Cách xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp an bình – pgd long xuyên (Trang 66 - 67)

Nợ quá hạn, nợ khó đòi đặc biệt là loại hình cho vay tiêu dùng càng có nguy cơ quá

hạn nhiều hơn do nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý

thích hợp có lợi cho Ngân hàng.

Thành lập tổ chức xử lý nợ quá hạn, nợ tồn động của Ngân hàng, cán bộ thẩm định vẫn chịu trách nhiệm đối với khoản vay nhưng tách quyền đòi nợ cho nhân viên chuyên nghiệp. Nhân viên này vừa thông hiểu pháp luật vừa nhạy bén vừa có kinh nghiệm để thu thập thông tin và xử lý những khoản nợ có vấn đề mang tính phức tạp mà cán bộ cho vay không xử lý được, cần có những kiến thức am hiểu về lĩnh vực tiêu dùng. Tuy nhiên cán bộ tín dụng vẫn phải liên kết chặt chẽ với tổ chức này về tình hình công nợ và phải chịu trách trách nhiệm về nợ phải thu mà cán bộ tín dụng thẩm định nhằm hạn chế cho vay tràn lan chạy theo phát triển chiều rộng không đi vào chiều sâu đem lại hiệu quả tín dụng cho Ngân hàng.

Biện pháp NH theo dõi thu nợ và xử lý khoản nợ tồn động nợ khó đòi:

™ Biện pháp 1:

Nếu nhận thấy khách hàng còn có khả năng trả nợ thì Ngân hàng giúp khách hàng khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả, vạch ra phương án trả nợ tối ưu,

thanh toán nợ Ngân hàng mà không phải dùng công cụ pháp lý. Có thể yêu cầu khách

hàng bổ sung tài sản đảm bảo, cho vay thêm, cơ cấu lại thời hạn nợ, quá giá tài sản... Biện pháp này đòi tinh thần hợp tác giữa hai bên nên rất khó thực hiện thường áp dụng cho khách hàng có uy tín, có thiện chí trả nợ.

™ Biện pháp 2: dùng công cụ pháp lý ép buộc người vay trả nợ: nhờ chính quyền

hàng đang sống, tình huống xấu nhất là nhờ toà án xét xử để thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ.

− Mua lại tài sản đảm bảo: có thể mua lại bất động sản để làm trụ sở, mua lại giấy tờ có giá… để thu hồi nợ.

− Khai thác sử dụng tài sản đảm bảo: Nếu tài sản chưa thể xử lý thì Ngân hàng có thể khai thác sử dụng tài sản bảo đảm.

− Bán nợ cho công ty quản lý nợ và tài sản.

− Trích lập quỹ dự phòng theo quyết định , trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro

trong hoạt động Ngân hàng. Quỹ này giảm rủi ro cho Ngân hàng làm trong

sạch bảng cân đối kế toán, cũng là sơ hởđể Ngân hàng lợi dụng không nâng cao trình độ chuyên môn nâng cao hiệu quả tín dụng tiếp tục sai lầm trong thẩm định gia tăng nợ quá hạn.

− Xóa nợ : Ngân hàng có thể xóa nợđối với khoản tín dụng “ đóng băng” hội đủ điều kiện để xử lý rủi ro, hoặc theo chỉđịnh của chính phủ hoặc giảm bớt lợi nhuận để xóa nợ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp an bình – pgd long xuyên (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)