Giải thể và thanh lý doanh nghiệp liên doanh

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về thành lập, quản lý, giải thể và phá sản doanh nghiệp liên doanh (Trang 31 - 33)

1. Vấn đề giải thể doanh nghiệp liên doanh.

Giải thể doanh nghiệp liên doanh là một hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp liên doanh, chấm dứt sự ràng buộc của các bên trong một pháp nhân chung và qua đó chấm dứt sự ràng buộc hợp đồng của các bên liên doanh. Việc giải thể doanh nghiệp liên doanh đợc thông qua một thủ tục luật định bởi doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân đợc thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở quy định tại Điều 52 Luật đầu t thì có thể thấy doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động trong những trờng hợp sau đây:

1. Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu t;

Đây là trờng hợp giải thể đơng nhiên, doanh nghiệp liên doanh giải thể khi hết thời hạn hoạt động mà không đợc gia hạn thêm. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đợc ghi trong Giấy phép đều do nhà đầu t đề nghị và đợc cơ quan cấp Giấy phép đầu t chuẩn y.

2. Do đề nghị của một hoặc các bên và đợc cơ quan quản lý Nhà nớc về đầu t nớc ngoài chấp thuận, lý do:

- Gặp các trở ngại khách quan làm cho các bên liên doanh không thể thực hiện đợc hợp đồng liên doanh.

- Một trong các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng liên doanh, do đó doanh nghiệp liên doanh không có điều kiện để tiếp tục hoạt động.

- Doanh nghiệp liên doanh bị thua lỗ đến mức không thể hoạt động đợc nữa. - Các trờng hợp khác đã ghi trong hợp đồng liên doanh.

3. Theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nớc về đầu t nớc ngoài do vi phạm nghiêm trọng pháp luật và quy định của Giấy phép đầu t.

Trong trờng hợp này là do doanh nghiệp liên doanh có hành động vi phạm pháp luật hoặc hoạt động không phù hợp với quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp liên doanh và quy định trong Giấy phép đầu t, thì cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu t có quyền ra quyết định rút Giấy phép và giải thể doanh nghiệp liên doanh trớc thời hạn.

4. Trong những trờng hợp khác theo quy định của pháp luật. 5. Do bị tuyên bố phá sản.

Việc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản thì đợc giải quyết theo trình tự của Luật Phá sản doanh nghiệp Việt nam.

Doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động trong những trờng hợp kể trên (trừ trờng hợp bị tuyên bố phá sản) thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp liên doanh phải thông báo trên báo Trung ơng hoặc báo địa phơng về việc chấm dứt hoạt động và tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

2. Vấn đề thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên doanh.

Thanh lý là công đoạn cuối cùng kết thúc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Khi chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 53 Luật đầu t). Thời hạn thanh lý doanh nghiệp không quá 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hoặc từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp tr - ớc thời hạn. Trong trờng hợp đặc biệt cần thiết đợc cơ quan cấp Giấy phép đầu t chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhng không quá một năm.

2.1. Thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp liên doanh.

Chậm nhất 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hoặc chậm nhất 30 ngày sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp liên doanh trớc thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp gồm đại diện của các bên liên doanh. Các thành viên Ban Thanh lý có thể đợc chọn trong các nhân viên của doanh nghiệp liên doanh, hoặc các chuyên gia ngoài doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Thanh lý.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà Hội đồng quản trị không tự thành lập đợc Ban Thanh lý thì cơ quan cấp Giấy phép đầu t sẽ quyết định thành lập Ban Thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Khi đó, Ban Thanh lý sẽ có một số quyền hạn và trách nhiệm khác với Ban Thanh lý do Hội đồng quản trị thành lập nh: Ban Thanh lý có toàn quyền độc lập với Hội đồng quản trị trong việc tiến hành thanh lý phù hợp với nội dung đợc quy định trong quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trớc Bộ Kế hoạch và Đầu t và các cơ quan liên quan, Toà án về những hoạt động của mình.

Ban Thanh lý đại diện cho doanh nghiệp liên doanh đang giải thể, chịu trách nhiệm trớc Toà án, các cơ quan Nhà nớc cho mọi hành vi thanh lý của mình.

2.2. Hoạt động của Ban Thanh lý.

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Ban Thanh lý phải hợp phiên đầu tiên để thông qua kế hoạch, phơng thức và kinh phí trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban Thanh lý có trách nhiệm thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu t về ngày thành lập và ngày chính thức hoạt động của Ban.

Ban Thanh lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tiếp nhận và kiểm tra lại toàn bộ sổ sách kế toán của doanh nghiệp, thu lại con dấu của doanh nghiệp trong trờng hợp cần thiết.

- Xác định và liệt kê tài sản của doanh nghiệp.

- Quản lý và đánh giá hiện trạng giá trị còn lại của các tài sản.

- Trong trờng hợp đợc Hội đồng Quản trị uỷ quyền thì Ban Thanh lý có thể đứng ra thực hiện việc thanh lý và phân chia tài sản thanh lý.

2.3. Trình tự thanh lý.

Sau khi kê biên, thẩm định tài sản của doanh nghiệp liên doanh thì Ban Thanh lý tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Tài sản thanh lý sẽ đợc u tiên thanh toán là mọi chi phí về thanh lý doanh nghiệp liên doanh. Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp liên doanh đợc thanh toán theo thứ tự u tiên sau:

- Lơng và các chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ ngời lao động; - Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp đối với Nhà nớc Việt nam.

- Các khoản vay (kể cả lãi)

- Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.

Sau khi đã thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo trình tự u tiên nêu trên, nếu tài sản còn d lại sẽ đợc phân chia cho các bên liên doanh theo thoả thuận.

Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý, doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm nộp Giấy phép đầu t, báo cáo thanh lý, hồ sơ hoạt động cho cơ quan cấp Giấy phép đầu t và nộp con dấu cho cơ quan cấp dấu. Báo cáo thanh lý phải đợc cơ quan cấp Giấy phép đầu t chuẩn y. Cơ quan cấp Giấy phép đầu t thu hồi Giấy phép đầu t và thông báo cho các cơ quan hữu quan.

Trong trờng hợp có tranh chấp giữa các bên liên doanh, cơ quan cấp Giấy phép đầu t vẫn quyết định chấm dứt hoạt động thanh lý nếu đã hết thời hạn thanh lý theo quy định của pháp luật các vấn đề tranh chấp về việc thanh lý giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh với nhau trớc hết phải đợc giải quyết thông qua thơng lợng và hoà giải giữa các bên. Nếu hoà giải không thành thì các bên tranh chấp có thể thoả thuận một trong các phơng thức giải quyết sau đây:

- Toà án Việt Nam.

- Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nớc ngoài, Trọng tài quốc tế. - Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về thành lập, quản lý, giải thể và phá sản doanh nghiệp liên doanh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w