GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 35 - 40)

1) Khái niệm về tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mạiquốc tế quốc tế

Trước hết tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi vì giữa các bên có sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại. Có thể còn có sự thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàng trong nước. Người ký kết hợp đồng lại thường không phải là người chịu trách nhiệm hàng ngày về việc thực hiện hợp đồng. Hơn nữa điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn khó lường trước được, tới khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp

Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh những bất đồng những xung đột dựa trên những căn cứ cụ thể và dùng những phương thức khác nhau cho các bên lựa chọn. Các nhà kinh doanh và những đại diện pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế, cần phải chú ý lường trước những tranh chấp có thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc nhiều khoản về giải quyết tranh chấp. Chỉ cần một sự sơ suất như không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây ra tốn kém rất lớn khi giải quyết tranh chấp phát sinh sau này.

2) Các phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chấp trong thương mại quốc tế xảy ra là không tránh khỏi. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên thì phải tiến hành giải quyết các tranh chấp đó. Tuy nhiên giải quyết như thế nào cũng như lựa chọn phương thức nào cho phù hợp. Sự phù hợp này dựa trên hàng loạt các vấn đề như: mục tiêu cần đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, chi phí, thời gian bỏ ra để giải quyết tranh chấp. Đồng thời vừa phải bảo đảm công lý vừa đảm bảo giữ gìn quan hệ làm ăn của các bên và bí mật kinh doanh.

Có một số phương thức giải quyết tranh chấp. Mỗi phương thức có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì thế cần phải phát huy tối đa các ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm. Cho nên cần phải đưa vào điều khoản giải quyết tranh chấp một trình tự kết hợp các phương thức giải quyết. Thông thường bao gồm các phương thức sau:

a) Thương lượng trực tiếp giữa các bên.

Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ những bất đồng và giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ.

Việc thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, nếu không thành công thì phải nhờ tới trọng tài hoặc toà án (khoản 1 điều 239).

Phương thức này được nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng cũng như luật pháp nhiều nước đề cập tới. Việc hoà giải phải được dựa trên sự tự nguyện của các bên; phải khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thương mại quốc tế. Đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ ý kiến của các bên trong hoà giải. Tuy nhiên hoà giải cũng sẽ kết thúc nếu các bên đạt được mục đích hoặc không đạt được điều mong muốn hoặc một trong các bên không muốn tham gia.

Thoả thuận, hoà giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay toà án. Vì thế hoà giải thường được kết hợp với các phương thức khác như trọng tài toá án.

Ở khoản 2 điều 239 Luật Thương mại Việt Nam quy định "Các bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung tâm hoà giải".

c) Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Trong đó, trọng tài viên sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên. Muốn giải quyết theo thủ tục trọng tài phải thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài nào và thủ tục tố tụng của nó. Điều khoản trọng tài được lập với các điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng.

Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp và được luật pháp quốc gia và quốc tế công nhận. Cho dù phán quyết trọng tài là kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư và do hội đồng trọng tài ban hành (kể cả hội đồng trọng tài không còn tồn tại sau phán quyết). Nếu các bên không thực hiện phán quyết này thì sẽ được cưỡng chế thi hành theo trình tự tư pháp cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Việc toà án công nhận và cho thi hành phán quyết trung tâm trọng tài thương mại quốc tế được quy định ở điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia.

Đến nay chưa có một toà án quốc tế nào để giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế. Việc giải quyết theo phương thức này được thực hiện tại toà án của một nước nào đó. Tố tụng tư pháp ở từng nước rất khác nhau nhưng vẫn có đặc điểm chung tạo nên ưu thế và nhược điểm cơ bản của phương thức giải quyết này. Khi đưa tranh chấp ra toà án cần lưu ý về thẩm quyền của toà án được chọn, hiệu lực thi hành sau án ở các nước liên quan đến vụ việc, tính khách quan của toà án được chọn đối với nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí tố tụng.

Vấn đề phức tạp là phải xác định đúng thẩm quyền về việc của toà án định chọn đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu. Nó được xác định theo tính chất và giá trị tranh chấp. Mỗi nước đều có sự quy định khác nhau như Anh toà thượng thẩm, Việt Nam, Trung Quốc ở toà Kinh tế thuộc toà án nhân dân tỉnh trở lên.

Các bên có thể đưa vào hợp đồng về chọn luật một nước nào đó để giải quyết tranh chấp. Nếu không thoả thuận về luật thẩm phán sẽ áp dụng theo nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định luật áp dụng cho hợp đồng và cho việc giải quyết tranh chấp: luật nơi ký kết, nơi thực hiện, nơi có đối tượng hợp đồng, nơi có quốc tịch hay có trụ sở kinh doanh chính. Tuỳ theo luật pháp của từng nước mà quy định những hồ sơ kiện gồm những gì, thời hiệu kiện do các bên thoả thuận trong hợp đồng nếu không thì căn cứ vào luật áp dụng để xác định.

Việc giải quyết theo thủ tục toà án là mang quyền lực nhà nước, bản án được cưỡng chế thi hành và có tính dứt điểm trên lãnh thổ của quốc gia đó.

PHẦN B

THỰC HIỆN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XNK HÀ TÂY

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w