- Ngân hàng nên tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong thẩm định khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn bằng các buổi học nâng cao kỹ năng thẩm định trong công tác cho vay tiêu dùng.
- Thường xuyên nhắc nhở nhân viên cập nhật thông tin khách hàng qua sách báo,
CIC, trao đổi giữa các cán bộđể có khả năng phân tích, phán đoán một cách chính xác. - Cán bộ phải có sự hiểu biết rõ về môi trường pháp lý, tránh tư vấn sai phương án trả nợ cho khách hàng gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng.
- Việc định thời gian trả nợ không hợp lý cũng là nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng tiêu dùng. Nên các cán bộ cần có cái nhìn tổng quan để phân tích khả năng khách hàng để có thểđưa ra kỳ thu nợ hợp lý vừa có lợi cho bên vay và bên cho vay.
- Để đọc được ý nghĩ của khách hàng, xác định được mức độ thành thật của đối tượng ngoài những thông tin, kiến thức thì kinh nghiệm cũng là yếu tố không thể thiếu trong cho vay tiêu dùng.
- Cần xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro để dễ dàng quản lý theo dõi, bố trí cán bộ. Cán bộ tín dụng cần có thêm kiến thức về công nghệ thông tin để cải tiến nghiệp vụ, phục vụ khách hàng nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng, tránh bị lôi cuốn vào quyền lợi vật chất, tình cảm. Để giải quyết, Trưởng phòng cần xem xét nhu cầu về vật chất và tình
thần của nhân viên có thực sự thỏa mãn chưa, từđó đưa ra chính sách lương, chức vụ phù hợp với trình độ chuyên môn, mức thưởng để họ tận tâm, hăng say với nghề nghiệp hơn.
- Một điều quan trọng mà Ngân hàng cần chú ý là nghệ thuật giao tiếp với khách hàng. Ngân hàng cần mở lớp huấn luyện về kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ có liên quan
đến tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng như: nhân viên quan hệ khách
hàng, nhân viên thẩm định…
Chương 6
KẾT LUẬN