ĐÁNH GIÁ VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 56 - 61)

CỦA CÔNG TY

1) Nhận xét về ký kết hợp đồng xuất khẩu

a) Những mặt đã đạt được.

Trong quá trình tham gia xuất khẩu công ty xuất nhập khẩu Hà Tây nói chung và cán bộ công nhân viên nói riêng đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp như:

- Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu đã được nâng cao, cả về nghiệp vụ ngoại thương lẫn hiểu biết pháp luật. Đặc biệt là sự am hiểu về mặt pháp lý ngày càng vững vàng lớn. Kể cả pháp luật trong nước và quốc tế về ngoại thương.

- Quá trình đàm phán, và ký kết diễn ra nhanh chóng thuận lợi. Vì việc đàm phán ký kết các hợp đồng được dựa trên cơ sở đã thoả thuận từ các hợp đồng trước (nếu là bạn hàng đã quan hệ làm ăn với nhau rồi, nếu có thay đổi cũng chỉ là chút xíu, còn đối với bạn hàng mới làm ăn thì đó cũng là cơ sở cho việc đàm phán và kí kết hợp đồng. Nếu là bạn hàng lâu năm có uy tín thì có thể ký kết thông qua Fax, không phải thoả thuận đàm phán vừa tốn kém lại mất thời gian.

- Nâng cao sự hiểu biết về các đối tác, về thị trường như: tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của đối tác; tình hình nhu cầu của thị trường, về giá cả hàng xuất khẩu... Từ đó mà có thông tin tốt cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu.

b) Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt được trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu công ty cũng có một số hạn chế;

- Chưa nghiên cứu đánh giá đúng đối tác. Bởi vì trong những khách hàng đến với công ty thì họ rất nhiều mục đích chứ không chỉ có mình mục đích là ký kết hợp đồng. Nhưng nhiều khi đã không hiểu biết được mục đích của đối tác. Vì thế công ty có những phương sách ứng xử không khoa học dẫn tới nhiều khi không đạt được thoả thuận gì cả và lại mất thời gian và chi phí.

- Tuy trình độ của cán bộ công nhân viên công ty đã được nâng cao song vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được tình hình thực tế, chưa nắm bắt được tình hình sản xuất của Việt Nam, Thế giới cũng như các chế độ chính sách, pháp luật được ban hành. Mà thực tế trong kinh doanh đòi hỏi phải có tính cập nhật.

Đội ngũ văn thư của công ty còn có nhiều sai sót trong việc soạn thảo hợp đồng dẫn tới các hậu quả đáng tiếc.

Trong kinh doanh thương mại quốc tế ngoại ngữ là rất quan trọng, song số lượng cán bộ thành thạo ngoại ngữ của công ty là rất ít chỉ vài người có thể giao tiếp được.

- Quá trình đàm phán là bước chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng, song nhiều khi không có sự chuẩn bị kỹ càng. Vì thế dẫn tới sự không thống nhất trong quá trình đàm phán, hoặc có sự lúng túng trong khi đàm phán. Nhiều khi công ty tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng song lại không nắm được tình hình thực tế sản xuất ở Việt Nam, thời gian thu hoạch. Chưa nghiên cứu kỹ về thời gian có thể giao hàng cho khách hàng. Dẫn tới không thực hiện đúng thời hạn, và bị mất uy tín.

- Công ty đã hoạt động xuất khẩu mấy chục năm nay song đến nay vẫn chưa có hợp đồng mẫu để áp dụng cho từng mặt hàng của công ty nên nhiều khi không dự liệu hết các vấn đề, các điều khoản của hợp đồng, bỏ sót những chi tiết đáng tiết.

- Mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, chủ yếu được sản xuất bằng lao động thuần tuý. Những loại mặt hàng này không có sự ổn định trên thị trường, biến động thất thường theo mùa vụ, tăng giảm giá thất thường. Vì thế khi giá xuống thấp có khi không xuất khẩu được nếu xuất khẩu thì lỗ mà không suất thì bị hỏng. Hơn nữa mặt hàng nông sản Việt Nam nhiều mặt hàng còn kém về chất lượng, cạnh tranh rất kém trên thị trường. Vì thế rất cần sự giúp đỡ từ phía nhà nước

- Các văn bản pháp luật, dưới luật, cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tạo tâm lý không an tâm trong kinh doanh. Luật thương mại ra đời và có hiệu lực song vẫn chưa có văn bản dưới luật này để hướng dẫn cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh ngoại thương. Mặt khác luật pháp quốc tế về ngoại thương như công ước viên Liên hiệp quốc 1988 về mua bán hàng hoá nước ta chưa ký kết, thừa nhận. Tuy đã tham gia ký kết một số các hiệp định thương mại song phương và đa phương, với một số nước song vẫn còn quá ít so với tình hình thực tế cần thiết.

- Ngày nay phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như telex, fax, thư điện tử và việc ứng dụng nó vào việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đã làm cho công ty bước đầu còn gặp phải nhiều khó khăn lúng túng.

- Hiện nay hoạt động thông tin về pháp luật về thị trường của các nước ở Việt Nam còn quá rời rạc, phân tán và chưa phong phú làm cho công ty chưa nắm bắt được những thay đổi của pháp luật cũng như chính sách cơ chế... về hợp đồng xuất nhập khẩu ở các nước khác cũng như các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu.

2) Nhận xét về tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

a) Những mặt đạt được

- Trải qua những năm tham gia xuất khẩu với nước ngoài. Năng lực cán bộ công tác xuất nhập khẩu đã từng bước được nâng cao. Công ty đã chủ

động hơn về các mặt thủ tục như: Đăng ký Hải quan, đăng ký hợp đồng, xin phép xuất khẩu, tiến độ thực hiện hợp đồng nhanh hơn.

- Mối quan hệ giữa công ty với cơ quan quản lý xuất nhập khẩu ngày càng chặt chẽ hơn trên cơ sở ngày càng hiểu biết và tạo điều kiện giúp đỡ công ty khi cần thiết như: hợp đồng làm việc ngoài giờ hành chính v.v...

- Năm lịch tàu, quan hệ với các hãng tàu được rộng rãi hơn thành thiện hơn tạo điều kiện cho quá trình giao hàng.

- Thuê xe điều động các hãng vận tải và tính toán số container đã phù hợp với tiến độ sản xuất thu gom hàng hoá.

- Công tác kiểm hoá phần lớn đã được công ty cùng Hải Quan phối hợp một cách khoa học cụ thể về kế hoạch xuất hàng, lượng hàng xuất, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra được nhanh chóng, chính xác bảo đảm đúng hàng xuất khẩu.

- Quá trình thu thập thông tin để làm chứng từ thanh toán như Invoice, packing list, giấy chứng nhận xuất xứ, B/L... chính xác, chặt chẽ, kịp thời để làm cơ sở thanh toán sau này.

b) Những mặt còn hạn chế

- Chuẩn bị hàng hoá

Một trong những tồn tại phổ biến nhất của quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu là chuẩn bị hàng xuất khẩu dẫn tới giao hàng chậm. Từ việc chuẩn bị không đúng, không kịp thời như vậy dẫn đến phát sinh nhiều khoản chi phí gây lãng phí cho công ty.

Nguyên nhân chủ yếu trong khâu này là do + Trình độ cán bộ quản lý

+ Trình độ tay nghề công nhân, ý thức + Cơ sở sản xuất còn yếu kém lạc hậu

+ Nhiều mặt hàng còn phụ thuộc vào mùa vụ + Một số nguyên nhân khác

- Công tác bảo quản hàng hoá và công nghệ hấp sấy chưa được bảo đảm dẫn đến chất lượng sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và có nhiều khiếu nại. Hệ thống nhà kho được xây dựng từ lâu không đủ những tiêu chuẩn cần thiết cho nên có nhiều trường hợp do mưa ẩm dẫn đến hàng bị mốc.

Nguyên nhân

+ Do hệ thống nhà kho xuống cấp + Công nghệ sấy hấp lạc hậu

+ Do quá trình vận chuyển thu gom

- Mặt hàng mây tre đan, thêu len đều được sản xuất thông qua mẫu. Mà chủ yếu bằng thủ công nên đối thủ còn sai lệch về kích cỡ kiểu dáng, dẫn tới nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Trong khi thực hiện hợp đồng giữa hai bên thì quá trình cung cấp cho khách hàng về các chi tiết để lập vận đơn đường biển nhiều khi còn chậm cho nên thường xuyên chứng từ thanh toán bị chậm. Do đó không thể thanh toán ở ngân hàng được.

- Thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu còn phức tạp ảnh hưởng tới tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty. Đợi khi gây hậu quả nghiêm trọng đối với công ty. Gây lãng phí thời gian và chi phí cho công ty.

Nguyên nhân

+ Phải thực hiện thủ tục xuất khẩu qua nhiều cấp nghiên cứu

+ Nhiều cán bộ hành chính trong XNK còn xách nhiễu, gây khó dễ cho công ty XNK, chưa am hiểu luật pháp.

+ Chức năng nhiệm vụ quản lý của các cơ quan quản lý không rõ ràng. - Sự yếu kém về các công ty phục vụ cho hoạt động ngoại thương như: hãng tàu, bảo hiểm... Vì thế nhiều khi công ty phải ký kết với hãng nước ngoài lãng phí thời gian chi phí cho việc nghiên cứu xem xét về các hãng đó để đàm phán ký kết hợp đồng. Cho nên nhiều khi gây khó khăn cho công ty.

+ Nước ta chưa có các công ty chuyên ngành đủ mạnh như hãng tàu, bảo hiểm v.v...

+ Chưa am hiểu luật pháp các nước về hoạt động của các công ty. + Một số nguyên nhân khác.

PHẦN C

HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu hà tây (Trang 56 - 61)

w