Thị trường có quy mô lớn, yêu cầu cao : Thị trường EU với số dân 360 triệu

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 47 - 49)

C. Gia công quốc tế.

c) Thị trường có quy mô lớn, yêu cầu cao : Thị trường EU với số dân 360 triệu

người là nơi tiêu thụ khá lớn và đa dạng các loại quần áo và hàng dệt. Mức tiêu thụ vải ở thị trường này khá cao là 17 kg vải/1người/1năm. EU đã và vẫn đang là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy GDP tính theo đầu người của EU thấp hơn Nhật Bản và Mỹ (tương ứng 18000 USD so với 24000 USD và 22000 USD), nhưng EU lại có mức xuất nhập khẩu cao nhất thế giới. Người Châu Âu chi rất nhiều tiền để mua hàng của khắp thế giới. Tỷ lệ tăng mức tiêu dùng cá nhân là 90% một năm trong khi Mỹ là 7% và Nhật là 5%. Tại đây, người ta thấy có đủ mặt các loại tơ lụa, hàng dệt hàng Mỹ, Nhật ... và đặc biệt là từ các nước Châu Á như : Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc ... Người tiêu dùng EU tiêu thụ vải với số lượng lớn, đồng thời cũng yêu cầu hàng may mặc phải có chất lượng cao. Nhu cầu bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10-15%, còn 85-90% là theo mốt nên tỷ trọng chất xám chứa trong sản phẩm là rất lớn. EU nổi tiếng là một trung tâm thời trang của thế giới, là trung tâm thông tin về mốt của hàng may mặc.

Việt Nam có chỗ đứng rất khiêm tốn trong con số hàng nhập khẩu khổng lồ của EU với hai mặt hàng chủ yếu là sơ mi Nam và Jacket. Tuy mới bước chân vào thị trường EU nhưng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam để tăng dần kim ngạch qua các năm, ngành từng bước đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng mình trên thị trường.

- EU có một đặc điểm là thực hiện chế độ hạn ngạch đối với hàng may mặc : Ta đã đàm phán với EU để điều chỉnh Hiệp định và đã được ký tắt.

+ Tăng hạn ngạch 23 cat có nhu cầu cao lên thêm từ 20-25% tương ứng với 25000 tấn, trị giá khoảng 100 triệu USD.

+ Nâng mức tăng trưởng hàng năm từ 0,5-1% lên 1-3%.

+ Giảm số cat có quy định hạn ngạch từ 105 cat xuống còn 54 cat.

+ Giải phóng hạn ngạch cho các sản phẩm dân gian làm bằng tay, chủ yếu gồm các hàng thêu, đan, ren ...

+ Tăng hạn ngạch gia công thuần tuý gấp đôi cho cat (T_Shirt), cat 5 (áo len), cat 6 (quần âu), cat 7 (sơ mi Nữ), cat 8 (sơ mi Nam), cat 21 (Jacket) và thêm 3 cat trước đây không có đó là : cat 15 (áo khoác Nữ), cat 68 (quần áo trẻ em), cat 78 (các loại quần áo khác).

* Thị trường EU với Công ty may Thăng Long :

Thị trường này chiếm hầu hết về kim ngạch xuất khẩu song điều đáng chú ý là tuy đem vào thị trường EU nhưng thực chất là ta đang bán hàng hoặc gia công cho các hãng Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, sau đó mới chính là người chính thức bán hàng cho khách hàng Châu Âu. Dù dưới hình thức nào chăng nữa, mua bán hay gia công thì rõ ràng sản phẩm của Công ty đã được thị trường EU chấp nhận nhưng không phải danh nghĩa là hàng của Công ty. Nguyên nhân là do Công ty chưa có mẫu mốt riêng cho sản phẩm của mình, chưa có mối quan hệ làm ăn với khách hàng hay mạng lưới phân phối hàng cho người tiêu dùng. Do đó, vấn đề về quảng cáo trở lên rất khó khăn. Hàng hoá vào thị trường EU phải thông qua hạn ngạch, đây cũng là một khó khăn rất lớn cho Công ty về việc mở rộng thị trường mặc dù doanh thu ở thị trường khá lớn. Nhưng Công ty vẫn mang danh nghĩa là đơn vị làm thuê, không có tiếng nói. Để thay đổi tình hình, Công ty đã từng bước, từng bước có các chiến lược, kế hoạch để tiếp cận. Cụ thể là các cuộc triển lãm, hội chợ, các cuộc trưng bày tại các trung tâm thương mại đều có các sản phẩm của Công ty đem giới thiệu. Qua đó, đã thu hút được một số khách hàng quan tâm và đã có đơn đặt hàng chính thức. Nhìn chung, EU là một thị trường rất lớn, vào EU bằng chính sản phẩm, nhãn hiệu, mẫu mã của mình mà được chấp nhận thì sẽ mở ra hướng hoạt động tiềm năng lâu dài.

* Thị trường Đông Âu :

Thị trường này Công ty mới chỉ hoạt động với quy mô nhỏ. Công ty đã thâm nhập vào thị trường các nước XHCN, nhu cầu tiêu dùng chỉ dừng lại ở hình thức các mặt hàng phổ thông, đáp ứng cho đại đa số quần chúng nhân dân, nhu cầu đòi hỏi cũng không khắt khe. Kim ngạch của Công ty trong những năm qua chưa cao, chứng tỏ Công ty chưa biết tận dụng, khai thác thế mạnh của loại thị trường này. Trong bối cảnh hiện tại, xét về khả năng, thực lực của Công ty thì đây quả là một hướng để Công ty phát triển tốt. Công ty ít phải cạnh tranh với các Doanh nghiệp khổng lồ khác như ở thị trường EU mà còn cảm thấy quen thuộc do tính chất gần giống như thị trường trong nước. Trong tương lai, Công ty cần phải có chiến lược tiếp cận để khai thác hết tiềm năng của thị trường này.

Thị trường Châu Á là một thị trường lớn của Công ty với các bạn hàng như : Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản ... Đặc điểm của loại thị trường này là nhu cầu về hàng hoá may mặc cũng không đòi hỏi khắt khe. Hơn nữa, một số nước lại cùng chung nền văn hoá Phương Đông nên trang phục, sở thích các quốc gia cũng có phần tương tự. Công ty đã đạt được những thành công lớn trên các thị trường này, do không vấp phải vấn đề hạn ngạch nên Công ty có thể đáp ứng tất cả những gì mình có thể. Điều đó thể hiện trong mức tăng không ngừng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong sự phát triển như vũ bão của Châu Á, các nước phát triển tập trung vào sản xuất hàng hoá đòi hỏi trí tuệ cao, lao động thấp, nhường công nghệ sản xuất tốn nhiều lao động cho các nước đang phát triển sau đó đem ra trao đổi hàng hoá. Sự phân công lao động quốc tế càng mở rộng thị trường cho các nước Châu Á lẫn nhau. Các nước đang phát triển có điều kiện trao đổi hàng hoá, thâm nhập vào thị trường nước khác. Trước điều kiện thuận lợi như vậy, hướng phát triển của công ty vào thị trường này rất hợp lý. Công ty cần phải tổ chức công tác xuất nhập khẩu, tìm bạn hàng, chiến lược cạnh tranh quảng cáo sao cho có hiệu quả để đảng bảo mức xuất khẩu tăng ổn định qua các năm.

Những thuận lợi của công ty cũng không nằm ngoài thuận lợi của các doanh nghiệp khác trong nước cũng như khu vực. Ngoài ra các nước khác đôi lúc còn có những thế mạnh hơn rất nhiều như Trung Quốc, Đài Loan. Họ sẽ là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty trên thị trường dệt, may mặc. Mặt hàng của họ không chỉ Châu Á mà toàn thể thế giới đều biết đến. Trước những khó khăn và thuận lợi như vậy công ty cần phải xác định chiến lược kinh doanh cụ thể, lấy chất lượng uy tín làm đầu, từng bước khẳng định mình trong nước và quốc tế.

* Mỹ - thị trường hé mở với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt ở gần 50 nước trên thế giới, trong đó chia ra làm hai khu vực là có quota và không có quota. Đối với những thị trường được quản lý bằng quota thì có quota coi như là có được một thị trường ổn định, có việc làm, có lợi nhuận. Mặc dù quota hàng may của Việt Nam đi EU còn nhiều cat “ lạnh ” ( Các mặt hàng không có nhu cầu cao và khó sản xuất, được ít doanh nghiệp đăng ký thực hiện ) nhưng các doanh nghiệp chỉ tập trung vào vài cat “ nóng ”. Tuy các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện và đã được phân bổ nhưng lượng quota được phân chỉ đáp ứng được 30 % năng lực sản xuất của ngành may. Không những thế, các doanh nghiệp - mà chủ yếu là tiến hành gia công nên bị ép giá gia công xuống thấp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đó là điều kích thích các doanh nghiệp mở thêm thị trường và chú trọng những thị trường mới.

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 47 - 49)