Triết lí về cái lương thiện và cái xấu, cái ác

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 32 - 36)

Trong bất kì một xã hội nào, từ cổ chí kim, bao giờ cũng tồn tại song song cái thiện và cái ác. Và nhiều khi, thiện và ác không tách bạch, phân biệt được một cách rõ ràng mà ranh giới của nó chỉ là một sợi tơ nhỏ rất mong manh. Trong bản thân mỗi con người chúng ta có lúc đã diễn ra sựđấu tranh nội tâm dữ dội giữa cái lương thiện và cái xấu, cái ác. Vì vậy, đây là một vấn đềđược khá nhiều người quan tâm đến, trong đó có Nam Cao. Như vậy thế nào là thiện và ác, câu hỏi này không thể có câu trả lời nhanh chóng và chính xác được. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã dựng lên chân dung của “một con quỷ dữ” đến nỗi ai nhìn thấy cũng phải tránh xa và nghe qua cũng đủ khiếp sợ, nhưng thật ra ẩn giấu đằng sau đó là trái tim của một con người lương thiện. Như vậy Nam Cao đã cho mọi người thấy được giữa cái thiện và cái ác, không chỉ căn cứ vào hiện tượng bên ngoài mà phải nhìn sâu vào bản chất bên trong mới có thể kết luận chính xác và rõ ràng được.

Lướt qua những cảnh Chí Phèo say xỉn, quỵt nợ, đốt nhà, rạch mặt ăn vạ, ai ai cũng đi dến kết luận: đây không phải là một con người lương thiện! Nhưng xét cho đến cùng, chúng ta còn nhận ra một kẻ khác tuy bề ngoài là một con người lương thiện nhưng thật sựđó là một “con quỷ” đội lốt người. Qua những câu triết lí khôn ngoan, già đời nói đúng hơn là triết lí của một “kẻ cướp”, Bá Kiến đã hiện ra là một con cáo già sành sõi mà cả làng VũĐại và Chí Phèo không hề ngờ tới sự hiểm độc của nó. Kẻ cướp có nhiều loại, ởđây Bá Kiến không xuất hiện là một tên cướp trắng trợn mà với bộ mặt “nhân từ”, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đây mới thật sự là một tên cướp đáng sợ và nguy hiểm nhất. Những triết lí sống của Bá Kiến đưa ra không phải là ngẫu hứng, mà là cả một hệ thống có sự sắp xếp. Lão tỏ ra rất khôn ngoan “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ

hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. Đối với Chí Phèo là “cái thằng liều lĩnh” Bá Kiến đã khôn khéo áp dụng chiến thuật “dàn hòa” và đã rất thành công. Trong cái làng ở thế “quần ngư tranh thực”, có được thế đứng như Bá Kiến quả thật rất có bản lĩnh. Những triết lí của Bá Kiến đưa ra khôn ngoan hiểm độc đến nỗi không ngờ:

“Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè dầu ấn cổ thì bán nhà đi cho sớm”.

“Cái nghề quan bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu”.

“Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế,đòi cho được năm

đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “Vì thương anh túng quá!”.”

Bá Kiến quả thật là một con cáo già, một kẻ “khôn róc đời”, mới có thểđưa ra những triết lí như thế. Không phải chỉ ngày một ngày hai thì có thể ngẫm ra điều đó mà phải trải qua một thời gian, một quá trình cùng với kinh nghiệm tính cách khôn ngoan, hiểm độc sẵn có mới có thểđúc rút ra được. Già đời trong nghềđục khoét, Bá Kiến quả thật là bậc đàn anh trong cái xã hội vô nhân tính đã đè nén những Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo xuống vũng bùn của hố sâu tội lỗi để làm lợi cho lão.

Trường hợp của Bá Kiến là một điển hình trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Bá Kiến có đủ quyền, đủ khả năng thao túng trong tất cả mọi chuyện. Chí

Phèo vốn dĩ chẳng làm gì nên tội đến nỗi phải đi ở tù, nhưng Bá Kiến đã thẳng tay tống Chí Phèo vào nhà giam và biến một anh nông dân hiền lành, chân chất, lương thiện trở thành một “con quỷ dữ” bị cướp đi cả nhân hình và nhân tính. Có đủ khả năng làm điều này, chỉ có Bá Kiến và chỉ là Bá Kiến. Không bao giờ Bá Kiến sợ những kẻ liều lĩnh, bất chấp tất cả như Chí Phèo, mà ngược lại, cụ lại lợi dụng để làm lợi cho bản thân. Cụ nghĩ “Cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị

những thằng đầu bò”, cụ tỏ ra rất khôn ngoan “một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợđi ở tù”. Từ thế bị động, Bá Kiến đã khéo léo chuyển tình thế một cách thật bất ngờ khiến ai cũng phải khâm phục. Có thể khẳng định Bá Kiến là một con rắn độc mà không ai có thể lường được hậu quả, sự nguy hiểm do nó gây ra. Như vậy thì làm sao một kẻđơn thân độc mã như Chí Phèo có thể chống trả lại được!

Cuộc đời lương thiện của Chí Phèo chỉđược hồi tưởng lại nhưng qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một anh nông dân nghèo khổ với một ước mơ thật bình dị, nhỏ nhoi “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Một ước mơ tưởng chừng như rất đơn giản và dễ thực hiện đối với nhiều người nhưng lại quá khó đối với Chí Phèo. Từ khi bị Bá Kiến tống vào cái nhà giam tăm tối, ngột ngạt, không ánh sáng của xã hội thực dân nửa phong kiến, Chí Phèo đã bị tướt đoạt tất cả. Nếu lúc trước Chí Phèo là một kẻ không cha không mẹ, không nhà không cửa, không họ hàng thân thuộc thì bây giờ cả quyền được làm người Chí Phèo cũng không. Cả một con số không tròn trĩnh vây lấy cuộc đời của Chí Phèo. Và cứ thế cuộc đời của hắn cứ kéo dài từ ngày này sang ngày khác trong cơn say triền miên của một kẻ côn đồ.

Cứ tưởng ánh sáng lương thiện trong con người Chí đã tàn lụi và tắt ngấm, nhưng không, Thị Nở đã đến và thổi vào tâm hồn Chí một hơi ấm làm cháy bùng lên ngọn lửa của lòng lương thiện, của tình yêu thương. Không ai có thể ngờđược, tận sâu thẳm đáy tâm hồn của một tên chuyên nghề rạch mặt ăn vạ như Chí Phèo lại là một trái tim khát khao tình thương, một tâm hồn khát khao lương thiện. Chính Chí Phèo đã cho ta thấy muốn xét đoán được một con người không chỉ đơn giản nhìn vào bề ngoài mà phải nhìn sâu, thấu đáo ngọn nguồn bên trong. Việc này vô cùng phức tạp, ngay cả chúng ta bây giờ cũng còn nhầm lẫn khi đánh giá, nhìn nhận một con người. Nếu Chí Phèo bước ra từ trang văn của Nam Cao và đi vào cuộc sống đời thường của chúng ta, chắc hẳn ít ai có đủ can đảm, đủ khả năng đến bên Chí để dắt Chí trở về với cuộc sống bình thường. Như thế ta lại càng thấy rõ sự xuất hiện của Thị Nở thật đáng quý, đáng trân trọng trong cuộc đời của Chí Phèo biết bao!

Có ý kiến cho rằng Thị Nở là một người phụ nữ tập trung bốn cái “tinh túy”của đất trời: dở hơi, đần, bị bệnh hủi, xấu ma chê quỷ hờn. Nhưng tất cảđều không có nghĩa lí gì đối với Chí Phèo cả. Chí Phèo chỉ biết Thị Nở là ánh mặt trời ấm áp đã đến soi chiếu vào cuộc đời ảm đạm, tăm tối của Chí, làm sống lại một con người. Và từđây, bi kịch trong cuộc đời của Chí lại bắt đầu.

Thật oái oăm, từ một con người lương thiện trở thành một kẻ xấu, một tên côn đồ khiến mọi người khiếp sợ sao quá dễ dàng, còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện sau quá khó khăn! Chí Phèo vừa đặt chân lên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện thì cánh cửa đã đóng ập lại khiến cho Chí Phèo ngã vật xuống một

cách đau đớn, thảm thương. Ngọn lửa hoàn lương vừa mới được thị Nở nhóm lên đã bị cuộc đời làm lụi tắt đi. Cả bà cô Thị Nở và cả làng VũĐại không ai chấp nhận sự trở về của Chí Phèo. Chính cái định kiến chết người đã “rút nốt tấm ván mong manh cuối cùng

để trở về với đời của Chí Phèo”. (Lê Tiến Dũng, 2001:20-21). Nhiều lúc khó có thể kết luận Chí Phèo là một người lương thiện hay là một kẻ xấu, kẻ ác, nhưng khi Chí Phèo oằn oại trên vũng máu, tất cả mọi người mới giật mình nhận ra đây là một kẻ lương thiện, chỉ có điều cái lương thiện này không đủ sức để chống trả lại thế lực hiểm ác của xã hội, cho nên mới dẫn tới một kết cục đau thương, Chí Phèo đã chết. “Đã hơn nửa thế

kỷ trôi qua kể từ khi Nam cao viết truyện ngắn này mà ta dường như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng kêu của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? Nam cao mất mà Chí Phèo vẫn còn sống vẫn như từ trang sách bước ra giữa cuộc đời. Hay nói như nhà thơ

Nguyễn Đức Mậu:

Chí Phèo sống, Nam cao đã khuất, Nào có dài chi một kiếp người, Nhà văn mất, nhân vật từ trong sách

Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”. (Lê Tiến Dũng, 2001:21) Trong bối cảnh của làng Vũ Đại, rộng ra hơn là cái xã hội lúc bấy giờ, chính Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho những kiếp người lương thiện bị dồn vào bi kịch không lối thoát.

Cũng luận bàn về cái thiện và cái ác, nhưng ởđây Nam Cao lại đưa ra những triết lí khác “Ai có thể ác trong khi ngủ” và “người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nữa”. Đây là những triết lí suy ngẫm của Nam Cao tuy đơn giản nhưng hàm chứa những ý vị sâu xa. Ông đã chỉ ra cái bản chất con người thật sự của Chí Phèo trong lúc ngủ và giúp cho mọi người thấy được Chí Phèo vẫn là một con người bình thường, tuy có lúc mất hết tính người nhưng cũng có lúc hiền lành đến không ngờ. Khi ngủ và “khi không còn đủ sức”, con người sẽ rất yếu đuối, không đủ sức mạnh để thực thi tội ác, đây không chỉ là những triết lí đơn giản nói lên qui luật tâm lí của con người mà còn để chứng minh vẫn có khoảng thời gian Chí Phèo trở về là một con người bình thường, trút bỏđi cái lốt của con quỷ dữ làm kinh hãi biết bao người. Trong vòng mấy ngày sống ở bên cạnh Thị Nở, biết khổđau, hạnh phúc, đã cảm nhận được sựđáng sợ của nỗi cô đơn. Sự xuất hiện của Thị Nởđã làm thay đổi tâm tính Chí Phèo, đưa anh trở lại là trở lại là một anh nông dân nghèo “hiền nhưđất”. Như vậy ranh giới giữa thiện và ác có lúc khó xác định, đến nỗi chúng ta có thể lầm lẫn và dẫn đến hậu quả khôn lường khi nhìn sai một con người. Nhưng khi đã hiểu ra tất cả, chúng ta sẽ thấy cái lương thiện và cái ác, có một khoảng cách rất xa vời, không thể nào cùng tồn tại, nhất là trong trường hợp của Bá Kiến và Chí Phèo.

Trong Nửa đêm, Nam Cao đã đưa ra một phát hiện tuy không là mới nhưng rất ít có ai đề cập đến: “Thì ra những người rất hiền lành cũng có thể là những người rất ác, có điều họ không có cách để làm ác. Nếu ai cũng có thể thực hiện những ước muốn của mình thì có lẽ nhân loại tiêu diệt từ lâurồi”. Với câu triết lí này, Nam Cao đã đi sâu vào thế giới nội tâm của con người và tỏ ra rất am hiểu. Con người không có ai hoàn thiện về tính cách, có thể với dáng vẻ bề ngoài hiền lành, lương thiện những bên trong lại là xấu xa độc ác.

Trong tác phẩm, quả thực Trương Rự là một tên đồ tể khát máu, một kẻ côn đồ khiến mọi người trong làng đều khiếp đảm tránh xa. Thế nhưng con của hắn, Đức, không làm gì nên tội. Đức “hiền nhưđất, hiền như con những nhà thiếu ăn”. Dù Đức hiền lành như thế, nếu không muốn nói là khù khờ, cả làng vẫn cứ nhớ về tội ác mà Trương Rựđã gây ra và đã trút tất cả sự ghê sợ lên đầu một trẻ nhỏ và một bà lão “thật già và thật nghèo”. Họ đã rất ác khi xử sự như thế nhưng chính họ lại không nhận ra điều đó.

Với một trái tim chứa chan tinh thần nhân đạo, Nam Cao đã nhận ra con người trong cái xã hội lúc bấy giờ, cụ thể là cả làng trong truyện ngắn Nửa đêm, hầu như không ai chịu suy xét đến tận cùng, suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện nên cũng như Chí Phèo, Đức cũng đã có một kết cục thương tâm: sống trong điên loạn. Vẫn có những người chấp nhận Chí Phèo và Đức, nhưng đó lại là những người hoặc đần và dở hơi hoặc xấu ma chê quỷ hờn như Thị Nở, Nhi. Tại sao lại có một xã hội như thế, với những con người như thế, chỉ biết sống riêng cho bản thân, nghĩđến lợi ích trước mắt, có một tầm nhìn hạn hẹp vô cùng nông cạn? Điều này sẽ không khó để có câu trả lời khi chúng ta nhận ra cái xã hội bấy giờ là cái xã hội đầy rẫy sự bất công, vô đạo đức, vô nhân tính, cái xã hội đã sản sinh ra những người xấu xa hiểm ác như Bá Kiến, Trương Rự và có khả năng tướt đoạt cả quyền làm người lấy đi sự lương thiện của nhiều người. Nam Cao đã lớn tiếng khẳng định “nếu ai cũng có thể thực hiện những ước muốn của mình có lẽ

nhân loại tiêu diệt từ lâu rồi”, ông đã mất hết lòng tin vào con người. Mối quan hệ giữa người và người đã xuống dốc một cách thảm hại, không còn tình thương, tình nhân ái, lòng tin yêu giữa người và người với nhau nữa.

Rõ ràng, tất cả những triết lí mà Nam Cao đặt không chỉ đúng trong thời kì tranh tối tranh sáng của xã hội thực dân nửa phong kiến mà nó vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay, trong một hoàn cảnh xã hội nhất định. Nếu như chúng ta biết qua Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao là những cây bút châm biếm, đả kích, trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì 1930 -1945, chúng ta sẽ thấy rõ Nam Cao hiện lên như một ngôi sao sáng nhất với một tình thần nhân đạo cao cả, một trái tim đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ, bần cùng trong xã hội cũ. Ông đã giúp mọi người nhận ra nhiều điều bổ ích trong cuộc sống mà nhiều khi không thể nào hiểu ra được mặc dầu điều đó là hết sức đơn giản, tầm thường. Thiện và ác chỉ có một sợi chỉ nhỏ căng ngang ranh giới. Nam Cao đã chỉ rõ bước chân từ thiện sang ác rất dễ dàng nhưng để quay lại, để rút bước chân trở về là điều rất khó.

Khép lại vấn đề này, Nam Cao chỉ muốn có sự cân nhắc kĩ càng của mỗi người khi nhìn nhận đánh giá một con người và đừng bao giờ bước chân vào hố sâu của cái ác, hãy sống vị tha, tin tưởng và thương yêu nhau hơn. Như vậy cuộc sống của con người mới thật sự có được niềm vui và hạnh phúc, đẩy lùi được cái ác đang tồn tại.

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)