Quản lý doanh nghiệp liên doanh

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về thành lập, quản lý, giải thể và phá sản doanh nghiệp liên doanh (Trang 27 - 31)

II Về cơ chế quản lý

2. Quản lý doanh nghiệp liên doanh

Do đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp đợc thành lập tại Việt Nam nhng có yếu tố nớc ngoài do Bên (hoặc nhiều Bên) Việt Nam và Bên (hoặc nhiều Bên) nớc ngoài cùng bỏ vốn thành lập tại Việt Nam, cùng quản lý nhằm thực hiện các mục đích kinh doanh chung trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nớc ngoài. Cho nên để bảo vệ quyền lợi của Nhà nớc Việt Nam nhất là Bên Việt Nam (Đối tác Việt Nam trong các liên doanh hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nớc chiếm 92,8% dự án và gần 99% vốn đăng ký), các quy định về quản lý nội bộ của doanh nghiệp liên doanh rất chặt chẽ và có tính áp đặt. Tuy nhiên việc quy định về cơ chế quản lý của doanh nghiệp liên doanh vẫn bảo đảm quyền của các bên tham gia liên doanh trong quản lý điều hành doanh nghiệp liên doanh, lại vừa bảo đảm việc giám sát, quản lý của bên nớc chủ nhà.

Cơ chế quản lý của doanh nghiệp liên doanh đợc quy định rất cụ thể trong Luật đầu t nớc ngoài và Nghị định 12 - CP của Chính phủ ngày 18 - 2 - 1997.

a. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh.

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh, có chức năng quản lý tài sản và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp, gồm đại diện của các bên tham gia liên doanh. Các bên có quyền chỉ định ngời của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tơng ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh (Điều 11 Luật đầu t).

Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản trị là do các bên liên doanh thoả thuận, nhng không đợc quá 5 năm.

Cơ cấu của Hội đồng quản trị gồm có chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên khác của Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh là do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị là đại diện của các bên do các bên tham gia liên doanh cử ra.

Số lợng thành viên của Hội đồng quản trị là do các bên chỉ định ngời của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tơng ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Số lợng thành viên Hội đồng quản trị luôn phụ thuộc vào hai yếu tố là số lợng các bên tham gia liên doanh và số lợng vốn góp của các bên nhng vẫn phải bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật.

- Nếu trong trờng hợp liên doanh hai bên, thì mỗi bên phải có ít nhất hai thành viên tham gia Hội đồng quản trị.

- Nếu trong trờng hợp liên doanh nhiều bên, thì mỗi bên phải có ít nhất là một thành viên tham gia Hội đồng quản trị. Tức là: Nếu doanh nghiệp liên doanh có một Bên Việt Nam và nhiều Bên nớc ngoài thì Bên Việt Nam có quyền cử ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị và ngợc lại.

- Nếu trong trờng hợp doanh nghiệp liên doanh đợc thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với nhà đầu t nớc ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là Bên Việt Nam tham gia Hội động quản trị.

Hội đồng quản trị là đại diện cho chủ sở hữu của các bên tham gia liên doanh, có chức năng lãnh đạo doanh nghiệp liên doanh. Đại diện của mỗi bên trong Hội đồng quản trị là đại diện toàn quyền, chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị và các bên mà họ là đại diện. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng này thông qua cơ chế ra quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, nếu nh Điều lệ của doanh nghiệp liên doanh không quy định khác và giám sát cơ quan điều hành thực hiện những nghị quyết đó.

Về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị phải họp mỗi năm ít nhất một lần và do chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập.

Hội đồng quản trị có thể họp bất thờng theo yêu cầu của chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc thứ nhất hoặc do một trong các bên liên doanh. Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các bên tham gia liên doanh. Nếu không có điều kiện tham gia cuộc họp của Hội đồng quản trị thì các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho ngời đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay các vấn đề đã đợc uỷ quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị đợc uỷ quyền cho phó chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.

Khi quyết định những vấn đề trong cuộc họp thì Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán số thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Nhng những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp phải đợc Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Những vấn đề quan trọng trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm:

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc thứ nhất, Kế toán trởng;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.

- Vay vốn đầu t;

- Những vấn đề khác do các bên liên doanh thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp liên doanh cần đợc quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

Trong trờng hợp những vấn đề đó nếu không đạt đợc sự nhất trí của tất cả các thành viên Hội đồng quản trị tham gia cuộc họp của Hội đồng quản trị mà gây ảnh hởng bất lợi cho doanh nghiệp, thì các bên có thể đa vấn đề đó ra hoà giải trớc một hội đồng hoà giải. Hội đồng hoà giải đợc thành lập theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên liên doanh, gồm các thành viên đại diện cho mỗi bên với số lợng ngang nhau và phải có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu t tham gia. Đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu t sẽ là chủ tịch Hội đồng hoà giải. Quyết định của Hội đồng hoà giải đợc thông qua theo nguyên tắc đa số và là quyết định cuối cùng. Ngoài ra các bên cũng có thể đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu t làm trọng tài hoà giải theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật.

b. Cơ quan điều hành doanh nghiệp liên doanh

Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc trong đó có một phó Tổng Giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp liên doanh có chức năng quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp liên doanh.

Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị và trớc pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp liên doanh.

Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam. Nh vậy, một trong hai chức vụ đó, hoặc Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là ngời của Bên Việt Nam và là công dân Việt Nam thờng trú tại Việt Nam (từ 183 ngày trở lên trong một năm). Trong trờng hợp doanh nghiệp liên doanh chỉ có một phó Tổng Giám đốc thì phó Tổng Giám đốc có chức năng là phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Với việc quy định nh vậy thì Tổng Giám đốc và phó Tổng Giám đốc thứ nhất không đợc kiêm nhiệm các công việc ở các doanh nghiệp khác, kể cả ở doanh nghiệp của các bên tham gia liên doanh.

Việc phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định và đợc cụ thể hoá trong Hợp đồng lao động đợc ký giữa họ với chủ tịch Hội đồng quản trị theo pháp luật lao động hiện hành nếu nh chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm Tổng Giám đốc.

Tổng Giám đốc và phó Tổng Giám đốc thứ nhất có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị nếu chúng không trái với pháp luật, Điều lệ và Hợp đồng liên doanh. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và là ngời có quyền quyết định cuối cùng trong việc quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, trớc khi quyết định những vấn đề sau đây cần phải có sự trao đổi với phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Đó là:

- Báo cáo quyết toán từng thời kỳ, từng năm của doanh nghiệp; - Ký kết các hợp đồng kinh tế.

Trong trờng hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và phó Tổng giám đốc thứ nhất trong việc quản lý và điều hành công việc của doanh nghiệp thì phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải chấp hành ý kiến của Tổng Giám đốc. Nhng phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lu ý kiến của mình để đa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại một phiên họp gần nhất hoặc kiến nghị triệu tập phiên họp bất thờng để giải quyết.

Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp liên doanh, là ngời đại diện cho doanh nghiệp liên doanh trớc Toà án, Trọng tài và cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền của Việt Nam.

* Về việc thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh đợc quy định tại Điều 25 Nghị định 12 - CP: Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, tính chất của dự án, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh đ- ợc thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý để tiến hành thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh chính là Hợp đồng thuê quản lý giữa doanh nghiệp liên doanh với Bên đợc thuê. Hợp đồng thuê quản lý là hợp đồng thuê vận hành, quản lý, khai thác công trình do các bên ký kết hợp đồng thoả thuận. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam nhất là các quy định của pháp luật lao động vì đây là hợp đồng lao động.

Hợp đồng thuê quản lý không đợc làm thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đã đợc quy định trong Giấy phép đầu t. Hợp đồng thuê tổ chức quản lý phải đợc cơ quan cấp Giấy phép đầu t chuẩn y trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đ- ợc hồ sơ.

Đối với tổ chức quản lý thì phải có nghĩa vụ tổ chức quản lý hoạt động trong phạm vi quy định của hợp đồng thuê quản lý đã đợc chuẩn y. Tổ chức quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của pháp luật. Doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm thay mặt tổ chức quản lý nộp các khoản thuế này cho Nhà nớc Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp liên doanh thì trong mọi trờng hợp, doanh nghiệp liên doanh là ngời chịu trách nhiệm trớc pháp luật về hoạt động của tổ chức quản lý trong việc thực hiện hợp đồng. Cơ quan điều hành doanh nghiệp liên doanh cụ thể là Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát hoạt động của Tổ chức quản lý.

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đợc ghi trong Giấy phép đầu t đối với từng dự án theo quy định của Chính phủ, nhng không quá 50 năm. Căn cứ vào quy định của Uỷ ban thờng vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhng tối đa không quá 70 năm (Điều 17 Luật đầu t).

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về thành lập, quản lý, giải thể và phá sản doanh nghiệp liên doanh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w