Triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọn gở đời:

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 36 - 40)

Để sống, để tồn tại trên cõi đời này con người cần phải ăn, cần phải cung cấp năng lượng để duy trì cuộc sống, và như thế miếng ăn là vấn đề hết sức thiết yếu đối với mỗi con người, nhất là trong thời kì xã hội không ổn định giai đoạn 1930 -1945. Ngoài giặc ngoại xâm, con người phải chống lại nạn đói lan tràn khắp nơi. Mỗi người Việt Nam cho đến giờ vẫn không thể nào quên được nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Do đó vấn đề này được khá nhiều nhà văn đương thời quan tâm và đề cập đến. Bên cạnh Ngô Tất Tố, Thạch Lam... Nam Cao tỏ ra là một cây bút am hiểu sâu sắc và khá bản lĩnh khi viết về đề tài này. Xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, ngoài những triết lí về sự sống cái chết, vềĐời về Kiếp con người... thì miếng ăn là vấn đềđược ông đề cập đến nhiều nhất và tạo nên một sự ám ảnh dai dứt khôn nguôi trong lòng người đọc. Đến với những tác phẩm nhưTrẻcon không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó, Quên điều độ... và đặc biệt là Tư cách mõ, ta thấy miếng ăn đã trở thành vấn đề quan trọng nhất, có khả năng chi phối và điều khiển tất cả, ảnh hưởng đến lòng khinh trọng của con người, nhiều khi làm thay đổi nhân cách của mọi người.

Khi ngòi bút của Nam Cao lướt qua từng số phận, từng cuộc đời như Hài (Quên

điều độ), lão Hạc (Lão Hạc), anh cu Lộ (Tư cách mõ)..., thái độ của ông không phải là khinh bỉ miệt thị mà ta thấy hiện lên thấp thoáng một trái tim xót xa thương cảm đối với số phận của những con người trong xã hội cũ. Vì miếng ăn, họ hoặc trở nên thật đê hèn, đáng trách hoặc là những con người đáng quí cao thượng. Và điều trọng tâm mà Nam Cao muốn đề cập đến ởđây chính là sự tha hóa, xuống dốc về nhân cách, lòng tự trọng của con người. Miếng ăn là một tảng đá nặng ngàn cân đã kéo tất cả những ước mơ, lí tưởng, nguyện vọng cao đẹp xuống sát đất làm cho con người đánh mất đi cái bản tính tốt đẹp sẵn có, trở thành những kẻ xấu xa bị mọi người xem thường, khinh bỉ.

Câu triết lí của Nam Cao thật đơn giản nhưng không tầm thường mà ngược lại thật sâu sắc và gợi lên cho độc giả bao điều phải suy ngẫm: “Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao!”. Cuộc đời của con người chỉ xoay quanh việc kiếm miếng ăn nuôi sống bản thân, chỉ bao nhiêu thôi cũng đã là một việc hết sức phức tạp, khó khăn. Một nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao cũng đã thốt lên “Cả đời tôi, tôi chỉ lo chết

đói”. Như vậy, con người không còn gì nữa cả, tất cả những hoài bão về tương lai tươi sáng đã bị gánh nặng áo cơm phá vỡ, đến nỗi họ chỉ nghĩđến mỗi một việc là kiếm cái ăn để khỏi bị chết đói. Còn gì là cuộc đời với đúng nghĩa của nó nữa đâu!

Chính trong cái địa phận lãng mạn của tình yêu, miếng ăn vẫn len lỏi chen chân vào và có khả năng điều khiển tình cảm con người. Hàn trong Một chuyện Xuvơnia

cũng đã thốt lên chua chát: “Chao ôi! Thì ra những cô gái quê rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ kia phần nhiều chỉ nghĩđến ăn” và anh nhận ra “trước khi nghĩđến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã!”. Những thơ mộng lãng mạn tuyệt vời trong tình yêu chỉ còn là con số không khi đối diện với vấn đề này. Thật phũ phàng và cay đắng biết bao! Hàn đã yêu bằng cả trái tim và tâm hồn nhưng người yêu của Hàn đã bán đi cái Xuvơnia của hai người chỉ vì tiền, nói chính xác hơn là vì miếng ăn. Nam Cao đã nhận ra trong cái xã hội thực dân nửa phong

kiến, cái xã hội lỗi thời trì trệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tất cả những giá trị tình cảm đã trở nên thật xa vời. Mọi người phần lớn chỉ nghĩđến ăn để duy trì sự tồn tại của bản thân, chỉ vì lợi ích của bản thân.

Sự xuất hiện của những đứa trẻ đáng thương và người cha vô lương tâm trong

Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó càng tô đậm thêm sự ám ảnh của cái đói cùng sức ảnh hưởng của nó đối với nhân cách con người. Nam Cao đã rất xót xa khi ông hiểu “Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó thì bụng càng đói thêm”.Ông biết điều đó càng rõ bao nhiêu thì ông lại càng thương hại cho tình cảnh của những đứa bé phải chịu cơn đói hành hạ. Người cha của chúng đã không còn là một con người mà hắn hiện lên với bộ mặt của một loài khác.

Dân gian có câu “Hùm dữ không ăn thịt con”. Ở đây hắn không hành hạ con mình một cách trực tiếp bằng đòn roi mà hắn đã nhẫn tâm cướp đi miếng ăn của những đứa con đang lảđi vì đói. Hắn cứ thản nhiên ngồi rung đùi uống rượu nhắm thịt chó với lũ bạn, bỏ mặc vợ con còm cõi ngồi dưới bếp với cái dạ dày lép kẹp cùng sự hi vọng, sự thèm thuồng, đói khát. Tiếng khóc vỡ òa của đứa trẻ ở cuối câu chuyện đã một lần nữa khẳng định đây không phải là một người cha với trái tim nhân hậu thương yêu, đùm bọc chở che con mình mà hắn chỉ là loài súc vật, vì miếng ăn đã đánh mất đi lương tri của người làm cha. Lí luận do hắn đưa ra không thể nào chấp nhận được “Trẻ con nó không biết đói. Không biết đói thì không đói, không đói thì không cần phải ăn”. Và như thế, hắn đã bỏ đói vợ con mình và vui say cùng lũ bạn. Miếng ăn đã lấy đi nhân tính trong con người hắn.

Rõ ràng, miếng ăn có sức mạnh phi thường. Trong Quên điều độ, mặc dù đã được bác sĩ khuyên rằng không thể tiếp tục dạy học vì có thể nguy hiểm đến sinh mạng, Hài vẫn không chấp nhận và biện luận “Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay bởi không ai có thể sống mà không ăn”. Nghe thật chua chát xót xa. Con người cần phải ăn chỉđể tồn tại trên cõi đời chứ không phải vì một mục đích cao cả nào. Chỉ trong cái xã hội như thời bấy giờ con người mới trở nên như thể. Nó đã hủy hoại tất cả những tính cách ước mơ cao đẹp của con người.

Bên cạnh vấn đề về miếng ăn, ông còn đề cập đến một khía cạnh khác cũng gây nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ, đó là sự suy thoái, sự tha hóa về nhân cách của một số người. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc con người đánh mất đi danh dự và nghiêm trọng hơn là đánh mất tư cách làm người. Ở đây Nam Cao đã đưa ra một nguyên nhân chính làm mất đi lòng tự trọng của một con người: “Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách của người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả, làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện”. Nam Cao tỏ ra rất am hiểu tâm lí của con người. Chỉ vì ghen ghét, đố kị và với thái độ khinh khi không che giấu, tất cả mọi người đã biến anh cu Lộ thành một con người không còn tư cách người và chỉ có một “tư cách mõ” chính tông. Suy xét kĩ, ta nhận thấy anh cu Lộ vốn dĩ rất giàu lòng tự trọng không hềăn trộm ăn cướp gì của ai, hết lòng thương vợ thương con và chăm chỉ làm việc suốt ngày. Có thể nói anh là một người tốt. Vì thế, anh đã “được” mọi người chọn làm điểm ngắm để bàn giao lại công việc của một thằng mõ. Và anh đã làm việc rất tốt, rất chăm chỉ, gia đình anh nhờ vậy đã không còn nghèo khó như xưa, thật đáng

mừng cho anh. Cho đến giờ phút này, anh vẫn còn là anh cu Lộ, có đủ tư cách để làm người.

Thế nhưng, tất cả mọi việc đều bắt đầu bằng một chữ “nhưng”, mọi người trong làng lại thấy chướng tai gai mắt, họ không bằng lòng khi nhận thấy anh cu Lộ ăn nên làm ra và hơn họ. Tâm lí của con người ta thật lạ kì đến mức khó hiểu. Khi con người khó khăn, nghèo khổ, họ muốn giúp đỡ nhưng lại không chịu được khi người khác hơn mình. Cái tâm lí này rất phổ biến và đã ăn sâu vào trí óc của một số người Việt Nam cho đến ngày nay.

Để biểu lộ sự không bằng lòng của mình, họđã tỏ một thái độ không đẹp chút nào khi hùa nhau tẩy chay anh cu Lộ. Họ lườm nguýt tránh xa, không ngồi chung mâm khi có tiệc, xem anh như là kẻ xấu xa nhất. Đây chính là nguyên nhân biến anh trở thành một con người khác, là “một thằng mõ chính tông cũng lầy là, cũng tham ăn”. Và như thế anh cu Lộđã đánh mất “tư cách người”, thay vào đó là “tưcách mõ”, đi “ăn cướp” của mọi người một cách trắng trợn nhưng hoàn toàn hợp với luật lệ của làng. Tất cả mọi người trong làng chỉ còn biết ngậm ngùi chấp nhận thái độđó của “tư cách mõ”, chứ ít ai trong họ nhận thấy rằng chính họ là nguyên nhân trực tiếp đã khiến anh cu Lộ trở nên như thế. Với tâm lí không chấp nhận chịu thua kẻ khác, họđã cô lập anh cu Lộ đến nỗi anh bất mãn, và từ hiền lành anh trở nên khôn ngoan, lém lỉnh, xảo trá.

Qua trường hợp của anh cu Lộ, mỗi chúng ta cần xem xét lại thái độ, hành vi của mình. Thông điệp mà Nam Cao muốn gởi gắm qua câu triết lí đã đúng ở xã hội cũ nhưng cho đến nay nếu đem áp dụng thì nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần suy xét kĩ càng trong mọi chuyện, từ bỏ thói ích kỉ, nhỏ nhen, chính nó là mũi tên nhọn sẽ đầu độc cả thế giới này. Mặt khác, trong Tư cách mõ, Nam Cao đã cho mọi người thấy sự xuống dốc thảm hại của mối quan hệ giữa người và người trong xã hội cũ. Người này chỉ muốn làm nhục người kia và họ cảm thấy hả hê nếu được như ý muốn.Tất cả những tác phẩm của Nam Cao dẫu đề cập đến vấn đề gì đây chăng nữa, thì ta vẫn thấy hiện lên một bản cáo trạng phơi bày hiện thực xã hội đương thời.

Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, Nam Cao luôn trăn trở, băn khoăn về sự tha hóa nhân cách của con người. Trở về với trường hợp của anh cu Lộ, ngẫm kĩ, nếu như anh giữ vững lập trường là một người tốt thì lời nói, hành động của người khác không làm thay đổi anh được. Đã đành rằng đó là do một nguyên nhân khách quan nhưng cũng do bản thân nhân vật đã quá dễ thay đổi trước hoàn cảnh, đã để cho hoàn cảnh tác động ngược trở lại và ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Chỉ duy nhất một lần Nam Cao đã để cho nhân vật của mình vượt lên số phận và hoàn cảnh, không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất nhân cách tốt đẹp của bản thân, đó chính là Lão Hạc. Đây là trường hợp hiếm hoi trong những truyện ngắn của Nam Cao, giữa những nhân vật bị những lo toan về vật chất đời thường cuốn đi làm mất đi những giá trị đích thực của bản thân.

So với nhiều cây bút cùng thời, Nam Cao tỏ ra thật bản lĩnh khi đề cập đến vấn đề có ý nghĩa sống còn của con người. Về miếng ăn, cái đói, nó thường rất ít được nói trong tác phẩm văn học trung đại, có lẽ vì nó bị coi thường và ít được quan tâm. Người xưa vẫn luôn coi trọng nhân cách, khí tiết, sự cao thượng của tâm hồn. Con người sẵn sàng từ bỏ những giá trị vật chất tầm thường, những bả danh hoa phú quí và lựa chọn

cho mình một lối sống giản dị, và mạnh dạn phơi bày tất cả. Thật sự, con người luôn cần có miếng ăn và trong một hoàn cảnh xã hội như bấy giờ, con người có thể từ bỏ tất cả những khát vọng sống cao đẹp mà bản thân đã từng mơước để có được miếng ăn, để tồn tại, và như thế, cuộc đời họ chẳng còn mang một mục đích, một ý nghĩa cao đẹp nào nữa. Nam Cao đã chỉ ra chính cái xã hội bấy giờ đã vùi dập tâm hồn cao đẹp của con người, chỉ còn ở đó là sự lo lắng, buồn đau quanh một chuyện duy nhất là làm sao để kiếm được miếng ăn, làm sao cho khỏi đói! Người lương thiện hiền lành thì trở thành mưu mô, xảo quyệt, cha thì không đủ tư cách để làm một người cha đúng nghĩa, những trí thức bị gánh nặng áo cơm “ghì sát đất” và không thể nào vươn tới những ước mơ, những lí tưởng trong cuộc đời… tất cả chỉ là vươn tới miếng ăn.

Bên cạnh cái chết thì cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong sáng tác của Nam Cao. Tầm nhìn của ông thật rộng lớn, sâu xa, có khả năng bao quát một phần thực tại lúc bấy giờ, giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất thật sự của cái xã hội ấy. Cho nên có thể coi Nam Cao có tầm nhìn nhân loại. Những tác phẩm của ông thật sự có giá trị và có khả năng sống mãi trong hàng triệu tâm hồn độc giả Việt Nam.

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)