Nhà nớc cần tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 87)

nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình trong cả nớc cũng nh ở Thái Nguyên

Trong phạm vi nghiên cứu, giải quyết án từ năm 2000 đến 2004, trong giai đoạn này, giải quyết án HN và GĐ đều áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Đây là các quy định mang nội dung tố tụng lần đầu tiên đợc ban hành nhằm phục vụ tốt cho công tác ADPL giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết án HN và GĐ nói riêng. Tuy nhiên, với quy mô một pháp lệnh ra đời đã lâu, trong những năm gần đây của quá trình đổi mới đất nớc nên nội dung của Pháp lệnh còn sơ sài, một số vấn đề cha có điều kiện đề cập, bên cạnh đó nhiều chế định không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Kể từ khi pháp lệnh có hiệu lực, trải qua một thời gian dài áp dụng, pháp lệnh cha đợc sửa đổi, bổ sung. TANDTC trên cơ sở tổng kết thực tiễn đã tự mình hoặc cùng các ngành hữu quan ban hành các nghị quyết, công văn, thông t liên lịch... với mục đích hớng dẫn toàn ngành áp dụng thống nhất những đờng lối giải quyết đối với những vụ án HN và GĐ phức tạp. Với đòi hỏi thực tế về Luật tố tụng trong quá trình giải quyết án HN và GĐ, ngày 15 tháng 6 năm 2004 tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá XI nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhìn chung, Bộ luật Tố tụng dân sự đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung đợc một phần cơ bản những thiếu sót về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, HN và GĐ.

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự mới có hiệu lực và đến nay đã đợc vận dụng trong giải quyết án HN và GĐ, nhng qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy một số quy phạm vẫn mang nội dung giống nh pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, gây khó khăn trong quá trình ADPL giải quyết án HN và GĐ nh sau:

- Vấn đề thực hiện chế độ hai cấp xét xử: Đợc quy định tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự, bản án, quyết định sơ thẩm khi bị kháng nghị thì phải đợc

tiến hành xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm hoặc có tình tiết mới thì đợc xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nh vậy, một vụ án HN và GĐ nếu có kháng cáo, kháng nghị đợc giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhng trên thực tế có nhiều vụ án HN và GĐ đ- ợc xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp tòa án. Về vấn đề này, Bộ luật Tố tụng dân sự vẫn cha giải quyết.

Khoản 3, Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án.

Khoản 3, Điều 297 quy định: Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án. Quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại. Thực hiện điều khoản này, khi giải quyết án HN và GĐ các cấp xét xử sẽ phải mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm mới. Nghĩa là quyền hủy án để xét xử lại của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm sẽ dẫn đến hậu quả một trình tự tố tụng đợc quay lại từ đầu. Đó là cha kể đến thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh (đối với những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND huyện bị kháng nghị). Tòa dân sự, TAND (đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị) và Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa dân sự bị kháng nghị) - Điều 391, Bộ luật Tố tụng dân sự.

Với cơ chế hủy án để xét xử lại và xét xử theo nhiều cấp nh vậy, nếu giải quyết vụ án HN và GĐ phức tạp có thể kéo dài vài năm. Những điểm hạn chế này là nguyên nhân gây nên tình trạng án bị dây da, kéo dài, nh những năm trớc đây, khi thực hiện pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, có những vụ án đã kéo dài hàng chục năm. Trong giải quyết các vụ án HN và GĐ

khi có tranh chấp phức tạp về tài sản, chắc chắc Tòa án không thể khắc phục đợc, để rồi một thực trạng án tồn đọng nhiều, xét xử kéo dài qua nhiều cấp.

Do đó, để đảm bảo ADPL giải quyết án HN và GĐ trong cả nớc cũng nh ở Toà án Thái Nguyên, Nhà nớc cần sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập nh: ấn định số phiên tòa tối đa cho một vụ án; không quy định cơ chế hủy án để xét xử lại của Toà án cấp trên mà sẽ ra bản án, quyết định mới chứ không cho Tòa án cấp dới điều tra, xét xử lại bằng một phiên tòa mới nh trớc đây. Đối với những vụ án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nh điều tra sơ sài, bỏ sót ngời tham gia tố tụng hoặc ADPL sai mà Tòa án cấp trên không thể khắc phục thì yêu cầu Tòa án cấp dới trực tiếp làm công việc cần thiết bổ sung những thiếu sót đó để Tòa án cấp trên xét xử và ra bản án mà không nhất thiết phải huỷ án cấp huyện.

- Bộ luật Tố tụng dân sự cần thiết phải bổ sung thêm thẩm quyền cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Sửa bản án HN và GĐ cấp sơ thẩm là một trong những thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm đợc quy định tại Khoản 2, Điều 275 và quy định chi tiết tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trờng hợp, nếu bản án HN và GĐ sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật nh xác định sai quan hệ pháp luật, đối tợng tranh chấp, Tòa án tính sai mức bồi thờng, tính sai án phí Nh… vậy, quá trình điều tra cha đầy đủ chứng cứ vụ án, nhng cấp phúc thẩm có thể bổ sung đợc. Thì sẽ bị tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án bằng một bản án khác.

- Bộ luật Tố tụng dân sự cần có những chế định về nguyên tắc tranh tụng.

Tranh tụng là nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án HN và GĐ nói riêng. Bởi qua việc tranh tụng giữa các đơng sự tại phiên tòa càng làm rõ hơn các tình tiết khách quan của vụ án,

giúp cho Hội đồng xét xử trong việc đánh giá chứng cứ và đa ra phán quyết chính xác. Chính bởi tính quan trọng của nguyên tắc này mà Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác t pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giải quyết án HN và GĐ nh, mức thu chi tiền định giá tài sản, tiền giám định và việc yêu cầu các cơ quan phải phối kết hợp với Tòa… án trong quá trình giải quyết vụ án HN và GĐ.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w