CHƯƠNG IV : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ A Về phía công ty.

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 67 - 70)

C. Gia công quốc tế.

CHƯƠNG IV : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ A Về phía công ty.

A. Về phía công ty.

Điểm yếu nhất của những điểm yếu trong gia công may xuất khẩu là trình độ khoa học công nghệ và nghiệp vụ của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thiết kế mẫu mã.

Ngày nay ngành may đã được sử dụng rộng rãi các thiết bị điện tử tin học vào dây chuyền may : Máy may tự động dừng kim, lại mũi theo chương trình, máy thùa tự động nhiều khuyết trên nẹp áo, máy may áo tự động . . . Sử dụng hệ thống máy tính thiết kế, giác sơ đồ vào công nghệ sản xuất hàng may mặc là bước tiến vượt bậc, đây là công đoạn lâu nay tưởng chường chỉ có thể làm thủ công được mà thôi.

Trên thế giới người ta đã nghiên cứu cơ giới thiết kế và giác sơ đồ cho ngành may và từng bước sử dụng trên 20 năm nay, nhờ dự phát triển nhanh chóng của máy tính nên hệ thống thiết kế giác sơ đồ bằng máy tính ngày càng hoàn thiện. Ngày nay, hệ thống thiết kế

giác sơ đồ, nhảy cỡ, vẽ ra giấy .. . một cách hoàn hảo. Nó có thể thiết kế giác sơ đồ trong 5 - 10 phút với phương án tối ưu nhất, nếu giác sơ đồ thủ công thì phải là người có tay nghề giỏi, có khi mất cả buổi làm việc. Công ty may Thăng Long cũng đã áp dụng công nghệ thông tin hệ CAD/CAM vào hệ thống tạo mẫu cắt :

Một trong những nhân tố đem đến thành công ở công ty may Thăng Long là mạnh dạn đầu tư thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đồng bộ của các nước Nhật Bản, Đài Loan. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của khâu chuẩn bị sản xuất quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp may hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn duy trì quá lâu phương pháp chuẩn bị sản xuất cổ phần, giác sơ đồ, cắt mẫu bằng phương pháp thủ công do đó không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của năng suất lao động. Sau khi nghiên cứu và khảo sát ở nhiều hãng sản xuất thiết bị máy tính hệ CAD/CAM chế tạo mẫu cắt bằng Computer, Công ty may Thăng Long đã tiếp thu đầy đủ hướng dẫn của chuyên gia và bắt tay ngay vào việc áp dụng thực tiễn sản xuất ở công ty mình.

Thời gian đầu tư chỉ dùng hệ CAD/CAM để thiết kế mẫu cho các sản phẩm trong nước bởi lẽ ở đây các kế hoạch không đòi hỏi khẩn trương như các đơn hàng xuất khẩu. Kể từ khi chuyển giao công nghệ công ty may Thăng Long đã quyết định thảo luận bổ sung thiết bị thành một hệ quy mô lớn đủ năng lực chế tạo 100% mẫu cắt của công ty, chấm dứt việc chế tạo mẫu bằng phương pháp thủ công.

Thành công này đánh dấu một bước ngoặt trong công tác chuẩn bị sản xuất của công ty may Thăng Long, đồng thời cũng là mốc son đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngành may Việt Nam. Thành công của công ty may Thăng Long khi áp dụng công nghệ tin học hệ CAD/CAM vào chế tạo mẫu cắt sẽ tạo ra tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nhưng cũng có khó khăn do ta phải chấp nhận máy móc thiết bị lạc hậu của nước ngoài khi họ góp vốn.

Biện pháp và điều kiện cần thiết để thực hiện tốt liên kết kinh tế kỹ thuật.

- Các doanh nghiệp tự liên kết khoa học, công nghệ trên cơ sở hợp đồng nhằm đem lại lợi ích giữa các bên. Các mối liên hệ thiết lập giữa công ty và các doanh nghiệp như : các hợp đồng thiết kế thiết bị và phụ tùng, dưới các hợp đồng bao tiêu hoặc mua bán sản phẩm của các cơ sở sản xuất. Công ty may Thăng Long sẽ tập trung các cơ sở sản xuất của các địa phương thành một đầu mối tiêu thụ và xuất khẩu, từ đó tạo thành thế mạnh về số lượng của sản phẩm, tránh cạnh tranh ép giá.

- Liên doanh, liên kết với nước ngoài là một mục tiêu quan trọng của công ty, phía nước ngoài sẽ bảo đảm về vốn, kỹ thuật mẫu mã thiết bị sản phẩm. Về phía công ty cũng phải đảm bảo trách nhiệm của mình như đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên đủ năng lực và tay nghề, nắm bắt được khoa học và công nghệ tiên tiến, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động.

* Sử dụng hợp lý nguyên liệu.

Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì công ty may Thăng Long phải tìm mọi cách để giảm giá thành như : tăng năng suất lao động, định mức nguyên vật liệu sát sao, triệt để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Trước đây nguyên liệu trong nước chỉ được công ty sử dụng trong sản xuất quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi, quần âu . . . nay mặt đang được đa dạng hoá nguyên vật liệu trong nước và đang được cải thiện đáng kể, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt. Công ty sẽ sử dụng nguồn vốn nguyên vật liệu trong nước như lụa tơ tằm, hàng thổ cẩm dân tộc để sản xuất những mặt hàng đạt chất lượng cao và mang tính đặc trưng. Công ty có kế hoạch thay thế và sử dụng rộng rãi nguyên vật liệu trong nước từ các nhà máy trong nước như : Dệt Nam Định, Dệt 8 - 3 . . . nguyên liệu phụ phong phú thay vì trước đây phải nhập khẩu bằng nguyên liệu thì công ty cũng cố gắng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Các mặt hàng dùng nguyên liệu truyền thống như hàng cotton sẽ dùng nhiều và mở rộng sản xuất cũng như xuất khẩu và được coi là mặt hàng thế mạnh của công ty.

* Đào tạo cán bộ công nhân viên.

Muốn thâm nhập thị trường mới thì việc dành chữ tín là rất quan trọng điều đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo. Chất lượng ở đây bao gồm kiểu dáng, đường may, chất liệu . . . trong đó tay nghề công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thành công hay thất bại trong mọi hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố con người. Để có được đội ngũ công nhân lành nghề phải được giáo dục, đào tạo hoàn thiện và chính trị, tư tưởng văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề. Không những với cán bộ công nhân viên của mình mà còn phối hợp với các nhà máy xí nghiệp có quan hệ bạn hàng.

- Về tư tưởng : Thường xuyên hoặc trực tiếp thông qua các đoàn thể công đoàn, đoàn thành niên mở lớp tập huấn bồi dưỡng tư tưởng chính trị để mọi người hiểu rằng : “ sản xuất sản phẩm có chất lượng là lương tâm vinh dự đạo đức của mỗi người công nhân”. Mỗi người góp phần vào việc củng cố và nâng cao uy tín của công ty, uy tín này được khẳng định thông qua chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường quốc tế. Làm cho họ thấy rằng lợi ích kinh tế của họ gắn liền với sản phẩm có chất lượng cao hay không. Đồng thời công ty cũng nên có chế độ khuyến khích lợi ích vật chất đối với những người thợ giỏi có sáng kiến, có như vậy mới kích thích được lòng say mê và tận tâm với công việc.

- Về văn hoá : Có kế hoạch nâng cao trình độ văn hoá cho công nhân, khi có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ làm cho người lao động có nhiều sáng tạo trong sản xuất, làm cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.

- Về tay nghề : Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng tay nghề, nâng cao tay nghề từ đó công nhân sử dụng tinh thông về máy móc, thiết bị, công cụ lao động, hiểu biết các

yếu tố cấu thành sản phẩm cũng như nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó có biện pháp sử lý đối với sự cố, sai làm hoặc phát hiện lỗi, khắc phục một cách nhanh chóng.

Mặt khác công nhân có đủ trình độ sẽ tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình, không có sự kiểm tra nào có hiệu quả bằng công nhân tự kiểm tra lấy sản phẩm của mình khi họ được trang bị đầy đủ kiến thức và giác ngộ cao về quyền lợi chung, gắn liền với quyền lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu phân tích công tác marketing ở công ty may thăng long (Trang 67 - 70)