Những đề xuất, kiến nghị :

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 41)

7. Phương pháp nghiên cứu :

2.3.3 Những đề xuất, kiến nghị :

Nhìn trên thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Ngan Dừa cùng với những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình quản lý điều hành đơn vị, bản thân tôi có những đề xuất, kiến nghị sau :

-Nhà trường tăng cường bồi dưỡng nâng cao ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy là hết sức cần thiết, tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-Tăng cường nâng cao năng lực quản lý chuyên môn ở các tổ chuyên môn, chủ yếu là nội dung sinh hoạt tổ cần thay đổi mới như : tổ chức các chuyên đề khoa học, phương pháp giảng dạy bộ môn, tránh tình trạng hình thức, chiếu lệ.

-Công tác xây dựng Đảng, quy hoạch cán bộ được Chi bộ quan tâm nhiều hơn nữa đối với lực lượng giáo viên trẻ, phải có kế hoạch gữi đào tạo bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ đáp ứng lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia cho những năm tới.

-Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống của giáo viên luôn tận tâm, chu đáo nhiệt tình trong công tác, hết mực thương yêu học sinh và biết trân trọng ngành nghề đang theo đuổi. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

-Tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, thị xã và Sở GD- ĐT Sóc Trăng để hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt vai trò quản lý giáo dục.

Chương 3

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỜNG 4

3.1-Căn cứ đề xuất biện pháp : 3.1.1-Căn cứ cơ sở lý luận :

-Căn cứ vào Luật giáo dục được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005, được ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2005.

-Căn cứ Điều lệ Trường trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số : 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

-Căn cứ công văn số 8227/BGD&ĐT-GDTrH ngày 06/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2007 – 2008.

-Căn cứ công văn số 832/SGD&ĐT-GDTrH ngày 21/9/2007 của Sở GD&ĐT Sóc Trăng về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2007 – 2008.

-Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 của Trường trung học cơ sở phường 4 được thông qua trong phiên họp Hội nghị cán bộ viên chức ngày 02/10/2007.

-Căn cứ chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2008-2009. Năm học 2008- 2009 được xác định là “Năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

-Căn công văn hướng dẫn số 7474/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 – 2009.

3.1.2-Căn cứ kết quả thực tiễn :

Trên cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, của địa phương, điều kiện thực tế của Trường THCS phường 4 có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên hiện có v.v. . .

-Trong nhà trường trung học cơ sở công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng, vì vậy người hiệu trưởng phải luôn luôn trau dồi nghiệp vụ công tác quản lý để có những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng dạy học. Uy tín chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phải được cũng cố thường xuyên nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung và ở địa phương nói riêng cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển.

-Xuất phát từ thực trạng của hoạt động dạy học trong nhà trường tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định, đứng trước yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và công tác quản lý giáo dục hiện nay, bản thân tôi là giáo viên hiện đang công tác tại Trường trung học cơ sở phường 4. Tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của

hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường trung học cơ sở phường 4 như sau :

3.2-Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở phuờng 4:

3.2.1-Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn.

Mục tiêu của biện pháp:

-Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường là tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục đồng thời tạo môi trường học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề.

-Qua đó hiệu trưởng sẽ nắm sâu sát hơn hoạt động của giáo viên nhằm phát huy cao độ sự thống nhất giữa hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể hội đồng sư phạm thực hiện tốt hoạt động dạy học trong nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

-Bằng nhiều biện pháp như trao đổi, tổ chức tự học và bồi dưỡng thường xuyên, làm cho tổ viên tìm và phân tích được những nguyên nhân cơ bản về trình độ yếu kém của học sinh. Từ đó, làm cho giáo viên chia sẽ được hoàn cảnh thực tế của từng học sinh mà từng bước có biện pháp giảng dạy và quản lý sát hợp với từng đối tượng.

-Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, mỗi buổi họp tổ sinh hoạt chuyên đề nhỏ, tập trung giải quyết những vấn đề chung về yêu cầu nội dung, kiến thức và phương pháp giảng dạy từng bài, chương, thể lọai trong sách giáo khoa để giáo viên rút ra được kinh nghiệm giảng dạy ở những đối tượng học sinh với lượng kiến thức phù hợp và mang lại hiệu quả của giờ dạy.

-Tổ chuyên môn tổ chức dự giờ thao giảng, ít nhất mỗi giáo viên trong một học kỳ phải tự đăng ký một tiết thao giảng cho tổ dự. Ngoài ra còn phải tự xây dựng kế họach dự giờ đồng nghiệp trong từng tháng như: giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 3 năm dự 1tiết/tuần, dưới 3 năm 2 tiết/tuần, Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn dự 8 tiết / tháng.Vừa quản lý được hoạt động dạy của giáo viên trên lớp, vừa nắm bắt trình độ năng lực và tình hình học tập của học sinh đối với từng bộ môn.

-Mỗi tổ phải có kế họach cụ thể trong việc bồi dưỡng giáo viên kế thừa, dạy được toàn cấp. Qua đó xác định được giáo viên cốt cán trong tổ để có biện pháp bồi dưỡng, đào tạo phù hợp.

Điều kiện để thực hiện biện pháp:

-Thông qua phiên họp hội đồng sư phạm, Ban giám hiệu đánh giá kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tháng trước và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho tháng tiếp theo. Trên cơ sở nắm bắt thông tin chung.

-Tổ trưởng chuyên môn tổ chức hợp tổ quán triệt tinh thần đó.

-Công bố công khai trước giáo viên để thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của hiệu trưởng đòi hỏi giáo viên phải nêu cao tin thần trách nhiệm trong công việc.

3.2.2-Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.

Mục tiêu của biện pháp:

-Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém và thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, thì nguồn gốc sâu xa là các em chưa định hướng được động cơ học tập đúng đắn. Từ đó, các em không nhẫn nại chịu khó, không kiên trì học tập; tập trung với những bạn bè lười biếng trốn học.

-Nhằm khơi dậy động cơ hứng thú học tập ở học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để cho học sinh xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà trường để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, hữu dụng trong gia đình, có ích xã hội.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

-Chỉ đạo việc sinh hoạt lớp thông qua hình thức tự quản. Tự các em xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.Thành lập các nhóm học tập để các em tự giúp đỡ lẫn nhau, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức.

-Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. Dùng tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức hoạt động thảo luận, trao đổi theo chủ đề như phương pháp học tốt; học tập có lợi ích gì? Chủ đề tình bạn, tình yêu; ước mơ lựa chọn nghề nghiệp tương lai,…

-Quan tâm việc giáo dục học sinh có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức viết bài dự thi do trường đề ra với nội dung theo từng tháng nhằm xây dựng cho các em ý thức việc học tập; đẩy mạnh phong trào thi đua trang trí trường lớp; thi đua trồng cây xanh, cây cảnh, tạo vẻ mỹ quan cho nhà trường; góp phần xây dựng nhà trường ngày càng thêm Xanh – Sạch – Đẹp.

-Đồng thời,cũng thông qua giờ dạy của mình, giáo viên bộ môn góp phần giáo dục các em về tinh thần, thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.

-Tăng cường giáo dục hanh kiểm, đạo đức, lối sống, biết và thật sự tôn trọng thầy cô, ngay cả thầy cô không dạy lớp mình, người lớn tuổi, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, không nói tục chửi thề, không sử dụng ma túy và các tệ nạn xã hội, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng. Tập trung vào giáo dục động cơ học tập theo phương châm “Ngày nay học tập - ngày mai lập nghiệp”.

-Kết hợp với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức trao đổi với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học sinh học sinh yếu kém.

-Phối hợp với Đòan thanh niên, Công đòan tổ chức các họat động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm như: Tìm hiểu ma túy, AIDS, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

-Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nắm tình hình học tập của các em. Thông qua ký kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trách nhiệm quản lý con em học tập tốt.

Điều kiện để thực hiện biện pháp:

-Thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo viên chủ nhiệm tác động đến học sinh.

-Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quản lý kiểm tra hoạt động học của học sinh.

-Kết hợp với chính quyền địa phương, công an, gia đình quản lý học sinh giúp các em không vi phạm pháp luật và ý thức tực học hỏi của học sinh.

3.2.3-Biện pháp 3: Quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém - quản lý mặt bằng chất lượng : chất lượng :

Mục tiêu của biện pháp:

-Trong hoạt động dạy học của nhà nhà trường vấn đề chất lượng là một trong những khâu quan trọng để đánh công tác quản lý của hiệu trưởng, thông thường đánh giá vào chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.

-Biện pháp quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém và quản lý mặt bằng chất lượng nhằm giúp cho giáo viên nâng cao vai trò giảng dạy và lương tâm nghề nghiệp; giúp cho đối tượng học sinh yếu kém vươn lên để cùng nhà trường nâng cao chất lượng và giúp hiệu trưởng quản lý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

-Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.

-Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ - giáo viên hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp.

-Tổ chức thi khảo sát đầu năm học của cả 04 khối lớp6, lớp 7 và lớp 8 và 9

-Thông qua kết quả khảo sát, hiệu trưởng phân công cho giáo viên chủ nhiệm lập danh sách phân loại đối tượng học sinh yếu kém báo cáo cho ban giám hiệu nắm bắt thông tin và số liệu cụ thể.

-Nhà trường giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên kết hợp với lực lượng giáo viên là Đoàn viên trực tiếp giúp đỡ học sinh yếu kém.

-Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch giúp đỡ một cách cụ thể: Dựa trên số liệu học sinh yếu kém được thống kê theo từng bộ môn, phân công mỗi giáo viên là Đoàn viên trực tiếp quản lý và giúp đỡ 02 học sinh yếu kém trong suốt năm học.Cuối tháng, học kì và cả năm có sơ kết, tổng kết hoạt động để đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý đã đề ra.

-Qua đó hiệu trưởng quản lý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn kịp thời đảm bảo được chất lượng dạy học của đơn vị. Nếu như biện pháp này có hiệu quả xin đề nghị nhân rộng trong toàn trường và duy trì cho những năm tới để giúp học sinh yếu kém vươn lên nâng cao chất lượng dạy học.Biện pháp này được coi là đểm mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, nếu đưa vào áp dụng trong nhà trường có thể giúp cho hoạt động dạy học của

nhà trường ngày càng có chất lượng, qua đó cũng giúp cho hiệu trưởng có thể quản lý được mặt bằng chất lượng của đơn vị mình.

Điều kiện để thực hiện biện pháp:

-Ban giám phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân giáo viên và từng đối tượng học sinh yếu kém.

-Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn là Đoàn viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và đặc biệt là sự cộng tác nhiệt tình của những đối tượng học sinh yếu kém.

-Phải có sự kết hợp hài hòa giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm.

- Phải có kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động và thực hiện chế độ khen thưởng phù hợp kịp thời. Đó là nguồn động viên để giáo viên làm tốt nhiệm vụ.

3.2.4-Biện pháp 4: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Mục tiêu của biện pháp :

- Củng cố đội ngũ nhà giáo trong nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực giảng dạy, có đạo đức nghề nghiệp, yêu thương học sinh. góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học của nhà trường nâng cao được chấ lượng.

- Giúp hiệu trưởng có được đội ngũ giáo viên cốt cán ở các bộ môn đưa nhà trường ngày càng phát triển, đồng thời giúp cho công tác quản lý tổ chức, qui hoạch cán bộ dự nguồn cho ngành giáo dục ở địa phương.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp :

-Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên : Thông

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w