Triết lí về nghệ thuật

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 44 - 47)

Nghiên cứu hệ thống triết lí trong truyện ngắn Nam Cao, sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua những triết lí, những quan điểm về nghệ thuật của ông. Từ trước Nam Cao, chưa có một nhà văn nào quan niệm về văn chương và nhà văn phải như thế nào. Văn học Việt Nam có biết bao nhà văn, nhà thơ nhưng không phải người nào cũng đưa ra quan điểm nghệ thuật có hệ thống như Nam Cao. Sau này Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc cũng đặt ra những quan điểm nghệ thuật. Bác thì quan niệm:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông

Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Nam Cao thì cho rằng văn học phải phản ánh đời sống, gắn liền với đời sống. Đây là quan điểm tích cực trong quá trình sáng tác của Nam Cao.

Có ý kiến cho rằng khi nhà văn tự tay nắm tóc và kéo mình lên khỏi mặt đất thì văn học sẽ không gắn liền với đời sống. Nhà văn là người không có khả năng siêu phàm đến nỗi có thể tự kéo mình lên, cho nên văn học là luôn phản ánh đời sống, gắn liền với hiện thực. Văn học không phải là một cái gì đó xa vời, cao siêu. Văn học chỉ thật sự có giá trị khi nó phản ánh hiện thực một cách chân thật nhất. Trong văn học giai đoạn 1930- 1945, hiện thực cuộc sống còn rất ngổn ngang, bề bộn, là mảnh đất màu mỡđể các nhà văn khám phá, phát hiện nhiều vấn đề. Và khi sáng tác, Nam Cao đặc biệt chú trọng đi sâu khai thác hiện thực và bản chất cuộc sống. Ông nhận ra nhiều lúc “nghệ thuật chính là cái ánh trăng huyền ảo, nó làm đẹp đến những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa” (Trăng sáng). Đây là thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”, nó không gắn liền với cuộc sống thực tế đang diễn ra hàng ngày xung quanh ta. Ở đây, nghệ thuật chỉ là lừa dối và sáo rỗng, nó chỉ có tác dụng tô cho cuộc sống màu hồng rực rỡ, bỏ qua những tô nhám, xù xì, những mặt trái của cuộc sống.

Có một thời có những nhà văn, nhà thơ vì chạy theo thị hiếu độc giảđã đặt ngòi bút xa rời thực tế, làm mòn dần tài năng và óc sáng tạo, Nam Cao kiên quyết phê phán tình trạng này. Thông qua phát ngôn của nhân vật Điền, Nam Cao đã công khai quan điểm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ

thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). “Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật chối bỏ khuynh hướng văn học chạy theo thị hiếu tầm thường, bán rẻ ngòi bút và lương tâm, kiên định một nhân cánh đầy bản lĩnh của nhà văn Nam Cao trong cuộc đời cũng như sáng tác nghệ thuật”. (Bích Thu, 1999:19)

Trong Trăng sáng, hiện rõ lên sự mâu thuẫn và trái ngược giữa Điền và vợ Điền. Đối với anh, “Giăng là một cái gì đẹp và quí lắm”, còn vợĐiền thì “giăng chỉ là…

đỡ tốn hai xu dầu”. Yêu thích rồi đến quyết tâm theo đuổi giấc mộng văn chương, Điền đã lí tưởng hóa trong tất cả mọi chuyện. Anh đã sai lầm khi tách rời văn học với đời sống thực tế. Anh muốn tìm đến một cuộc sống thật đẹp, thật thơ mộng và lãng mạn, đó chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho những sáng tác của anh. Cứ như thế, anh ngồi đó và thả tâm hồn mơ mộng của mình bay lên cùng ánh trăng sáng trên trời. Nhưng những

âm thanh của đời thường đã kéo anh về với cuộc sống thực tại. Cuộc trốn chạy hiện thực, trốn chạy nỗi khổ của Điền đã không thành công. Cuối cùng, Điền phải đối diện với hiện thực và anh đã có sự chuyển biến lớn về tư tưởng trong sự nghiệp cầm bút. Điền nhận ra “Trăng dịu dàng, trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình !”. Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những vẻđẹp hoàn mĩ thì vẫn tồn tại đằng sau đó những mặt trái của nó. Vấn đềở chỗ, mỗi nhà văn cần lật lên mặt trái của đó và phản ánh nó vào trong tác phẩm của mình. Nói cách khác, văn học phải gắn liền với hiện thực, với những cái bình thường xung quanh. Đây là một triết lí mà nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm đến những thế hệ nhà văn đương thời và sau này.

Ngoài Trăng sáng, Đời thừa cũng là một tuyên ngôn của Nam Cao. Với tư cách là một nhà văn, Hộ tỏ ra rất khắt khe trong việc sáng tác. Theo Hộ “Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là

đê tiện”. Hộ yêu cầu sự nghiêm túc, cẩn thận của mỗi nhà văn khi cho ra đời tác phẩm của mình. Cao hơn nữa, Hộ mong muốn viết nên một tác phẩm thật giá trị. Đây là mơ ước, là mục đích của Nam Cao cũng nhưđa số các nhà văn. Và theo Hộ: “Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho loài người. Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Mang nguyện vọng sáng tác ra được một tác phẩm có chứa đầy đủ các giá trị cao quí đó, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Bất kì nhà văn nào cũng mong muốn cho ra đời một tác phẩm có giá trị nhưng nhiều người vẫn chưa biết “ có giá trị” thật sự là như thế nào. Đây chỉ có thể xem là một thước đo các tác phẩm văn học. Với quan điểm văn chương “làm cho người gần người hơn”, tư tưởng ấy của Nam Cao đã gặp Sêkhôp: văn học hòa giải con người với con người. Thật đẹp và lớn lao biết bao một tư tưởng như thế !.

Nam Cao nổi tiếng vì ông không theo lối mòn sẵn có. Với sự xuất hiện của anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tưởng chừng như đó là hiện thân cho tận cùng nỗi khổ của người nông dân. Nhưng Nam Cao đã khai sinh ra Chí Phèo, để cho Chí Phèo khập khiễng bước ra từ trang văn của ông, mọi người mới cảm nhận được đây thực sự là một kiếp người nông dân rơi vào bi kịch không lối thoát, một nỗi khổ không gì diễn tả hết. Cùng với sự ra đời của Chí Phèo, Nam Cao đã sáng tạo ra một lối đi rất mới về nội dung và nghệ thuật. Ông không bao giờ lặp lại theo những lối mòn sẵn có, tư tưởng của ông là “ Cái nghề văn kị nhất cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”.

Là một nhà văn thật sự có tài, Nam Cao đã đạt được trình độ miêu tả tâm lí của phương Tây. Nicolin đã nhận xét như sau: “ Nam Cao đã đến với chúng ta là một nhà truyện ngắn, là một bậc thầy của chủ nghĩa miêu tả tâm lí”. Đặc biệt, Nam Cao đã tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn khi dùng ngôn ngữ phức điệu. Nam Cao ít khi dùng ý thức của bản thân để áp đặt cho những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm Nam Cao mang tính cá thể hóa rõ rệt khi nhà văn không phải là người kể lại mà nhân vật tự mở ra thế giới nội tâm bằng chính ngôn ngữ nhân vật. Đây là một sự sáng tạo, cách tân, là một đóng góp lớn của Nam Cao cho văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính

là một sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo của Nam Cao để chứng minh cho tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã phát biểu: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” .Qua phát ngôn của Hộ, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm hết sức tiến bộ, đúng đắn về sự sáng tạo trong văn chương. Muốn trở thành nhà văn thật sự, Nam Cao đã chỉ ra nhà văn cần phải đặt về sự sáng tạo cả về nội dung và nghệ thuật lên trên hết. Trên mảnh đất hiện thực màu mỡ, tài năng và bản lĩnh của nhà văn được thể hiện khi họ tìm thấy và nhận ra được những vấn đề mới mẻ và phản ánh nó vào trong tác phẩm. Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật, Hộ luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm của nhà văn chân chính. Vì thế, khi buộc viết những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo và tầm thường, trong anh đã diễn ra một sựđấu tranh nội tâm dữ dội. Sự trăn trở của Hộ cũng chính là sự trăn trở của Nam Cao.

Đời thừa toát lên một ý nghĩa triết lí về nghệ thuật cao cả và giàu lòng nhân đạo.

Ngoài sự sáng tạo, Nam Cao còn yêu cầu nhà văn “ phải biết cách dùng những câu chuyện chẳng có gì để nói những cái sâu sắc” (Nhỏ nhen). Nhà văn không nhất thiết phải đi xa để tìm những cảm hứng mới. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất để nhà văn thả sức tung hoành ngòi bút của mình. Nhiều khi, từ những câu chuyện bình thường với những sự kiện bình thường nhưng ởđó lại chứa đựng biết bao vấn đề cần khai thác. Các tác phẩm của Nam Cao thường lấy đề tài từ những điều rất bình thường: chuyện mua nhà, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện cãi vã,.. nhưng qua đó lại toát lên những ý nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người.

Trong cả cuộc đời viết văn của mình, Nam Cao đã đưa ra những triết lí về nghệ thuật thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn. Nam Cao đã sống và sáng tác theo đúng con đường mà bản thân ông đề ra. Những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao có thể xem là một ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho một thế hệ nhà văn trẻ sau này.

Một phần của tài liệu hệ thống triết lí trong truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám (Trang 44 - 47)