Biện pháp 3: quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém-quản lý mặt bằng chất

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 46 - 48)

7. Phương pháp nghiên cứu :

3.2.3.Biện pháp 3: quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém-quản lý mặt bằng chất

Mục tiêu của biện pháp:

-Trong hoạt động dạy học của nhà nhà trường vấn đề chất lượng là một trong những khâu quan trọng để đánh công tác quản lý của hiệu trưởng, thông thường đánh giá vào chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.

-Biện pháp quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém và quản lý mặt bằng chất lượng nhằm giúp cho giáo viên nâng cao vai trò giảng dạy và lương tâm nghề nghiệp; giúp cho đối tượng học sinh yếu kém vươn lên để cùng nhà trường nâng cao chất lượng và giúp hiệu trưởng quản lý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

-Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.

-Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ - giáo viên hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp.

-Tổ chức thi khảo sát đầu năm học của cả 04 khối lớp6, lớp 7 và lớp 8 và 9

-Thông qua kết quả khảo sát, hiệu trưởng phân công cho giáo viên chủ nhiệm lập danh sách phân loại đối tượng học sinh yếu kém báo cáo cho ban giám hiệu nắm bắt thông tin và số liệu cụ thể.

-Nhà trường giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên kết hợp với lực lượng giáo viên là Đoàn viên trực tiếp giúp đỡ học sinh yếu kém.

-Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch giúp đỡ một cách cụ thể: Dựa trên số liệu học sinh yếu kém được thống kê theo từng bộ môn, phân công mỗi giáo viên là Đoàn viên trực tiếp quản lý và giúp đỡ 02 học sinh yếu kém trong suốt năm học.Cuối tháng, học kì và cả năm có sơ kết, tổng kết hoạt động để đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý đã đề ra.

-Qua đó hiệu trưởng quản lý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn kịp thời đảm bảo được chất lượng dạy học của đơn vị. Nếu như biện pháp này có hiệu quả xin đề nghị nhân rộng trong toàn trường và duy trì cho những năm tới để giúp học sinh yếu kém vươn lên nâng cao chất lượng dạy học.Biện pháp này được coi là đểm mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, nếu đưa vào áp dụng trong nhà trường có thể giúp cho hoạt động dạy học của

nhà trường ngày càng có chất lượng, qua đó cũng giúp cho hiệu trưởng có thể quản lý được mặt bằng chất lượng của đơn vị mình.

Điều kiện để thực hiện biện pháp:

-Ban giám phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân giáo viên và từng đối tượng học sinh yếu kém.

-Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn là Đoàn viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và đặc biệt là sự cộng tác nhiệt tình của những đối tượng học sinh yếu kém.

-Phải có sự kết hợp hài hòa giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm.

- Phải có kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động và thực hiện chế độ khen thưởng phù hợp kịp thời. Đó là nguồn động viên để giáo viên làm tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4 - sóc trăng (Trang 46 - 48)