Tháng cuối năm 2007 – tháng cuối năm 2008

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp an bình – pgd long xuyên (Trang 37 - 72)

nhưng xét riêng từng nguồn vốn thì cả vốn huy động, vốn điều hòa, vốn chủ sở hữu đều có biến động, tăng nhưng không liên tục. Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là nguồn vốn chủ yếu để Ngân hàng thực hiện các dịch vụ của mình, nó góp phần lớn trong việc tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ càng lớn trong tổng nguồn vốn thì càng có lợi cho Ngân hàng. Để

hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng qua các kỳ:

¾ Vào 6 tháng cuối năm 2007, do mới thành lập đơn vị nên nguồn vốn huy

động của Ngân hàng chỉ chiếm 48% trong tổng nguồn vốn, các hoạt động của Ngân hàng lúc này chủ yếu còn dựa nhiều vào hội sở với nguồn vốn điều hòa lên đến 49% tương đương với 16.594 triệu đồng.

¾ Đến 6 tháng đầu năm 2008, kết quả đạt được từ sự cố gắng của tập thể

Ngân hàng sau một năm hoạt động là nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã vượt lên gần gấp đôi 6 tháng cuối năm 2007 với mức huy động là 31.237 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 73% trong tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã từng bước khẳng

định được vị trí, uy tín của mình trong lòng khách hàng tại địa bàn. Ngoài ra, do tình hình lạm phát NHNN đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao mức lãi suất huy động điều này đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân làm cho doanh số huy động tăng trưởng đáng kể trong phân kỳ này đã hạn chế nguồn vốn điều hòa từ

hội sở chỉ còn 25% giảm khoảng 34% so với kỳ trước.

¾ Vào 6 tháng cuối năm 2008, thị trường tiền tệ dần vào ổn định đẩy tổng nguồn vốn của đơn vị tăng lên 33% so với kỳ trước đạt 52.938 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động chiếm 74% tăng 7.674 triệu đồng so với kỳ trước, vốn điều hòa tiếp tục giảm chỉ còn 22% cho thấy đơn vị dần có khả năng hoạt động độc lập với hội sở với nguồn vốn chủ sở hữu 1.606 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 93% so với phân kỳ trước. Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có nhiều thuận lợi như: việc cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn trong tay không cần chờ xin vốn điều

6 tháng cuối năm 20073% 3% 48% 49% 6 tháng đầu năm 2008 2% 25% 73% 6 tháng cuối năm 2008 3% 23% 74% Vốn huy động Vốn điều hòa

Vốn chủ sở hữu

chuyển, thu nhập sẽ cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng

cấp trên. Vì vậy Ngân Hàng TMCP An Bình – PGD Long Xuyên dù được sự điều

chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên nhưng vẫn không lơ là khâu huy động vốn.

Trong thời gian qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động

để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các giấy tờ có giá… Đồng thời, Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách: lãi suất linh hoạt, tiếp thị, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng… Kết quảđã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn đểđầu tư vào công tác tín dụng nhằm nâng cao, phục vụ nhu cầu cho các đơn vị kinh doanh, hộ gia

đình hay cho nhu cầu tiêu dùng có xu hướng ngày càng tăng tại địa phương.

4.1.2. Vốn huy động tại ABBANK – PGD Long Xuyên

Công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các

NHTM nói chung và của ABBANK - Long Xuyên nói riêng, được xác định là một trong

những mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng. Do đó, trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, áp dụng nhiều mức lãi suất hấp dẫn để

thu hút nguồn vốn khá lớn từ người dân thể hiện qua sự gia tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các kỳ, mà chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ

chức kinh tế, tiền gửi các tổ chức tín dụng, giấy tờ có giá…góp phần phục vụđầu tư phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng.

16,40% 44,94% 30,77% 50,23% 22,79% 43,23% 24,89% 21,04% 12,57% 8,48% 11,23% 13,44% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6 tháng cuối 2007 6 tháng đầu 2008 6 tháng cuối 2008

+ Tiền gởi tiết kiệm + Tiền gởi tổ chức kinh tế

+ Tiền gởi tổ chức tín dụng + Giấy tờ có giá

Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của ABBANK – Long Xuyên là từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Hai hình thức huy động này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, điều này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư Ngân hàng huy động vào 6 tháng cuối năm 2007 chỉ đạt 2.657 triệu đồng chiếm 16,4% trong tổng

Biểu đồ 4.2: T trng các hình thc vn huy động trên tng huy

vốn huy động điều này là do phòng giao dịch vừa thành lập người dân chưa biết đến nhiều, chưa tạo được lòng tin từ người dân, cũng như do thói quen giữ tiền trong nhà của

đa phần người dân.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên hàng… Mỗi Ngân hàng phải có tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm để thực hiện các khoản thanh toán, chuyền tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi,

séc…) cho khách hàng ở Ngân hàng khác. Nó là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các

Ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽđiều chuyển đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tại ABBANK – Long Xuyên tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong vốn huy động, lượng tiền gửi từ các tổ chức này tăng qua từng phân kỳ, tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng ngày càng giảm so với tổng thể. Cụ thể Ngân hàng đã thu hút được 4.032 triệu đồng vốn từ hình thức này vào thời điểm 6 tháng đầu hoạt động chiếm tỷ trọng 24,89%. Phân kỳ sau lượng tiền gửi vẫn tăng 63% so với 6 tháng năm 2007, nhưng trong tổng thể hình thức huy động này chỉ chiếm 21,04% giảm trên 3% so kỳ đầu điều đó do các hình thức huy động khác tăng cao như hình thức gửi tiết kiệm đạt tỷ trọng 49,94% trong tổng huy động nhờ vào sự

nổ lực phòng giao dịch đã khẳng định được vị trí trong lòng người dân và cũng trong giai

đoạn này cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã nâng lãi suất tiền gửi lên thu hút được một lượng lớn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tăng 428% so với kỳ trước, chính sách thắt chặt tiền tệ cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động đối với khách hàng là tổ

chức kinh tế giảm lượng huy động loại hình này xuống còn 7.120 triệu đồng giảm 13% so với kỳ trước chiếm 22,79% trong tổng huy động 6 tháng này.

Đến 6 tháng cuối năm 2008 tình hình tiền tệ bắt đầu bình ổn, các Ngân hàng lần lượt giảm lãi suất làm cho lượng tiền tiết kiệm giảm xuống chỉ chiếm 30,77% trong tổng huy

động, đẩy lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế lên cao chiếm 43,23% trên tổng số

tăng 136% so với kỳ trước. Hình thức huy động bằng các giấy tờ có giá cũng tăng chiếm tỷ trọng 13,44% tăng 49% so với kỳ trước, hình thức huy động này tăng liên tục qua các thời kỳ do khách hàng dần biết đến và tin tưởng vào Ngân hàng. Trong khi đó vốn huy

động từ tiền gửi các chức tín dụng giảm dần qua các phân kỳ nguyên nhân chính là do Ngân hàng chủ yếu thực hiện công tác cho vay, ít có những giao dịch thanh toán liên hàng, hơn nữa trên địa bàn lại có ít đơn vị kinh tế lớn cần thanh toán qua Ngân hàng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất quen với việc mua bán hàng hóa trả bằng tiền mặt, ngoài ra còn do có nhiều Ngân hàng thương mại khác cạnh tranh với lãi suất huy động hấp dẫn.

Điều này cho thấy Ngân hàng chưa có nhiều mối hệ với các tổ chức tín dụng khác, nên Ngân hàng phải thiết lập quan hệ nhiều hơn để tăng nguồn vốn huy động này lên.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua 3 kỳđược thực hiện rất tốt, luôn vượt kế hoạch đề ra. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng, cùng với việc người dân đã ý thức được lợi ích của việc gửi tiền. Tuy nhiên, trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động rất phong phú và lãi suất rất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng vốn huy động trong năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữđược khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn

ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong địa bàn thành phố Long Xuyên và toàn

ngừng quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện chính sách khuyến mãi như tặng thưởng đối với khách hàng có mức tiền gửi cao, hậu mãi như tặng quà cho khách hàng lớn vào dịp lễ, tết…, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ, rút ngắn thủ tục gửi tiền tạo sự thân thiện và thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch nên giữ chân được khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

4.2. Phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng

Trong thời gian qua, ABBANK – Long Xuyên đã thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động, Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Vì huy động vốn đi đôi với việc sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả, Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ

khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn đọng trong những năm trước.

ABBANK – Long Xuyên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng rất mạnh, hiện tại Ngân hàng đang tập trung mở rộng, nâng cao mảng tín dụng tiêu dùng bên cạnh các hình thức tín dụng khác. Đẩy mạnh công tác cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm với mức lãi suất phù hợp. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng, ta tiến hành phân tích: doanh số, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của tín dụng tiêu dùng theo thời gian, và theo sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng.

4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng

4.2.1.1. Theo thời gian:

Trong thời gian qua, Ngân hàng đã có những diễn biến tốt trong công tác cho vay, doanh số cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng có nhiều diễn biến rất khả quan. Thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thi gian

ĐVT:Triệu đồng So sánh 6 tháng cuối 2007 so với 6 tháng đầu 2008 So sánh 6 tháng đầu 2008 so với 6 tháng cuối 2008 Thời gian Chỉ tiêu 6 tháng cuối 2007 6 tháng đầu 2008 6 tháng cuối 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.690,4 1.752,05 1.839,66 62 3,65 88 5,00 Trung dài hạn 3.820,3 1.927,26 3.267,31 -1.893 -49,55 1.340 69.53 Tổng 5.510,7 3.679,31 5.106,97 -1.821 -33,23 1.428 38,80

Nhìn chung, tình hình cho vay tiêu dùng trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số. Cụ thể chiếm 69,33% trong 5.510,7 triệu đồng trong tổng doanh số

cho vay tiêu dùng vào 6 tháng cuối năm 2007. Tuy nhiên, tình hình cho vay trung và dài

hạn không mấy khả quan vì có dấu hiệu sụt giảm, thể hiện rất rõ rệt ở 6 tháng đầu năm

2008, giảm 1.893 triệu đồng, tương đương 49,55% so với 6 tháng cuối năm 2007.

Nguyên nhân của việc doanh số cho vay trung dài hạn trong lĩnh vực tiêu dùng giảm mạnh như thế là do trong thời gian này bên cạnh việc tăng giá lương thực một cách đột ngột, giá nguyên nhiên liệu cũng tăng liên tục làm cho nhu cầu cần vốn tiêu dùng tăng nhưng xu hướng mua sắm lại giảm. Điều quan trọng là để kiềm chế lạm phát, NHNN đã sử dụng các biện pháp tiền tệ để hạn chế lượng tiền lưu thông làm ảnh hưởng lớn đến

hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng nói chung và Ngân Hàng An Bình nói

riêng. Cụ thểđã làm lãi suất cho vay tiêu dùng thời gian này tăng rất cao nên nhu cầu vay vốn để đầu tư dài hạn như: cất nhà, sửa nhà, mua xe…của người dân có xu hướng giảm mạnh ảnh hưởng đến công tác cho vay tiêu dùng trung dài hạn sụt giảm chỉ còn 1.927,26

triệu đồng chiếm 52,38% trong tổng cho vay tiêu dùng. Chúng ta xem xét tỷ trọng cho

vay tiêu dùng theo thời gian qua biểu đồ sau:

Biu đồ 4.2.1a: T trng doanh s cho vay theo thi gian

30,67% 36,02% 69,33% 52,38% 63,98% 47,62% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 Trung dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 4.3: T trng doanh s cho vay tiêu dùng theo thi gian

Trong khi đó, các khoản vay ngắn hạn tăng nhẹ tăng khoảng 62 triệu đồng, chiếm tỷ lệ thấp 47,62% trong doanh số cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn tăng nhẹ là do trong khoảng thời gian này tình hình giá lương thực tăng mạnh (giá gạo thường từ 9.000 đ đến 18.000 đ / kg), giá nguyên liêu liên tục tăng do ảnh hưởng của lạm phát, khan hiếm thị trường lương thực trên thế giới đẩy giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng nhanh…Cụ thể, giá xăng, giá gas và giá nhiên liệu tăng làm cho giá các mặt hàng khác cũng tăng theo, do đây là các mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực này có xu hướng tăng mặc dù người dân vẫn hạn chế những chi phí không cần thiết nhưng vốn chi tiêu từ bản thân vẫn không đáp ứng

đủ. Vay ngắn hạn tăng 3,65% so với phân kỳ trước điều này do đa phần người dân hạn chế mua sắm, cũng như hạn chế vay Ngân hàng đặc biệt vay trung dài hạn, vì hiện tại mức lãi suất quá cao khách hàng thường tập trung vào vay ngắn hạn để giảm thiểu sự tác

động của lãi suất đẩy doanh số cho vay ngắn hạn lên cao cụ thể là 1.752,05 triệu đồng thấp hơn doanh số cho vay trung dài hạn khoảng 4,76%. Sở dĩ lượng cho vay ngắn hạn vẫn còn thấp hơn trung dài hạn là do đa số hợp đồng vay ngắn hạn trong giai đoạn này có giá trị nhỏ nên tổng doanh số ngắn hạn vẫn không cao.

Tình hình tiền tệ dần ổn định vào 6 tháng cuối năm 2008, mặc dù giá các mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp an bình – pgd long xuyên (Trang 37 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)