Bỏ ngỏ thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 70 - 71)

C. Gia công quốc tế.

b) Bỏ ngỏ thị trường trong nước.

Thị trường trong nước với số dân gần 80 triệu người và tương lai là 100 triêu vào năm 2010 là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Dệt - may Việt Nam. Nhưng hiện tại nước ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng tương đối lớn bao gồm cả vải và quần áo may sẵn. Trên thị trường nội địa, hàng dệt may ngoại tràn ngập ( nhất là hàng Trung Quốc và Thái Lan ) cạnh tranh với sản phẩm nội địa về chất lượng, kiểu dáng đặc biệt là giá cả làm cho những khó khăn trong toàn ngành tăng lên gấp đôi.

Dám chắc một điều : Đến thời điểm này, chưa một doanh nghiệp nào dám coi đây là một thị trường ổn định. Các công ty đầu đàn trong ngành dệt may hầu như đều bằng lòng

với việc may gia công cho nước ngoài. Một nghịch lý đang diễn ra là những công ty càng danh tiếng trong xuất khẩu thì tỷ lệ hàng tiêu thụ trong nội điạ càng nhỏ. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây ta sẽ dễ dàng nhận ra điều đó :

STT Tên công ty Tỷ lệ hàng dành cho nội địa trên tổng công ty

1 May Hữu Nghị 1,95

2 May Bình Minh 1,52

3 May Nhà Bè 3,09

4 May Phương Đông 3,55

5 May Đồng Nai 4,91

6 May Đức Giang 6,75

7 May Hưng Yên 7,21

8 May Chiến Thắng 7,48

9 May Nam Định 12,48

Hiện nay các xí nghiệp may lớn ở Trung Ương và các địa phương đều đang cố gắng giành năng lực tốt nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu, phần nào không xuất được thì để lại tiêu thụ trong nước.

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường bắt gặp cảnh một xí nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu lại đưa ra cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình (trong nước) những lò sản phẩm may xuất khẩu kém bán cho người tiêu dùng. Đó là những chiếc áo, chiếc quần rộng quá khổ, khác biệt về kiểu màu sắc đối với người Việt Nam.

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w