TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU.

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 32 - 35)

Sau khi hợp đồng được ký kết thì các bên phải thực hiện hợp đồng. Nếu các bên chấp hành tốt mọi quy định trong hợp đồng thì quyền lợi được bảo đảm. Tuy nhiên nếu có sự vi phạm sẽ có tác động không nhỏ tới lưu thông của mỗi nước nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu các bên đương sự cần phải lưu ý một số quy định của pháp luật đối với việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

1) Cấu thành trách nhiệm.

Không phải mọi vi phạm đều cấu thành trách nhiệm mà chỉ có những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau:

Thứ nhất: Người thụ trái (người vi phạm) có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi này nó thể hiện ở việc không thực hiện, hoặc thực hiện không tốt hợp đồng. Tuy nhiên trái chủ phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người thụ trái.

Thứ hai: Thụ trái có lỗi, lỗi của người thụ trái khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu là lỗi suy đoán. Tức là pháp luật dựa vào nguyên tắc suy đoán lỗi chứ không dựa vào lỗi cố ý hay vô ý.

Thứ ba: Trái chú (người bị vi phạm) có thiệt hại về tài sản. Thiệt hại mà trái chủ gánh chịu có thể là thiệt hại về vật chất về tinh thần. Thiệt hại đó phải tính toán được một cách cụ thể. Muốn đòi bồi thường được thì trái chủ phải chứng minh được là họ có thiệt hại thực tế.

Thứ tư: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ gánh chịu. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của sự thiệt hại.

Các yếu tố cấu thành trách nhiệm nêu trên được quy định ở hầu hết các văn bản pháp luật ở các nước và các công ước quốc tế. Ở Việt Nam nó được quy định tại điều 230 Luật Thương mại.

2) Miễn trách nhiệm của người thụ trái.

Khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu người vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh được họ gặp được một trong các căn cứ miễn trách sau:

- Lỗi của người bị vi phạm tức là trái chủ vi phạm hợp đồng là do lỗi của người trái chủ gây ra.

- Lỗ của người thứ ba: Tức là hợp đồng bị vi phạm là do lỗi của người thứ ba gây ra chứ không phải do người thụ trái. Trong trường hợp này người thứ ba gây ra đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu gặp phải các trường hợp miễn trách nêu ở phần này:

- Gặp trường hợp bất ngờ. Nếu vi phạm mà do các trường hợp bất ngờ gây ra thì thụ trái được miễn trách nhiệm.

- Gặp trường hợp bất khả kháng như: không lường trước được, không thể vượt qua được, xảy ra bên ngoài và độc lập với các bên. Ví dụ: tàu đang trên đường hành trình thì gặp bão lớn nhấn chìm toàn bộ con tàu. Trong trường hợp gặp bất khả kháng phải trực tiếp báo cho bên kia bằng văn bản và về khởi đầu và kết thúc sự việc.

3) Chế độ trách nhiệm do vi phạm.

Khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước người bị vi phạm. Trách nhiệm này được thể hiện qua 4 chế tài sau:

Một là: Phạt vi phạm hợp đồng.

Luật pháp các nước đều cho phép người bị vi phạm có quyền yêu cầu người vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Nếu quy định trong hợp đồng hoặc các bên có liên quan quy định mức phạt. Mức phạt được quy định trong hợp đồng có thể là phạt do không thực hiện hợp đồng hoặc do chậm thực hiện hợp đồng. Điều quan trọng là các bên phải thoả

thuận, dự kiến trước mức phạt trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam: căn cứ phạt vi phạm được quy định ở điều 227 Luật Thương mại, mức phạt vi phạm quy định tại điều 228 Luật Thương mại trong đó quy định mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Hai là chế tài bồi thường thiệt hại.

Chế tài này được thực hiện nếu như các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi có vi phạm hợp đồng, người bị vi phạm có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại. Để áp dụng chế tài này người bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại thực tế của mình gánh chịu. Thiệt hại này gồm cả tổn thất thực sự và nguồn lợi bị bỏ lỡ. Bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 74, 75, 76, 77 công ước Viên 1980. Còn ở Việt Nam được quy định tại điều 299 Luật Thương mại "Số tiền bồi thường thiệt hại gồm cả giá trị tổn thất thực tế trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng".

Ba là: Chế tài thực hiện thực sự

Chế tài này được các bên thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, nhằm vào đối tượng hợp đồng. Chế tài này được áp dụng khi:

- Người bán không giao hàng, người mua có quyền mua hàng của người khác và bắt bù khoản chênh lệch. Điều 75 Công ước Viên 1980, khoản 3 Điều 223 Luật Thương mại Việt Nam.

- Người bán giáo hàng kém phẩm chất thì người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa khuyết tật của hàng hoặc thay thế bằng hàng có phẩm chất tốt. Giao thiếu thì phải giao đủ. Luật Thương mại Việt Nam quy định tại khoản 2, 4 điều 223.

Bốn là: Chế tài huỷ hợp đồng: Chế tài này được coi là nặng nhất của người bị vi phạm có quyền áp dụng khi người thụ trái vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu. Điều kiện để áp dụng chế tài này được quy định không giống nhau ở các nước. Theo công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá, khi người thụ trái có sự vi phạm cơ bản hợp đồng thì trái chủ có quyền tuyên bố

huỷ hợp đồng. Ở Việt Nam qui định tại điều 235 Luật Thương mại "Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận".

Để có giá trị pháp lý, luật pháp một số nước còn quy định rằng trái chủ phải thông báo cho người thụ trái biết về việc mình sẽ huỷ hợp đồng. ở Việt Nam được quy định tại điều 236 Luật Thương mại.

Việc huỷ hợp đồng sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý nhất định cụ thể là khi hợp đồng bị huỷ thì hai bên trở lại trạng thái ban đầu. Người mua trả lại hàng và người bán trả lại tiền, mọi chi phí liên quan do người vi phạm chịu. Nếu hợp đồng được thực hiện một phần hay toàn bộ thì các bên có quyền đòi lại một phàn hoặc toàn bộ đã thực hiện đó. Mọi chi phí phát sinh về huỷ hợp đồng do người vi phạm cơ bản hợp đồng gánh chịu.

Muốn áp dụng chế tài này cần phải thoả mãn các điều kiện để áp dụng theo luật pháp các nước. Tuy nhiên khi đã đủ điều kiện thì trái chủ có quyền hoặc là áp dụng chế tài này hoặc có quyền đòi bồi thường. Việc áp dụng chế tài nào là do trái chủ quyết định, căn cứ vào lợi ích và hậu quả pháp lý của chế tài đó.

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w