C. Gia công quốc tế.
4. Công tác dự báo thị trường may mặc.
* Trên thị trường Thế giới.
Cùng với sự phát triển về kinh tế là nhu cầu của con người về cuộc sống cũng như đang tăng dần lên. Nhu cầu không chỉ dừng lại ở mức đủ cơm ăn áo mặc mà đã được vượt lên đòi hỏi chất lượng cao trong tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu ăn mặc của người dân đang có sự biến chuyển từng ngày. Căn cứ vào mức thu nhập và văn hoá của các dân tộc khác nhau lên nhu cầu về mặt hàng cũng khác nhau. Nhưng họ có điểm chung là sở thích về hàng hoá thời trang.
Nhu cầu hàng hoá ngày càng tăng lên thể hiện trong mức tiêu thụ của các tầng lớp dân cư. Theo thống kê của các nước EU, trung bình mức tiêu dùng hàng dệt may 17 kg/ người/năm, ở các thị trường khác như Nhật Bản, Bắc Mỹ nhu cầu cũng tương tự, hàng năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD hàng hoá may mặc. Có thể nói ngày nay đa phần dân số nói chung có xu hướng ăn mặc đẹp, hợp thời trang. Đó là nhân tố làm tăng sức tiêu thụ mặt hàng may mặc xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay các nước phát triển không sử dụng ngành công nghiệp dệt tốn nhiều lao động, thiếu sức cạnh tranh mà tập trung vào hàng hoá đòi hỏi nhiều hàm lượng kỹ thuật cao. Họ chuyển công nghệ này sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động rẻ mạt, nguyên liệu dồi dào. Cách thức này làm lợi cho cả hai bên và làm tăng mậu dịch trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển thì có nhiều lợi thế về nguyên liệu, lao động nên sẽ làm giá thành sản phẩm giảm đi, còn các nước phát triển do không sản xuất hàng may mặc nữa thì lại nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển. Sự tác động qua lại làm tăng lợi nhuận cho cả hai phía và góp phần mở rộng quan hệ mậu dịch toàn cầu. Thế giới ngày nay là một ngôi nhà chung, các nước hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế. Hội nghị Thương mại đã diễn ra tại Mavoc từ ngày 12 -> 13.4.1994 và Hiệp ước mậu dịch thế giới đã được 125 nước tham gia ký kết, một trong những thoả thuận cơ bản được ký là hàng dệt may. Từ năm 1993 các nước phát triển hạn chế xuất khẩu hàng dệt may bằng cách sử dụng hạn ngạch hai chiều trong khuôn khổ hiệp định đa sợi. Những hạn chế như vậy đã dẫn đến tăng các sản phẩm này. Căn cứ theo thoả thuận đã ký trong văn bản kết thúc vòng URUGUAY Hiệp định đa sợi sẽ được xoá bỏ dần trong 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1998. Đến năm 2005 Hiệp định đa sợi được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may được thực hiện qua các thoả thuận khi đàm phán. Việc xoá bỏ hạn ngạch và thuế quan rất có lợi cho các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may. Theo dự đoán của những chuyên gia xuất khẩu hàng dệt may, hàng may mặc của các nước đang phát triển sẽ tăng 93% so với hiện nay. Các nước phát triển cũng có lợi do hàng may giảm giá.
* Tại thị trường Việt Nam
Việt Nam nằn trong khu vược Đông Nam Á, là trung tâm của xu hướng chuyển dịch hàng Công nghiệp may mặc. Tận dụng được các lợi thế lớn ở trong nước cũng như ngoài nước. Các nước công nghiệp phát triển (NICS) tìm thấy ở Việt Nam một thị trường lớn, đông dân có lợi về nguyên liệu, nguồn nhân công rất rẻ so với các nước láng giềng.
Bảng : Tiền công gia công may mặc của một số nước trên thế giới.
Nước Tiền công USD/ giờ
Canada 2,65
Mỹ 2,3
Nhật Bản 2,24
Pháp 1,72
Thái Lan 0,92
Philipine 0,67
Indonesia 0,24
Trung Quốc 0,37
Việt Nam 0,15 - 0,2
Tiền công thấp, lao động Việt Nam lại thông minh khéo léo, tiếp thu kỹ thuật mới nhanh. Cơ sở vật chất cho ngành may mặc nói chung tương đối hiện đại, có thể sản xuất được các sản phẩm với tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng của cảng biển, tiết kiệm được chi phí vận tải. Hơn nữa lại nằm trong khu vực gần các nước xuất nhập khẩu hàng dệt may lớn như : Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ... thuộc khu vực mà hàng dệt may của các nước phát triển và các nước NICS dịch chuyển sang.
Có thể nói Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về hàng may mặc về hàng xuất khẩu do có nhiều yếu tố thuận lợi. Ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam đã không bỏ lỡ những cơ hội này, thể hiện rõ là thành quả đạt được trong công tác xuất khẩu hàng này. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng đều sau các năm đạt 1,15 tỷ USD (gấp 7 lần so với năm 1991) đó là bước chuyển biến mạnh của ngành dệt may Việt Nam.
Dự báo về thị trường hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam đến năm 2002 và 2005.
Thị trường Năm 2002 Năm 2005
Sản lượng xuất khẩu 200 500
Xuất khẩu sang Mỹ 80 240
Xuất khẩu sang EU 41 100
Xuất khẩu sang Nhật 25 70
Xuất khẩu sang SNG 30 40
Xuất khẩu sang Canada 4 10
Xuất khẩu sang Đông Âu và các
trung tâm khác 20 40
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 3000 3900
( Nguồn : Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2005 - Bộ công nghiệp ).
Bộ công nghiệp nhẹ đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2002, giá trị hàng dệt may đạt 3 tỷ USD (chiếm xấp xỉ 1% thị trường may thế giới, gấp 3 lần so với năm 1999). Năm 2010 đạt 5 tỷ USD ( chiến 1,55 thị trường hàng dệt may thế giới).
Mục tiêu mà bộ công nghiệp nhẹ đặt ra, vẽ ra một viễn cảnh rất lớn cho sự phát triển hàng hoá may mặc, mở ra một triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu.