MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY 1 Quá trình hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 40 - 44)

1. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ra đời và hoạt động đã được 47 năm. Trước đây chỉ là một trạm xuất khẩu chuyên mua hàng hoá ở vùng tự do đổi lấy thuốc men nhu yếu phẩm cung cấp cho cán bộ, bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1951 là chỉ số mậu dịch xuất nhập khẩu lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nam). Năm 1954. Thành lập chi sở mậu dịch xuất nhập khẩu Nam Hà (Hà Đông - Sơn Tây) làm nhiệm vụ tổ chức lực lượng hàng hoá cung cấp cho tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 1-7-1961 Bộ Ngoại thương quyết định thành lập công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hà Đông (tỉnh Hà Đông)

Tháng 6-1965 công ty hàng xuất khẩu Hà Đông hợp nhất với công ty hàng xuất khẩu Sơn Tây thành công ty hàng xuất khẩu Hà Tây.

Năm 1976. Sát nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình và công ty xuất nhập khẩu Hà Tây sát nhập với công ty xuất nhập khẩu Hoà Bình thành Liên hợp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình.

Tháng 9-1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây. Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình bàn giao các công ty thu mua hàng xuất khẩu thuộc tỉnh Hoà Bình và nhận các công ty thu mua hàng xuất khẩu thuộc tỉnh Sơn Tây cũ do Hà Nội bàn giao về đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Hà Tây trực thuộc sở Thương mại.

Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh Hà Tây quyết định lập. Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, tự chủ, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại ngân hàng, đăng ký kinh doanh số 104356. Công ty tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 206-1002 của Bộ Thương mại cấp ngày 23/3/1993 gồm:

Xuất khẩu: Hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, hải sản, lâm đặc sản, hàng may thêu ren các loại. Có bổ sung năm 1995 gồm có máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất.

Nhập khẩu: Vật tư hoá chất, sắt thép xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phương tiện vận chuyển và hàng tiêu dùng thiết yếu. Có bổ sung năm 1995: Vật tư máy móc thiết bị linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở công ty.

Ngoài ra công ty còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác như nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu.

2) Nhiệm vụ quyền hạn của công ty

a) Nhiệm vụ của công ty.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao và phù hợp với nhu cầu thị trường. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp như trong phạm vi kinh doanh nêu trên.

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để kiến nghị với Bộ Thương mại và Nhà nước về phương hướng thị trường, về chủ trương chính sách, chế độ đối với sản xuất kinh doanh các mặt hàng như sản phẩm dệt kim, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... và đặc biệt là có chính sách khuyến khích các mặt hàng nông sản.

- Công ty có nhiệm vụ tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch ngoại thương, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng của công ty đã ký kết trong và ngoài nước.

Công ty có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty và đảm bảo kinh doanh có lãi. Nguồn vốn lưu động của công ty hiện nay là 3,82 tỷ đồng, doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn được nhà nước giao này.

b) Quyền hạn của công ty

- Được chủ động, giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết với khách hàng trong và ngoài nước phù hợp với quy định và phạm vi kinh doanh của công ty.

- Được vay vốn (cả ngoại tệ) ở trong và ngoài nước, được liên doanh, liên kết với các tổ chức, các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước, để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty theo quỹ và pháp luật hiện hành.

- Được mở rộng các cửa hàng đại lý mua bán ở trong nước và nước ngoài để bán hàng và giới thiệu mẫu hàng hoặc các sản phẩm mới do công ty sản xuất hoặc thông qua các hoạt động liên doanh liên kết mà có. Tham gia các hội trợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, các hội nghị, hội thảo, chuyên đề ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty có quyền bảo vệ uy tín hợp pháp của mình về tất cả mọi phương diện: tư cách pháp nhân, mẫu mã chế tài, uy tín sản phẩm.

- Khước từ mọi hình thức thanh thẩm tra của các cơ quan không được luật pháp cho phép.

3) Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị với cơ cấu tổ chức công ty như sau:

* Ban lãnh đạo công ty gồm giám đốc và 2 phó giám đốc * Hệ thống các phòng tham mưu điều hành gồm các phòng:

+ Phòng kế toán tài chính + Phòng kế hoạch thị trường + Phòng tổ chức hành chính * Các phòng kinh doanh của công ty:

+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh I + Phòng nghiệp vụ kinh doanh II + Phòng nghiệp vụ kinh doanh III

* Hệ thống các đơn vị kinh doanh trực thuộc gồm: + Xí nghiệp tơ thảm xuất khẩu

+ Chi nhánh TP HCM + Chi nhánh Lạng Sơn

+ Trạm kinh doanh tổng hợp Hà Đông + Trạm mây tre đan Chương Mỹ + Trạm mây tre đan Thường Tín + Trạm Ba Vì.

4) Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trongthời gian qua. thời gian qua.

a) Thị trường xuất khẩu

Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có quan hệ buôn bán với 20 quốc gia trên thế giới. Song đã xác định được các mặt hàng chính và thị trường truyền thống như sau:

- Thị trường Nga là thị trường lớn tiêu thụ hầu hết sản phẩm dệt kim của công ty. Ngoài ra còn tiêu thụ các mặt hàng thảm len, mây tre đan.

- Thị trường Anh là thị trường mới của công ty tiêu thụ chè khô. - Thị trường Nhật tiêu thụ các sản phẩm mây tre đan.

- Thị trường Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là hoa quả tươi và hàng nông sản.

- Các thị trường khác như Singapo, Đài Loan, Ba Lan, Inđônêxia, Hàn Quốc, Lào ngày đang được củng cố và mở rộng.

b) Kết quả kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua (1993-1997)

Bảng cơ cấu tỷ trọng thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Hà Tây (Đơn vị: USD) _S TT Nă m Mặt hàng Đơn vị tính 1993 1994 1995 1996 1997 A Hàng thủ công mỹ nghệ USD 857.990 831.020 _154.80 0 2.232.0 00 3.903.0 00

1 Mây tre đan USD 197.350 267.150 500.000 800.000 1.500.0002 Gỗ mỹ nghệ USD 311.500 30.200 300.000 350.000 400.000 2 Gỗ mỹ nghệ USD 311.500 30.200 300.000 350.000 400.000 3 Thảm len m2 9000 16.570 18.000 18.000 18.000 4 Thêu bộ/chiếc 19.780 5.290 50.000 60.000 65.000 5 Ren vê ri m2 - 1000 2000 2.200 2.500 B Hàng nông sản USD 753.000 761.500 1.550.0 00 1.730.0 00 237.000 1 Lạc nhân tấn 500 510 1000 1200 1500 2 Chè khô tấn 430 450 300 350 400 3 Hoa quả tươi tấn - - 3000 4000 5000 C Hàng hoá khác USD 1.648.3 10 1.863.3 80 902.000 947.000 220.000 Tổng kim ngạch XK USD 3261

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w