Biện pháp 2: tăng cường kiểm tra, đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 45 - 46)

7. Phương pháp nghiên cứu :

3.2.2.Biện pháp 2: tăng cường kiểm tra, đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh

tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.

Mục tiêu của biện pháp:

-Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém và thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, thì nguồn gốc sâu xa là các em chưa định hướng được động cơ học tập đúng đắn. Từ đó, các em không nhẫn nại chịu khó, không kiên trì học tập; tập trung với những bạn bè lười biếng trốn học.

-Nhằm khơi dậy động cơ hứng thú học tập ở học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để cho học sinh xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà trường để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, hữu dụng trong gia đình, có ích xã hội.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

-Chỉ đạo việc sinh hoạt lớp thông qua hình thức tự quản. Tự các em xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.Thành lập các nhóm học tập để các em tự giúp đỡ lẫn nhau, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức.

-Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. Dùng tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức hoạt động thảo luận, trao đổi theo chủ đề như phương pháp học tốt; học tập có lợi ích gì? Chủ đề tình bạn, tình yêu; ước mơ lựa chọn nghề nghiệp tương lai,…

-Quan tâm việc giáo dục học sinh có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức viết bài dự thi do trường đề ra với nội dung theo từng tháng nhằm xây dựng cho các em ý thức việc học tập; đẩy mạnh phong trào thi đua trang trí trường lớp; thi đua trồng cây xanh, cây cảnh, tạo vẻ mỹ quan cho nhà trường; góp phần xây dựng nhà trường ngày càng thêm Xanh – Sạch – Đẹp.

-Đồng thời,cũng thông qua giờ dạy của mình, giáo viên bộ môn góp phần giáo dục các em về tinh thần, thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.

-Tăng cường giáo dục hanh kiểm, đạo đức, lối sống, biết và thật sự tôn trọng thầy cô, ngay cả thầy cô không dạy lớp mình, người lớn tuổi, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, không nói tục chửi thề, không sử dụng ma túy và các tệ nạn xã hội, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng. Tập trung vào giáo dục động cơ học tập theo phương châm “Ngày nay học tập - ngày mai lập nghiệp”.

-Kết hợp với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức trao đổi với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học sinh học sinh yếu kém.

-Phối hợp với Đòan thanh niên, Công đòan tổ chức các họat động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm như: Tìm hiểu ma túy, AIDS, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

-Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nắm tình hình học tập của các em. Thông qua ký kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trách nhiệm quản lý con em học tập tốt.

Điều kiện để thực hiện biện pháp:

-Thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo viên chủ nhiệm tác động đến học sinh.

-Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quản lý kiểm tra hoạt động học của học sinh.

-Kết hợp với chính quyền địa phương, công an, gia đình quản lý học sinh giúp các em không vi phạm pháp luật và ý thức tực học hỏi của học sinh.

3.2.3-Biện pháp 3: Quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém - quản lý mặt bằng chất lượng :

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 45 - 46)