại cho Chí Phèo –một con quỷ dữ làng VũĐại và Thị Nở –một người xấu xí vừa đần, vừa dở hơi một chân trời mới lạ, khiến cả hai, nhất là Chí Phèo có sự thay đổi về tâm hồn đến độ không ngờ. Đã từ lâu, người trong làng đã không còn xem Thị Nở là một phụ nữ bình thường mà là một con quái vật xấu xí, thế nhưng Chí Phèo lại cảm nhận được những nét nữ tính đang “tiềm ẩn” trong con người thị. Và thịđã khiến Chí Phèo không say vì men rượu nhưng lại say bởi men tình “đàn bà không có men như

rượu nhưng cũng làm người say”. Câu triết lí của Nam Cao đưa ra lúc này càng khẳng định vai trò của người phụ nữ, vai trò của tình yêu đối với mỗi con người. Nếu không có thị Nở, không có tình yêu thì có lẽ Chí Phèo vẫn sống nhưng đó là cuộc sống của một con quỷ dữ chứ không phải của con người. Nhờ vào tình yêu, Chí Phèo tìm được con đường đi trở về cuộc sống lương thiện. Tình yêu của thị Nở thần kì biết bao! Hương vị của tình yêu, của bát cháo hành mà thị Nở tự tay trao cho Chí Phèo đã lấn áp được cả hơi rượu đã ăn sâu vào huyết quản Chí trong mấy năm qua. Nam Cao đã cho chúng ta thấy rằng sức mạnh của tình yêu không có gì sánh được. Tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở vì thếđã trở thành bất tử trong tâm hồn hàng triệu độc giả Việt Nam.

Tình yêu cũng có những qui luật của nó. Nam Cao đã chỉ ra một điều rất dễ nhận ra “một người đàn bà rất dễ làm ta quên một người đàn bà khác” (Một chuyện Xuvơnia). Đây là triết lí, là quan niệm của mẹ Hàn. Bà đã quyết định cưới một người vợ khác cho Hàn, đây là một “bài thuốc” để giúp Hàn quên Tơ, theo ý nghĩ của bà. Thế nhưng, câu triết lí này không hoàn toàn là chính xác. Nó có thể chỉ đúng trong trường hợp người vợ cưới về sau đẹp và ngoan ngoãn hơn người trước. Còn ởđây, Hàn không thể chấp nhận được những nét xấu của vợ mình. Vì thế, Hàn vẫn không thể bỏ được ý nghĩ muốn cưới Tơ về làm vợ. Câu triết lí do Nam Cao đưa ra có ý nghĩa khẳng định lại một qui luật phổ biến trong tình yêu. Không phải bất cứ người nào cũng giữ nguyên tình yêu của thuở ban đầu. Trường hợp của Hàn không phải là trường hợp tiêu biểu của lòng chung thủy, chỉ vì người vợ do mẹ Hàn cưới về cho Hàn không được như Tơ nên Hàn mới không bằng lòng. Giả sử người vợấy đẹp hơn, ngoan hơn, chắc hẳn Hàn đã từ bỏ ý nghĩ yêu Tơ. Dù muốn hay không muốn, con người cần phải hiểu rõ và chấp nhận cái qui luật: trên đời này không có cái gì là bền vững mãi mãi! Và tình yêu cũng thế.

Ở một tác phẩm khác, cũng đề cập đến qui luật trong tình yêu nhưng Nam Cao lại nói đến một khía cạnh khác. Đó là sự tự nguyện trong tình yêu. Tình cảm là thứ không thể nào dùng quyền hành, vật chất hay những thứ khác điều khiển được vì “sự yêu hay sự ghét cũng như những ý nghĩ của người ta không thể dùng quyền mà ép buộc” (Cái mặt không chơi được). Xuất hiện trong tác phẩm với một khuôn mặt được người khác đánh giá là “không chơi được”, nhân vật tôi đã hết sức khổ tâm. Anh rất muốn chiếm được cảm tình của người khác nhưng lại không được, Nam Cao đã đưa ra câu triết lí để giải thích cặn kẽ cho điều này. Tình cảm là của mỗi người và do tự thân người đó quyết định là yêu hay ghét, nó thuộc về lĩnh vực tinh thần mà không có giá trị vật chất nào điều khiển được. Có thể, trong nhiều lúc, con người bị ép buộc phải sống không theo ý muốn của bản thân, nhưng những suy nghĩ, tình cảm thì không bao giờ người khác chen chân vào được và điều khiển nó. Nếu như ép buộc được thì thứ tình cảm đó cũng sẽ không đem lại hạnh phúc thật sự. Tình cảm luôn gắn liền với sự tự nguyện. Và nhân vật tôi ở cuối câu truyện cũng đã tìm được tình yêu thật sự của đời mình mà không hề có sự ép buộc với những tính toán mưu mô. Với Cái mặt không chơi được, nhân vật chỉ đem lại ác cảm cho người khác, từ nhỏ đến lớn anh không hề chiếm được cảm tình của mọi

người xung quanh. Anh nhận ra rất rõ về việc “không thể dùng quyền hành mà ép buộc” tình cảm con người, nên không hề tỏ ra trách cứ thái độ lạnh nhạt của người vợ. Nhưng cuối cùng, tình yêu thật sự lại đến với anh bằng tất cả sự chân thành của người vợ.

Ngoài tình yêu, vấn đề về hạnh phúc cũng đã được Nam Cao đề cập đến ở nhiều tác phẩm của ông. Trong Mua nhà, hạnh phúc của con người được Nam Cao nói đến như là một vấn đề nổi bậc, trọng tâm nhất. Đối với nhân vật tôi, mua được một cái nhà đã đem đến cho anh một niềm vui, một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Gia đình anh đã phải sống trong một cái nhà dột nát, chật chội, khiến anh đã rất xấu hổ, ngại ngùng khi có dịp bạn bè đến chơi. Anh chỉước mơ là có một căn nhà tre đểổn định chổ ở cho cả gia đình, cho nên khi bất ngờ mua được một căn nhà gỗ rộng rãi, niềm vui của anh lại càng tăng thêm gấp bội. Anh cảm thấy hạnh phúc biết bao nhiêu! Nhưng lúc chứng kiến cảnh hai đứa con của chủ nhà khóc òa lên khi bố chúng bán căn nhà vì thua bài bạc, trong lòng anh đã diễn ra sựđấu tranh nội tâm dữ dội. Lúc này, giữa lí trí và tình thương trong con người anh có sự mâu thuẫn và đấu tranh quyết liệt. Mua được căn nhà tốt, hẳn anh rất vui rất hạnh phúc nhưng trong lá thư gửi cho bạn lại chứa đầy những dằn vặt, dày vò, ăn năn, sám hối giống như là một lời thú tội. Lí trí thì biện hộ cho hành động mua nhà của anh là hoàn toàn chính đáng “Hắn đã muốn chết thì cho hắn chết. Tôi có quyền gì cấm hắn? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp tốt là tôi ngu”. Nhưng tình thương trong con người anh thì lại không cho phép. Tiếng khóc của hai đứa trẻđã khơi dậy tình thương trong con người anh. Nếu anh quyết định mua nhà, bọn trẻ sẽ không có chổ để ở, phải lang thang vất vả vì bố chúng chỉ biết bạc bài chứ không hề lo cho chúng. Trong cuộc đấu tranh này, sau bao lần toan tính, suy nghĩ, cuối cùng lí trí đã thắng, anh đã quyết định “vậy thì tôi mua cái nhà”.

Tuy nhiên sự chiến thắng của lí trí không hoàn toàn là tuyệt đối, tình thương trong con người anh vẫn xuất hiện và tấn công làm cho anh cảm thấy ray rứt, mang nặng mặc cảm tội lỗi. Có được cái nhà, anh phải trả một cái giá, phải đứng trước toà án lương tâm để tự buộc tội mình: “Tôi ác quá (…). Rồi đây hối hận sẽ tỏa một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tắc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá!…”. Nhưng biết làm sao được! Nhân vật không còn sự lựa chọn nào khác. Câu triết lí của Nam Cao ở cuối câu chuyện vang lên mang đầy xót xa: “Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia lại hở”. Hạnh phúc đến với mỗi người quá ít, quá độ mong manh nên con người chẳng thể sẻ chia cùng ai. Con người phải đứng trước sự lựa chọn hoặc là hạnh phúc của mình hoặc là nhường hạnh phúc cho người khác. Và Nam Cao đưa ra một mong muốn “Giá người ta vẫn có thể nghĩđến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!”. Ước nguyện đó của Nam Cao làm gợi nhớđến một mong muốn của nhà thơ Trung Quốc vĩđại Đỗ Phủ gởi gắm trong bài thơBài ca về mái nhà tranh bị gió thu thổi bạt:

Ước gì có được nhà rộng nghìn muôn gian. Che chung gầm trời, dân rét điều hân hoan Gió mưa không nao núng, vững như Thái Sơn Trời ơi! Bao giờ trước mắt ngất nghiểu toà nhà đó

Triết lí của Nam Cao đã thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận của những con người nghèo khổ, bần cùng trong xã hội. Ông khát khao muốn giúp đỡ và muốn chia sẻ mọi khó khăn biết bao

Đến đây chúng ta thấy rõ là Nam Cao đã thâm nhập vào cuộc sống và tỏ ra am hiểu nhiều khía cạnh của cuộc đời. Ở các lĩnh vực phức tạp được khá nhiều người quan tâm nhưng ít ai phản ánh sâu sắc, Nam Cao đã chứng tỏ một bản lĩnh khá vững vàng và điêu luyện khi sáng tác. Ông nhìn nhận vấn đề không hời hợt, không dựa vào những hiện tượng đơn thuần bên ngoài mà đã đi sâu vào bản chất thật sự bên trong. Vì vậy những khía cạnh được Nam Cao phát hiện và đưa vào trong sáng tác đa số rất sâu sắc và có ý nghĩa. Nghiên cứu yếu tố triết lí trong các sáng tác của Nam Cao, cụ thể là truyện ngắn của ông trước Cách mạng tháng Tám thật sự là một việc thú vị, giúp người viết nhận ra nhiều điều trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)